Bồi thêm một phát đại bác vào bức
thành loang lổ rệu mục của ngân sách Việt Nam, Hội thảo "Đánh giá kinh
tế Việt Nam thường niên 2018: Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và
hỗ trợ tăng trưởng" có một đánh giá rất quan trọng: “Quy mô thu ngân
sách của Việt Nam hiện đã ở mức cao và khó có thể gia tăng thêm”.
Nguyễn Thiện Nhân - Uỷ viên bộ chính trị kiêm bí thư thành ủy TP.HCM - là quan chức được xem là cúc cung với những ‘người Bắc có lý luận'. |
“Thu ngân sách khó có thể gia tăng thêm”!
Trong
khi ấy, ở hướng ngược lại, chi tiêu cho quản lý hành chính và chi trả
nợ bị cho là đang tăng dần theo các năm và có thể ảnh hưởng tới tính bền
vững của ngân sách Nhà nước.
Hội
thảo trên được tổ chức ngày 25/3/2019 tại Hà Nội, với ấn phẩm do giáo
sư, tiến sỹ Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân;
phó giáo sư, tiến sỹ Tô Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Đại
học Kinh tế Quốc dân đồng chủ biên và nhóm tác giả.
Bản
nghiên cứu trên đã gián tiếp cảnh báo về nạn ‘thu cùng diệt tận giai
đoạn cuối’ của đảng Cộng sản và chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’:
nếu xem tiền trong túi dân chúng là một nguồn tài nguyên vô tận thì đó
là một não trạng áp đặt rất chủ quan duy ý chí, cả tham lẫn ngu và cực
kỳ sai lầm. Cho dù “Bộ Thắt Cổ” (một tục danh mà người dân biệt đãi cho
Bộ Tài chính) vẫn còn treo đó thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) mà chưa
dám tăng từ 10% lên 12% do phản ứng dữ dội của doanh nghiệp, người dân
và còn bởi cơ chế tăng thuế VAT rất nhiều khả năng sẽ nhấn thêm nền kinh
tế vào nạn suy thoái, sự thật hiển nhiên và trần trụi là trong hai năm
2017 và 2018, Tổng cục Thuế đã phải chịu cảnh thất thu ở nhiều địa
phương, kể cả Sài Gòn - nơi được Hà Nội ví là ‘Con bò sữa’.
‘Con bò sữa’ và Nguyễn Thiện Nhân
Ít
nhất 1/3 trong số 63 tỉnh thành thu ngân sách không đạt kế hoạch năm
2018 là một bằng chứng sống động về thực tế ‘trong dân chẳng còn tiền để
thu’. Thậm chí ngay cả ‘Con bò sữa’ cũng chỉ đạt kế hoạch thu ngân sách
2018 khoảng 98%.
Sài
Gòn cũng là thành phố có nguồn thu bất động sản lớn nhất và thị trường
nhà đất nơi đây đã được các nhóm đầu cơ cá mập ‘đánh lên’ suốt từ năm
2017 đến gần đây, nhưng trong 3 tháng qua có số thu thuế bất động sản
chỉ ước 1.308 tỷ đồng, đạt 13,08% dự toán và giảm đến 74,85% so cùng kỳ.
Những con số cực kỳ đáng báo động cho tương lai thu ngân sách của chế
độ ‘ăn của dân không chừa thứ gì’.
Nguyễn
Thiện Nhân - Uỷ viên bộ chính trị kiêm bí thư thành ủy TP.HCM - là quan
chức được xem là cúc cung với những ‘người Bắc có lý luận’ để tìm cách
‘móc túi’ dân Sài Gòn càng nhiều càng tốt, kể cả âm thầm cho chìm xuồng
vụ khiếu tố khổng lồ tại khu đô thị mới Thủ Thiêm và cho quân ‘cướp
sạch’ 5 ha đất của dân ở khu Vườn Rau Lộc Hưng, đang phải đối mặt với
một bài toán quá khó nhằn so với bằng cấp giáo sư tiến sĩ của ông ta:
nếu không hoàn thành chỉ tiêu thu thuế hơn một ngàn tỷ đồng/ngày do
‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng và chính phủ ‘kiến tạo’ giao, cái ghế bí
thư thành ủy của Nhân sẽ lung lay mạnh; nhưng nếu cố đấm ăn xôi lao theo
vào vết xe đổ ‘chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy’ như bản cáo
trạng của Nguyễn Ái Quốc tố cáo thực dân Pháp, chẳng có gì bảo đảm là
dân Sài Gòn sẽ không ‘bùng’.
Tăng
giá và thuế má là một trong những biểu đạt cực đoan nhất trong giai
đoạn cuối của một cơ chế cưỡng bức và cưỡng đoạt. Một đảng Cộng sản ‘của
dân, do dân và vì dân’ nhưng đang đẩy dân chúng vào cảnh tàn mạt bởi
chế độ ‘thu cùng diệt tận giai đoạn cuối’.
Các
mưu đồ tăng thuế từ dân xảy ra trong bối cảnh dân tình Việt ngày càng
khốn khó trong một nền kinh tế đã rơi vào thảm trạng suy thoái đến năm
thứ 11 liên tiếp, một xã hội bị acid đậm đặc bởi căn bệnh tham nhũng
không còn cách gì cứu chữa. Thuế chồng thuế, chồng lên đôi vai gày guộc
của người nghèo. Hàng triệu bệnh nhân, vốn đã bị các bệnh viện “bóp cổ
bóp họng” và “không có tiền thì chỉ có chết,” sẽ phải nuốt nước mắt vào
lòng với biểu viện phí chất cao như núi…
Nhiều
người dân ở các tỉnh đói nghèo ấy thốt lên: “Túi chẳng còn gì để nộp
thuế nữa. Nếu nhà nước cứ tróc nã thì dân chỉ còn cách hoặc trốn đóng
hoặc phản ứng tự vệ thôi.”
