Hệ sinh thái tại Sơn Trà đang bị xâm hại khiến cộng đồng xã hội hết sức bức xúc. Ảnh loài Voọc chà vá chân nâu quý hiếm tại Sơn Trà - Ảnh: Lê Tuấn |
“Nếu có sự kết hợp hài hòa nhất giữa tự nhiên và xã hội thì sự kết hợp đó chính là Hoàng Đình Bá” (giáo sư Trần Quốc Vượng). Và khi nhắc đến Sơn Trà, không thể không nhắc đến ông thần rừng này.
Lần đầu tiên tôi đặt chân đến Sơn Trà là vào năm 1978, lúc tôi đang là bộ đội, khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra và cả nước đang chuẩn bị chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc. Toàn đại đội của tôi được lệnh vào Sơn Trà bằng tàu quân sự qua đường biển, nói là để “truy quét tàn quân địch” nhưng thực chất có lẽ là tham gia làm tiền trạm cho cấp trên kiểm soát một vị trí chiến lược nhằm chuẩn bị bố trí phòng thủ nếu chiến tranh diễn ra trên toàn quốc.
Chúng tôi ở đây suốt 1 tuần lễ, ngày hành quân trong rừng, tối ngủ trong rừng. Chẳng thấy “địch” ở đâu, chỉ thấy thiên nhiên vô cùng hùng vĩ. Lúc đó Sơn Trà vẫn là rừng nguyên sinh, những nơi chúng tôi đến chưa từng có dấu vết của con người. Vị trí đóng quân ban đêm tôi cũng không biết là ở đâu, chỉ biết là có hôm thiếu thuốc lá, anh em thèm thuốc cử người lén xuống Thọ Quang mua thuốc, đi từ chạng vạng ngày hôm trước mãi đến sáng hôm sau mới về lại tới nơi. Sơn Trà là thực thể thiên nhiên viên mãn, vẻ đẹp của nó chỉ có thể chiêm ngưỡng từ xa, đi trong đó như chúng tôi, dù bất khả kháng, nhưng cũng đã là sự thô lỗ bất kính rồi, huống hồ là “băm nát” nó. Vì lẽ đó mà trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ về rừng cấm quốc gia, cả việc “gây tiếng ồn” cũng bị cấm.
Lần thứ hai tôi đến Sơn Trà và ngủ đêm trong rừng rậm cùng với ông “thần rừng” Hoàng Đình Bá vào 28 năm trước, khi tôi viết một bút ký dài “Rừng vẫn chưa xanh lá” về cuộc đời ông cùng số phận điêu linh của những cánh rừng, đăng trên tạp chí Đất Quảng vào năm 1989. Đó là nhà khoa học nguyên Trưởng ty Lâm nghiệp Quảng Nam Đà Nẵng, người mà Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công sinh thời gọi là con chim đầu đàn về lâm sinh không chỉ của Việt Nam mà của cả Đông Nam Á, đã bị cách chức và khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam 12 năm trước đó, sau khi ngành lâm nghiệp tỉnh này, dưới sự điều khiển của ông, đã căn bản phủ xanh toàn bộ đất trống đồi núi trọc chỉ hơn 2 năm sau giải phóng. Ông bị kết tội là “tù binh của giai cấp tư sản”, do ông đã tận dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế để khôi phục và bảo vệ rừng, gắn việc khôi phục và bảo vệ rừng với lợi ích chính đáng của người dân.
Ông “thần rừng” Hoàng Đình Bá
Cái tội tày đình của ông Bá chính là cái công lừng lẫy của ông đối với quê hương tôi. Chính vì vậy mà ông Võ Chí Công từng nhắc đi nhắc lại với lãnh đạo Quảng Nam Đà Nẵng phải khôi phục lại toàn bộ vị trí công tác cho ông Bá, nhưng lãnh đạo nhiệm kỳ sau lại tế nhị không tiện lật lại sai lầm của lãnh đạo nhiệm kỳ trước, trong khi “đương sự” thì không hề kêu oan. Tôi đã gặp trực tiếp ông Đỗ Quang Thắng khi ông còn làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng để hỏi về chuyện này, ông Thắng chỉ bảo “Không thấy khiếu nại”.
