Động thái Bộ Ngoại giao Việt Nam
‘bạch hóa’ về tình trạng sức khỏe của ‘đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch
nước Nguyễn Phú Trọng’ vào chiều ngày 25/5/2019 cho thấy điều gì?
Ông Trọng tiếp ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo, tại Hà Nội, hồi tháng Bảy, 2018. |
Thừa nhận ‘đột quỵ’?
“Do
cường độ làm việc cao, thời tiết thay đổi đã ảnh hưởng đến sức khỏe của
đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Đồng chí Tổng bí
thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ sớm trở lại làm việc bình thường”
- người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng thông báo.
Cách
thức ‘đọc bài’ trên hiện ra khi bà Hằng phải trả lời câu hỏi của hãng
AFP về việc "một số nguồn tin cho biết Tổng bí thư bị đột quỵ trong
chuyến công tác tại Kiên Giang vừa qua, tình trạng hiện nay và đang được
điều trị ở đâu".
Đáng chú ý, bà Hằng đã không hề lên tiếng phủ nhận hay bác bỏ khả năng ‘đột quỵ’ mà phóng viên hãng AFP nêu ra.
‘Nguyễn
Phú Trọng bị đột quỵ’ là một trong những đồn đoán nổ ra ngay từ chiều
14/4 tại Sài Gòn và sau đó lan như tên bắn ra cả nước. Còn khi ông Trọng
được chuyên cơ đưa từ Kiên Giang - địa bàn xem là ‘căn cứ địa cách mạng
gia tộc Nguyễn Tấn Dũng’ mà Trọng đến ‘làm việc’ đúng vào ngày sinh
nhật của ông ta - lên Sài Gòn để vào thẳng Bệnh viện Chợ Rẫy, nghi vấn
về đột quỵ đã chuyển thành cụ thể hơn: xuất huyết não. Thậm chí đến ngày
154/ còn xuất hiện thông tin cho biết ông Trọng bị liệt một cánh tay.
Trước
khi Bộ Ngoại giao Việt Nam buộc phải lên tiếng về vấn đề của Trọng,
tình hình dư luận đã đi quá xa khỏi tầm kiểm soát của đảng trong việc
‘bảo mật’ tin tức về Nguyễn Phú Trọng. Báo chí quốc tế bắt đầu chú tâm
đặc biệt đến vấn đề sức khỏe và sự ‘mất tích’ của Trọng.
Vào
gần cuối năm 2017, Nguyễn Phú Trọng cũng đã từng có thời gian ‘mất
tích’ khoảng 10 ngày. Nếu đối chiếu với thời gian hai tháng Mười và Mười
Một năm 2017 khi mật độ xuất hiện của Tổng bí thư Trọng trên mặt báo
đảng là bình quân từ 2 – 4 ngày/sự kiện và giữa hai sự kiện thường không
cách nhau quá 5 ngày, thì việc ông Trọng “vắng mặt” đến gần 10 ngày
xứng đáng là một dấu hỏi. Thậm chí là dấu hỏi lớn… Khi đó, đã xuất hiện
những đồn đoán về tình trạng huyết áp và tim mạch của Trọng là ‘không
tốt’.
Vào
lần này, giới quan sát chính trị quốc tế đang đặc biệt chú ý vấn đề sức
khỏe của Nguyễn Phú Trọng. Ngày càng xuất hiện nhiều bài viết, bài bình
luận nước ngoài đặt dấu hỏi ‘Trọng ra sao rồi?’. ‘Bị liệt một cánh tay’
cũng là tin tức mà Carl Thayer - giáo sư thuộc Học viện quốc phòng
Australia và là một trong những chuyên gia am hiểu về tình hình chính
trị Việt Nam - nhắc lại trong một bình luận mới đây.
Không
thể tránh thoát áp lực dư luận xã hội, quốc tế và cả áp lực đang mạnh
dần lên trong nội bộ đảng - một nội bộ hỗn tương không chỉ với thành
phần cán bộ cách mạng lão thành lo lắng cho sức khỏe của ‘minh quân’, mà
cả những thế lực đối thủ chính trị của Trọng với ngoài mặt là lo lắng
cho ‘lãnh tụ kính yêu’ nhưng bên trong hẳn chỉ muốn ông ta ‘nhắm mắt
xuôi tay’ càng sớm càng tốt, rốt cuộc Ban Bí thư của nhân vật ‘Phó tổng
bí thư đảng’ Trần Quốc Vượng đã phải quyết định cho Nguyễn Phú Trọng
‘tái xuất’ qua kênh ngoại giao, dù thông tin qua kênh này là mù mờ và
trí trá hơn rất nhiều cái hiện thực ông Trọng đã phải nằm ‘điều trị tích
cực’ suốt từ Kiên Giang về Hà Nội.
Một
cách tối thiểu, chính thể độc đảng và luôn độc tôn bảo mật những tin
tức nhạy cảm chính trị đã buộc phải thừa nhận tình trạng sức khỏe của
ông Trọng là ‘có vấn đề’ mà đã khiến ông ta ‘mất tích’ hơn mười ngày
qua.
Nhưng động thái ‘bạch hóa’ trên còn cho thấy gì khác?
Ai làm trưởng ban quốc tang Lê Đức Anh?
“Trưởng
Ban Lễ tang Nhà nước là Tổng Bí thư hoặc Chủ tịch nước” là một nội dung
then chốt theo Nghị định 105/2012/NĐ-CP. Nguyễn Phú Trọng liệu có hiện
ra với tư cách trưởng ban lễ tang cho quốc tang của cố chủ tịch nước Lê
Đức Anh?
