John
Davison Rockefeller (1839 – 1937) thành lập công ty Standard Oil Co.Inc
năm 1870. Công ty này là một công ty tư nhân. Sau 40 năm lớn mạnh bằng
cách thôn tính sáp nhập những công ty khác, đến năm 1911 Standard Oil
Co.Inc là ông trùm ngành dầu khí nước Mỹ và trở thành một công ty độc
quyền.
Như
ta biết, ngành xăng dầu là ngành thiết yếu cho kinh tế xã hội, chỉ cần
ông Standard Oil Co.Inc này muốn nâng giá để hốt tiền thì sẽ không ai
không móc hầu bao ra dâng. Chính vì lẽ đó, những ngành công nghiệp khác
bị điêu đứng, lợi nhuận sẽ giảm vì chi phí xăng dầu để vận hành quá cao.
Như vậy, với ngành dầu mỏ mà độc quyền nâng giá, thì lập tức kinh tế xã
hội sẽ khựng lại. Thiệt hại toàn xã hội là rất lớn. Hay nói đúng hơn,
Standard Oil Co.Inc có thể móc túi toàn bộ nền kinh tế nước Mỹ để cho
vào hầu bao của mình. Để một người giàu, cả xã hội phải trả giá là một
điều cực kỳ nguy hiểm cho đất nước. Đứng trước một tình huống như vậy,
nhà làm chính sách phải loại bỏ ngay vai trò độc quyền của nó.
Với
hệ thống tư pháp độc lập, Tòa án tối cao Hoa Kỳ trong một trường hợp
mang tính bước ngoặt, phán quyết rằng, Standard Oil là một độc quyền bất
hợp pháp dựa theo Đạo luật Sherman năm 1890. Thế là từ đó Standard Oil
Co.Inc được chia thành 34 công ty con. 2 trong số 34 công ty con đó hiện
nay cũng là ông lớn trong ngành dầu khí Hoa Kỳ - đó là ExxonMobil và
Chevron.
Độc
quyền là một mối nguy cho nền kinh tế, điều đó không cần phải bàn cãi.
Mà độc quyền trong ngành năng lượng thì càng nguy hiểm hơn. Trường hợp
Standard Oil Co.Inc là một ví dụ cho thấy gia tộc Rockefeller đã khuynh
đảo nền kinh tế nước Mỹ thế nào? Gia tộc này đè kinh tế xã hội xuống để
rút tiền vào túi mình nhờ độc quyền. Đây là một mối nguy hiểm cho nền
kinh tế đất nước dưới thời tư bản hoang dã. Nước Mỹ và nhiều nước khác
với tư pháp độc lập đã kìm hãm những tập đoàn, những công ty độc quyền
như thế này để dọn đường cho đất nước của họ phát triển và đã thành
công. Những nước này giờ rất văn minh và giàu có, sự phân phối phúc lợi
ngày càng tốt đảm bảo tầng lớp nghèo được hưởng sự phồn vinh của xã hội.
Đảm bảo nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh để cả xã hội được hưởng, cả
đất nước được hưởng lợi.
Với
tình hình độc quyền nhà nước như hiện nay của Việt Nam, nó đưa đến một
sự nguy hại khôn lường cho nền kinh tế. Chính nó, chính những quan chức
nhà nước nắm những công ty này họ muốn làm giàu, muốn bù lỗ những khoản
đầu tư hoang phí thì rất đơn giản, họ tăng giá là xong. Phá là quyền họ
tự đặt ra cho mình, thiệt hại là toàn dân chịu.
Nhiều
người nghĩ tăng giá như thế là không ảnh hưởng gì nhiều, nhưng thực
chất là cực kỳ tai hại. Toàn xã hội đang nỗ lực để hồi phục kinh tế thì
ông điện tăng giá đè nền kinh tế đất nước xuống một ít. Ông điện tăng
thì ông xăng cũng tăng, thế là ông xăng lại đè nền kinh tế xuống một ít.
Mỗi năm ông xăng tăng giá khoảng chục lần, ông điện tăng giá khoảng 5
lần thì chính họ đã tước mất cơ hội phát triển của đất nước rất nhiều.
Tại sao phải để kinh tế dất nước trả giá vì sự vô trách nhiệm và ngu dốt
của một số người? Đó chính là tính “ưu việt” của cái gọi là KTTT định
hướng XHCN mà ĐCS đang theo đuổi.
Bản
chất của độc quyền nhà nước là vậy, nhưng vì coi quyền lợi đảng hơn
quyền lợi đất nước, ĐCS không bao giờ từ bỏ món độc quyền nhà nước này
được. Đất nước có thể được đem ra để hy sinh, giang sơn có thể được đem
ra để bán buôn, nhưng Đảng thì phải tồn tại bằng mọi giá. Không chỉ
trong lĩnh vực kinh tế, mà lĩnh vự đối ngoại cũng vậy. Quyền lợi cái gọi
là Chủ Nghĩa Xã hội, quyền lợi ĐCS đều đứng trên quyền lợi đất nước. Đó
là quan điểm vô cùng nguy hiểm của ĐCS. Cũng chính vì thế mà dẫn tới
cảnh đất nước ngày một yếu dần và trở thành vật thế chấp trong tay Trung
Cộng.
- Đỗ Ngà -
Không có nhận xét nào