Tôi cũng nhiều lần gặp nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Đà Nẵng Hồ Nghinh, người tôi vô cùng ngưỡng mộ, dù ông chính là người ký quyết định đuổi ông Bá ra khỏi Đảng, một quyết định ông không thể không ký dưới sức ép của bộ máy quan liêu. Khi nhắc đến ông Bá, khuôn mặt thanh thản ung dung của ông Hồ Nghinh bỗng chùng lại, đôi mắt thoáng buồn, và ông chỉ hỏi “Anh Bá bây giờ có khỏe không?”.
Dự án du lịch nghỉ dưỡng đào xới Sơn Trà
Ông Hồ Nghinh thuộc hàng lãnh đạo đi tiên phong trong công cuộc đổi mới, khi làm Phó ban Kinh tế Trung ương, ông là một trong những tác giả giúp Tổng bí thư Trường Chinh hoạch định đường lối đổi mới cho Đại hội VI. Sau này tôi mới biết, khi tham gia hoạch định đường lối đổi mới của Đảng, ông Hồ Nghinh đã rất nhiều lần tham vấn ý kiến cái ông “tù binh của giai cấp tư sản” này. Và hai ông tự nhiên trở thành tri âm tri kỷ. Cả ông Hoàng Đình Bá và ông Hồ Nghinh đều là bậc hiền sĩ, không thể dùng sự thị phi thông thường để xét đoán mối quan hệ của họ.
Còn tôi, vì bài báo đó mà sau khi tôi rời Đà Nẵng ra Hà Nội vào năm 1991, chi bộ đã gọi về thi hành kỷ luật “cảnh cáo”. Thủ tưởng cơ quan tôi rất áy náy, ông phải truyền đạt lại ý kiến của lãnh đạo tỉnh rằng “Nội dung bài viết thì đúng rồi, nhưng đồng chí là đảng viên mà lật lại một quyết định của Tỉnh ủy là đồng chí mắc sai phạm”.
Chuyện tôi bị kỷ luật chẳng có gì đáng nói. Tôi nhắc qua sự kiện trên cũng không phải để tiếp tục kêu oan gì cho ông Bá. Ông đã không kêu oan, không khiếu nại ngay từ đầu. Đối với ông, việc bị cách chức, bị khai trừ khỏi Đảng chẳng phải là tai nạn gì nghiêm trọng, nó giống như khi đi đường vướng một hòn đá bị vấp ngã, lập tức đứng dậy phủi bụi đi tiếp, quên ngay cái vấp ngã đó. Ông sống hồn nhiên như cây cỏ và dành tâm trí cả đời cho cây cỏ.
Nói về Sơn Trà, không thể không nói đến Hoàng Đình Bá. Khi Phó thủ tướng Nguyễn Duy Trinh thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 41-TTg ngày 24.1.1977 đưa Sơn Trà vào danh mục 10 khu rừng cấm quốc gia cùng các biện pháp bảo vệ chúng, Hoàng Đình Bá lúc đó đang làm Trưởng ty Lâm nghiệp Quảng Nam Đà Nẵng. Ông là người bảo vệ Sơn Trà tích cực nhất, như thể cây cỏ, thú hoang, khe suối nơi này là vườn nhà của ông. Khi đương chức, ông không những thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp bảo vệ rừng cấm mà còn cho phủ xanh toàn bộ bãi cát ven Sơn Trà, dọc đến Non Nước, thành rừng dương liễu phòng hộ. Dải rừng phòng hộ đó ngày nay đã bị phá sạch không còn dấu vết.