Viên
tướng từng ra lệnh ‘không được nổ súng’ trong trận bộ đội Việt Nam
chống trả lại đợt xâm lược đảo Gạc Ma mà đã khiến toàn bộ binh lính Việt
phải chịu một trận thảm sát tức tưởi, đã chính thức chết vào ngày
22/4/2019.
Nhưng
thực ra, Lê Đức Anh đã làm dậy lên dư luận về cái chết của ông ta vào
tháng 9 năm 2018, trùng thời gian với cái chết của kẻ hậu bối là chủ
tịch nước Trần Đại Quang. Dấu hỏi rất lớn là vì sao từ đó đến nay Lê Đức
Anh chưa chết mà chỉ mới đây - trùng với thời gian Nguyễn Phú Trọng
‘mất tích’ - mới ‘được quyền chết’?
Trong
khi đó, có vẻ đã xảy ra một điều gì đó mà người ta có thể cho rằng đó
là thuyết âm mưu hoặc không: có dư luận đặt nghi vấn về việc ‘ai đã ra
lệnh rút ống thở Lê Đức Anh để buộc Nguyễn Phú Trọng phải xuất hiện?’.
Trong
lúc báo đảng vẫn kiên định thông tin về hoạt động của ‘Người’ gửi thư
điện chức mừng giới chóp bu của chế độ độc tài Bắc Triều Tiên và vài
nước khác, chi tiết rất đáng chú ý và mổ xẻ là thậm chí một bức ảnh về
Nguyễn Phú Trọng ngồi chủ trì họp hoặc tối thiểu cũng có thể ngồi thẳng
lưng trên giường (bệnh) cũng không thể có. Tình trạng trống vắng của cái
chi tiết tối thiểu phải có ấy đang gợi ra một tình huống khủng khiếp:
‘Tổng tịch’ không những không ‘sức khỏe ổn định’ mà còn có thể rơi vào
trạng thái trầm kha đến mức không thể tỉnh táo và ngồi dậy để có thể
chụp một tấm hình cho ra ‘Tổng bí thư, chủ tịch nước đang làm việc’.
Chỉ
đến lúc này mới hiện ra khuôn mặt xanh xao của Bộ Ngoại giao khi ‘bạch
hóa’ về tình trạng sức khỏe của Trọng. Điều đó cũng có thể mang hàm ý là
với lý do đầy thuyết phục là ‘ốm’, ‘tổng tịch’ có thể sẽ không cần phải
xuất hiện trong đám quốc tang của ‘nguyên tịch’ Lê Đức Anh, mà vai trò
trưởng ban lễ tang có thể giao cho một người khác - khả năng là Trần
Quốc Vượng.
Tuy
nhiên, thách thức lớn hơn nhiều so với đám tang Lê Đức Anh là một sự
kiện khác sẽ xảy ra vào đầu hoặc khoảng trung tuần tháng 5 năm 2019: Hội
nghị trung ương 10, được tổ chức ngay trước kỳ họp quốc hội cùng tháng -
rất thường là không thể vắng mặt Nguyễn Phú Trọng.
‘Dealline’ Hội nghị 10
Sự
có mặt của Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị 10 là đặc biệt cần thiết vì
những lý do cũ như tính cần kíp phải duy trì chiến dịch ‘đốt lò’, tiếp
tục tăng tốc ‘cơ cấu cán bộ cấp chiến lược’ để chuẩn bị cho đại hội 13,
và những lý do mới hơn là cần có ý kiến chính thức của Trọng về một số
dự luật như 3 công ước quốc tế còn lại về lao động, Bộ Luật Lao động,
Luật về Hội… liên quan đến quan điểm của chính thể Việt Nam buộc phải
nhượng bộ trước Liên minh châu Âu (EU) trước khi EVFTA (Hiệp định thương
mại tự do châu Âu - Việt Nam) được ký kết và phê chuẩn trong nửa cuối
năm 2019; nhưng có lẽ đặc biệt hơn cả là bàn về nội dung và công tác sắp
xếp ‘bầu đoàn thê tử’ cho chuyến đi Mỹ dự kiến sắp tới của Trọng theo
lời mời chính thức của Donald Trump.
Nhưng
cơn bạo bệnh xảy đến với Nguyễn Phú Trọng - đúng vào lúc ông ta đang ở
đỉnh cao quyền lực - xứng đáng là một thách thức khủng khiếp đối với
Trọng: có nên hoặc có buộc phải rời bỏ quyền lực để giữ sinh mạng hay là
không?
Nếu
Trọng không thể xuất hiện, khi đó không chỉ dân chúng mà cả giới cách
mạng lão thành và các quan chức trong nội bộ đảng hoàn toàn có thể nghi
ngờ về Trọng không thể đảm bảo sức khỏe để ông ta có thể ‘ngồi’ từ đây
cho đến khi đại hội 13 diễn ra vào năm 2021. Từ đó, sẽ xuất hiện những
đòi hỏi cần phải minh bạch hóa tin tức về Trọng, và chính Ban Bảo vệ và
Chăm sóc sức khỏe trung ương là cơ quan phải làm nhiệm vụ này, để nếu
Trọng không còn đủ tỉnh táo để ‘lèo lái con thuyền của đảng và dân tộc’
thì phải bàn đến phương án ‘nước không thể một ngày thiếu vua’.
Hội
nghị trung ương 10 là ‘dealline’ quan trọng đầu tiên mà Nguyễn Phú
Trọng phải hiện ra và vượt qua, nếu ông ta còn muốn ‘ngồi’ đến cuối đại
hội 12.
Phạm Chí Dũng
(Blog VOA)
Không có nhận xét nào