Có bao nhiêu nguồn thu ‘không ổn định’?
Trong
khi đó, kết quả thu ngân sách năm 2018 đối với khối doanh nghiệp nhà
nước và doanh nghiệp tư nhân đã bị giảm thu từ hơn 2% đến gần 3% so với
dự toán, còn khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - thành phần kinh tế dù
không được xem là ‘chủ đạo’ như kinh tế quốc doanh nhưng lại đóng góp
phần lớn tiền của cho GDP và nuôi sống bộ máy gần 3 triệu công chức viên
chức mà trong đó có đến 30% ăn không ngồi rồi - còn tồi tệ hơn nhiều:
giảm thu đến 15% so với dự toán.
Thêm
vào đó, năm 2018 đã chứng kiến tỷ lệ doanh nghiệp phải phá sản và tạm
ngừng hoạt động tăng vọt so với năm 2017 và tăng hơn hẳn so với tỷ lệ
doanh nghiệp thành lập mới, năm 2019 cũng rất có thể chứng kiến nền kinh
tế Việt Nam tiếp tục lọt thỏm vào chu kỳ suy thoái năm thứ 11 liên tiếp
kể từ năm 2008, khiến sức sản xuất và khu vực lưu thông hàng hóa càng
thêm trì trệ, càng làm rỗng túi doanh nghiệp mà do đó càng khiến khả
năng ‘cống hiến’ cho ngân sách tồi tệ đi nhiều.
Bồi
thêm vào tình trạng giảm thu thuế từ khối doanh nghiệp là hai nguồn thu
từ dầu khí và nhà đất ngày càng lộ rõ dấu hệu ‘thu không bền vững’hay
‘thu không ổn định’.
3
tháng đầu năm 2019 dù trôi qua với kết quả tạm thời yên tâm dành cho
chính thể độc đảng ở Việt Nam về thu ngân sách vẫn tăng so với cùng kỳ
năm 2018, nhưng một ‘tin mừng’ bắt buộc phải xảy ra cũng kèm theo: nguồn
thu từ tiền sử dụng đất liên tục giảm sâu.
Nếu
quả bom bất động sản nổ, hoặc không nổ đột ngột thì sẽ phải xì hơi dần,
chắc chắn mật độ thương vụ mua bán đất đai sẽ giảm dần hoặc giảm mạnh,
kéo theo số thu thuế từ giao dịch đất đai sẽ giảm đáng kể trong những
năm sau. Khi đó, ngân sách sẽ khó còn có nguồn thu tăng thêm từ tiền đất
lên đến 60.000 – 70.000 tỷ đồng/năm, trong khi nguồn thu từ 3 khối kinh
tế đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân vẫn
không có gì khả quan hơn trong thời buổi kinh tế ngập ngụa suy thoái.
Từ tham đến ngu”: đào đâu ra tiền?
Ngân
sách nhà nước và ngân sách đảng sẽ tìm đâu ra nguồn mới để bù đắp cho
cái miệng rộng ngoác như hàm cá mập của quốc nạn bội chi ngân sách, chi
xài lãng phí vô tội vạ cùng quốc nạn tham nhũng mà đang nhấn chìm xã hội
Việt Nam xuống tầng dưới cùng của địa ngục thời hiện đại?
Liên
tiếp trong nhiều năm qua, dự toán thu ngân sách năm sau đều được
‘quyết’ tăng hơn nhiều so với năm trước – từ 10 đến 12% vào thời kỳ kinh
tế còn chưa rơi hẳn vào cơn suy thoái nhưng vẫn vống đến 8 đến 9% trong
những năm gần đây, bất chấp phản ứng gay gắt của dư luận xã hội và
tiếng kêu than oán ‘doanh nghiệp và sức dân đã cạn’, mà bằng chứng thảm
thiết nhất là tỷ lệ doanh nghiệp phải ngừng hoạt động và phá sản cao hơn
hẳn tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới.
Vào
cuối năm 2018, Quốc hội đã cắm mặt gật đầu với dự toán thu ngân sách
năm 2019 với số thu lên đến 1.411 ngàn tỷ đồng để phục vụ cho số chi
ngân sách, trong đó có hơn 70% chi thường xuyên cho đội ngũ gần 3 triệu
công chức viên chức chỉ tăng không giảm với 30% trong số đó ‘sáng cắp ô
đi tối cắp ô về’ - lên đến 1.633 ngàn tỷ đồng.
Nhưng
nếu số thu ngân sách năm 2018 vẫn cố ép thu và vẫn vượt dự toán khoảng
3%, thì số thu ngân sách năm 2019 đầy tham lam và duy ý chí sẽ rất có
thể va phải bức tường kiên cố của tình trạng ‘thu không bền vững’ từ bất
động sản, dầu khí và khối doanh nghiệp.
Ngay trước mắt, ngân sách nhà nước sẽ lấy đâu ra tiền để hô hấp cho đảng sau cái năm 2019 ‘thu đụng trần’ này?
Phạm Chí Dũng
(Blog VOA)
Không có nhận xét nào