Sau khi bị kỷ luật, trong một thời gian dài, hàng ngày ông có mặt tại Sơn Trà từ 4 giờ sáng, trước hết để… đếm người đốn củi, sau đó là khảo nghiệm cây cối và các dòng chảy. Chính ông đã tìm được 16 con suối trong rừng cấm và phát hiện 27 con đường mà người ta lên để chặt phá rừng. Ông cảnh báo với lãnh đạo, rằng với tốc độ phá rừng như vậy không bao lâu nữa Sơn Trà sẽ trở thành hoang trọc, những con suối sẽ cạn dòng, rằng Sơn Trà bị phá sẽ khiến cho nhiệt độ thành phố Đà Nẵng tăng lên. Tôi có dự một cuộc hội thảo, tại đó Hoàng Đình Bá đã trình bày phác thảo một dự án – dự án Vườn quốc gia Sơn Trà – Hải Vân, mở rộng rừng cấm nối với các khu rừng nguyên sinh thành một vòng cung quanh Đà Nẵng giáp với núi Hải Vân. Giáo sư Trần Quốc Vượng có mặt lúc đó đã thốt lên: “Nếu có sự kết hợp hài hòa nhất giữa tự nhiên và xã hội thì sự kết hợp đó chính là Hoàng Đình Bá”.
Giờ nhìn lại càng thấy thương ông Bá. Những người già quê tôi gọi ông là ông thần rừng. Ông đúng là một ông thần rừng thứ thiệt. Nhưng té ra, điều mà ông thần rừng này lo lắng chẳng thấm vào đâu so với sự tàn phá khủng khiếp mà thủ phạm chính không phải là dân mà là những người lãnh đạo có chức có quyền. Tính đến năm 1986, toàn bộ diện tích rừng bị dân phá để lấy củi và gỗ chỉ mất khoảng 20ha, cộng với 2,5ha người Mỹ trước đây phá để làm căn cứ quân sự (thực chất là làm sân bay trực thăng để đưa xác chết của binh sĩ tử trận về nước), tổng cộng chỉ mất 22,5ha. Trong khi hiện nay, 1.840ha rừng cấm, chiếm 41% tổng diện tích khu bảo tồn thiên
Lần đầu tiên tôi đặt chân đến Sơn Trà là vào năm 1978, lúc tôi đang là bộ đội, khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra và cả nước đang chuẩn bị chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc. Toàn đại đội của tôi được lệnh vào Sơn Trà bằng tàu quân sự qua đường biển, nói là để “truy quét tàn quân địch” nhưng thực chất có lẽ là tham gia làm tiền trạm cho cấp trên kiểm soát một vị trí chiến lược nhằm chuẩn bị bố trí phòng thủ nếu chiến tranh diễn ra trên toàn quốc.
Chúng tôi ở đây suốt 1 tuần lễ, ngày hành quân trong rừng, tối ngủ trong rừng. Chẳng thấy “địch” ở đâu, chỉ thấy thiên nhiên vô cùng hùng vĩ. Lúc đó Sơn Trà vẫn là rừng nguyên sinh, những nơi chúng tôi đến chưa từng có dấu vết của con người. Vị trí đóng quân ban đêm tôi cũng không biết là ở đâu, chỉ biết là có hôm thiếu thuốc lá, anh em thèm thuốc cử người lén xuống Thọ Quang mua thuốc, đi từ chạng vạng ngày hôm trước mãi đến sáng hôm sau mới về lại tới nơi. Sơn Trà là thực thể thiên nhiên viên mãn, vẻ đẹp của nó chỉ có thể chiêm ngưỡng từ xa, đi trong đó như chúng tôi, dù bất khả kháng, nhưng cũng đã là sự thô lỗ bất kính rồi, huống hồ là “băm nát” nó. Vì lẽ đó mà trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ về rừng cấm quốc gia, cả việc “gây tiếng ồn” cũng bị cấm.
Lần thứ hai tôi đến Sơn Trà và ngủ đêm trong rừng rậm cùng với ông “thần rừng” Hoàng Đình Bá vào 28 năm trước, khi tôi viết một bút ký dài “Rừng vẫn chưa xanh lá” về cuộc đời ông cùng số phận điêu linh của những cánh rừng, đăng trên tạp chí Đất Quảng vào năm 1989. Đó là nhà khoa học nguyên Trưởng ty Lâm nghiệp Quảng Nam Đà Nẵng, người mà Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công sinh thời gọi là con chim đầu đàn về lâm sinh không chỉ của Việt Nam mà của cả Đông Nam Á, đã bị cách chức và khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam 12 năm trước đó, sau khi ngành lâm nghiệp tỉnh này, dưới sự điều khiển của ông, đã căn bản phủ xanh toàn bộ đất trống đồi núi trọc chỉ hơn 2 năm sau giải phóng. Ông bị kết tội là “tù binh của giai cấp tư sản”, do ông đã tận dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế để khôi phục và bảo vệ rừng, gắn việc khôi phục và bảo vệ rừng với lợi ích chính đáng của người dân.
Ông “thần rừng” Hoàng Đình Bá
Cái tội tày đình của ông Bá chính là cái công lừng lẫy của ông đối với quê hương tôi. Chính vì vậy mà ông Võ Chí Công từng nhắc đi nhắc lại với lãnh đạo Quảng Nam Đà Nẵng phải khôi phục lại toàn bộ vị trí công tác cho ông Bá, nhưng lãnh đạo nhiệm kỳ sau lại tế nhị không tiện lật lại sai lầm của lãnh đạo nhiệm kỳ trước, trong khi “đương sự” thì không hề kêu oan. Tôi đã gặp trực tiếp ông Đỗ Quang Thắng khi ông còn làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng để hỏi về chuyện này, ông Thắng chỉ bảo “Không thấy khiếu nại”.
Tôi cũng nhiều lần gặp nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Đà Nẵng Hồ Nghinh, người tôi vô cùng ngưỡng mộ, dù ông chính là người ký quyết định đuổi ông Bá ra khỏi Đảng, một quyết định ông không thể không ký dưới sức ép của bộ máy quan liêu. Khi nhắc đến ông Bá, khuôn mặt thanh thản ung dung của ông Hồ Nghinh bỗng chùng lại, đôi mắt thoáng buồn, và ông chỉ hỏi “Anh Bá bây giờ có khỏe không?”.
Dự án du lịch nghỉ dưỡng đào xới Sơn Trà
Ông Hồ Nghinh thuộc hàng lãnh đạo đi tiên phong trong công cuộc đổi mới, khi làm Phó ban Kinh tế Trung ương, ông là một trong những tác giả giúp Tổng bí thư Trường Chinh hoạch định đường lối đổi mới cho Đại hội VI. Sau này tôi mới biết, khi tham gia hoạch định đường lối đổi mới của Đảng, ông Hồ Nghinh đã rất nhiều lần tham vấn ý kiến cái ông “tù binh của giai cấp tư sản” này. Và hai ông tự nhiên trở thành tri âm tri kỷ. Cả ông Hoàng Đình Bá và ông Hồ Nghinh đều là bậc hiền sĩ, không thể dùng sự thị phi thông thường để xét đoán mối quan hệ của họ.
Còn tôi, vì bài báo đó mà sau khi tôi rời Đà Nẵng ra Hà Nội vào năm 1991, chi bộ đã gọi về thi hành kỷ luật “cảnh cáo”. Thủ tưởng cơ quan tôi rất áy náy, ông phải truyền đạt lại ý kiến của lãnh đạo tỉnh rằng “Nội dung bài viết thì đúng rồi, nhưng đồng chí là đảng viên mà lật lại một quyết định của Tỉnh ủy là đồng chí mắc sai phạm”.
Chuyện tôi bị kỷ luật chẳng có gì đáng nói. Tôi nhắc qua sự kiện trên cũng không phải để tiếp tục kêu oan gì cho ông Bá. Ông đã không kêu oan, không khiếu nại ngay từ đầu. Đối với ông, việc bị cách chức, bị khai trừ khỏi Đảng chẳng phải là tai nạn gì nghiêm trọng, nó giống như khi đi đường vướng một hòn đá bị vấp ngã, lập tức đứng dậy phủi bụi đi tiếp, quên ngay cái vấp ngã đó. Ông sống hồn nhiên như cây cỏ và dành tâm trí cả đời cho cây cỏ.
Nói về Sơn Trà, không thể không nói đến Hoàng Đình Bá. Khi Phó thủ tướng Nguyễn Duy Trinh thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 41-TTg ngày 24.1.1977 đưa Sơn Trà vào danh mục 10 khu rừng cấm quốc gia cùng các biện pháp bảo vệ chúng, Hoàng Đình Bá lúc đó đang làm Trưởng ty Lâm nghiệp Quảng Nam Đà Nẵng. Ông là người bảo vệ Sơn Trà tích cực nhất, như thể cây cỏ, thú hoang, khe suối nơi này là vườn nhà của ông. Khi đương chức, ông không những thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp bảo vệ rừng cấm mà còn cho phủ xanh toàn bộ bãi cát ven Sơn Trà, dọc đến Non Nước, thành rừng dương liễu phòng hộ. Dải rừng phòng hộ đó ngày nay đã bị phá sạch không còn dấu vết.
Sau khi bị kỷ luật, trong một thời gian dài, hàng ngày ông có mặt tại Sơn Trà từ 4 giờ sáng, trước hết để… đếm người đốn củi, sau đó là khảo nghiệm cây cối và các dòng chảy. Chính ông đã tìm được 16 con suối trong rừng cấm và phát hiện 27 con đường mà người ta lên để chặt phá rừng. Ông cảnh báo với lãnh đạo, rằng với tốc độ phá rừng như vậy không bao lâu nữa Sơn Trà sẽ trở thành hoang trọc, những con suối sẽ cạn dòng, rằng Sơn Trà bị phá sẽ khiến cho nhiệt độ thành phố Đà Nẵng tăng lên. Tôi có dự một cuộc hội thảo, tại đó Hoàng Đình Bá đã trình bày phác thảo một dự án – dự án Vườn quốc gia Sơn Trà – Hải Vân, mở rộng rừng cấm nối với các khu rừng nguyên sinh thành một vòng cung quanh Đà Nẵng giáp với núi Hải Vân. Giáo sư Trần Quốc Vượng có mặt lúc đó đã thốt lên: “Nếu có sự kết hợp hài hòa nhất giữa tự nhiên và xã hội thì sự kết hợp đó chính là Hoàng Đình Bá”.
Giờ nhìn lại càng thấy thương ông Bá. Những người già quê tôi gọi ông là ông thần rừng. Ông đúng là một ông thần rừng thứ thiệt. Nhưng té ra, điều mà ông thần rừng này lo lắng chẳng thấm vào đâu so với sự tàn phá khủng khiếp mà thủ phạm chính không phải là dân mà là những người lãnh đạo có chức có quyền. Tính đến năm 1986, toàn bộ diện tích rừng bị dân phá để lấy củi và gỗ chỉ mất khoảng 20ha, cộng với 2,5ha người Mỹ trước đây phá để làm căn cứ quân sự (thực chất là làm sân bay trực thăng để đưa xác chết của binh sĩ tử trận về nước), tổng cộng chỉ mất 22,5ha. Trong khi hiện nay, 1.840ha rừng cấm, chiếm 41% tổng diện tích khu bảo tồn thiên
Hoàng Hải Vân
Không có nhận xét nào