Đạo luật Nhân quyền Việt Nam (HR
1383) có một số phận đầy long đong. Các phiên bản của đạo luật này đã
được Hạ viện Mỹ thông qua ba lần vào các năm 2004, 2008 và 2012 với số
phiếu ủng hộ áp đảo, tuy nhiên sau đó đã bị chặn tại Thượng viện.
Một cuộc tuần hành vì nhân quyền cho Việt Nam của cộng đồng người Việt tại Canada. (Ảnh chụp từ Youtube Thu Tran) |
Vào
cuối tháng 2 năm 2019, Đạo luật Nhân quyền Việt Nam một lần nữa được
đưa ra quốc hội Mỹ để trừng phạt Việt Nam về những vụ vi phạm nhân quyền
ở trong nước. Đạo luật này cũng nhằm mục đích ưu tiên hóa tự do tôn
giáo, tự do internet và các quyền của người lao động. Tác giả đưa ra đạo
luật này, không ai khác vẫn là Dân biểu Chris Smith, thành viên cấp cao
của Tiểu ban Nhân quyền Toàn cầu của Hạ viện.
Cùng
với Chris Smith là hai dân biểu Dân chủ Alan Lowenthal – người được
biết tiếng về những phát biểu ủng hộ nhân quyền Việt Nam, và dân biểu
Dân chủ Zoe Lofgren, đại diện bang California.
Còn dự luật về chế tài nhân quyền Việt Nam?
Vào
năm 2015, một Thượng nghị sĩ Mỹ là Ed Royce đã phải đệ trình ra Quốc
hội dự luật về chế tài nhân quyền Việt Nam, mang số hiệu HR. 4254. Theo
dự luật này, vấn đề chính yếu không chỉ là hạn chế những khoản tín dụng
và viện trợ có tính cách ưu đãi từ phương Tây, mà cả thực hiện những
biện pháp chế tài đối với những trường hợp quan chức Việt Nam vi phạm
nhân quyền nghiêm trọng.
Cũng
trong năm 2015 và lan sang năm 2016, nhiều thượng nghị sĩ Mỹ đã đòi Hoa
Kỳ phải đưa Việt Nam trở lại Danh sách CPC (Danh sách các quốc gia cần
quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo). Nếu Việt Nam đã được Mỹ nhấc khỏi
Danh sách này vào năm 2006, thì nay lại đang khá gần với triển vọng “tái
hòa nhập” CPC. Nếu bị đưa vào CPC một lần nữa, có nhiều khả năng Việt
Nam sẽ bị áp dụng cơ chế cấm vận từng phần về kinh tế và cả quốc phòng.
Khi đó, nền kinh tế Việt Nam vốn đã chênh vênh bên bờ vực thẳm, sẽ càng
dễ sa chân sụp đổ.
Việc
áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với những quan chức chính phủ
Việt Nam “đồng lõa trong những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người dân
Việt Nam” là tinh thần sắt son trong bản Dự Luật Chế Tài Nhân Quyền Việt
Nam mà những nghị sĩ cứng rắn như Ed Royce tiếp bước “Lộ trình Miến
Điện.”
Là
một dự luật lưỡng đảng, HR. 4254 nhắm vào những quan chức chính phủ,
công an và những người khác vi phạm nhân quyền đối với những nhà bất
đồng chính kiến ôn hòa. Những biện pháp được kiến nghị bao gồm những hạn
chế du hành và trừng phạt về tài chính.
Căn
cứ vào HR. 4254, những người Việt Nam có tên trong danh sách vi phạm
nhân quyền sẽ không được nhập cảnh hay quá cảnh ở Hoa Kỳ, không được cấp
bất kỳ quy chế di trú hợp pháp nào, và cũng không được phép nộp đơn hay
thỉnh nguyện liên quan đến những việc này. Về mặt tài chính, những cá
nhân này sẽ bị phong tỏa tài sản, bị hạn chế hoặc bị cấm giao dịch tài
chính và đưa tài sản vào hay ra khỏi Hoa Kỳ:
“Tổng
thống sẽ đóng băng và cấm chỉ tất cả các giao dịch liên quan đến tất cả
các tài sản và lợi ích của một cá nhân trong danh sách được quy định ở
điểm (c)(1) nếu những tài sản và lợi tức đó nằm ở Hoa Kỳ, rơi vào Hoa
Kỳ, hoặc nằm ở hoặc rơi vào quyền sở hữu hoặc kiểm soát của một người
Mỹ.”
Và
“Sau không quá 90 ngày từ ngày ban hành đạo luật này, tổng thống sẽ đệ
trình lên những Ủy Ban Quốc Hội thích hợp danh sách của các cá nhân, là
công dân Việt Nam, mà tổng thống xác định là dính líu đến những vụ vi
phạm nhân quyền chống lại nhân dân Việt Nam hoặc thân nhân của họ, bất
kể việc những vụ vi phạm đó có xảy ra ở Việt Nam hay không... Danh sách
được quy định trong đoạn (1) sẽ được công khai cho công chúng và được
đăng trên các trang web của Bộ Ngân Khố và Bộ Ngoại Giao.”
Và Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu
Đến
năm 2016, sau một thời gian dài do dự vì điều được cho là thái độ mềm
mỏng hơi thái quá của chính quyền Obama đối với vấn đề nhân quyền quốc
tế, ngày 8/12 Quốc hội Mỹ đã chính thức thông qua một dự luật nhân quyền
- Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights
Accountability Act) - nhắm vào những cá nhân vi phạm nhân quyền và những
giới chức tham nhũng trên toàn cầu. Dự luật này - do hai Thượng nghị sĩ
John McCain và Ben Cardin giới thiệu tại Thượng viện - được thông qua
chưa tới một tuần sau khi một dự luật tương tự do hai Dân biểu Chris
Smith và Jim McGovern đệ trình tại Hạ viện được chuẩn thuận với tỷ lệ áp
đảo đến 2/3.
Vào
đúng dịp lễ Giáng sinh năm 2016, hai dự luật trừng trị các cá nhân vi
phạm nhân quyền trên thế giới đã được Tổng thống Obama đặt bút ký ban
hành.
Theo
Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu, những quan chức vi phạm nhân quyền
sẽ bị chế tài theo hai cách. Thứ nhất, cấm nhập cảnh Hoa Kỳ kể cả đi
công vụ. Nếu muốn được miễn trừ lệnh cấm này thì Tổng thống phải có sự
miễn trừ đặc biệt và phải giải thích với Quốc hội. Thứ hai, chính phủ Mỹ
đóng băng tất cả các tài sản của những cá nhân vi phạm nhân quyền, cho
dù họ che giấu bằng bất kỳ hình thức nào hay gửi gắm ai đứng tên.
Tại
rất nhiều các nước độc tài, kẻ vi phạm nhân quyền cũng chính là những
tay tham nhũng lớn, giấu của cải ở các nước phương Tây. Quan trọng hơn,
luật áp dụng với tất cả các loại nhân quyền được quốc tế công nhận. Theo
luật này, những người cưỡng đoạt tài sản của nhân dân cũng bị xem là
những kẻ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tình trạng dân oan bị mất đất ở
Việt Nam lại rất phổ biến. Những giới chức tham nhũng mà trừng trị
những người tố cáo tham nhũng cũng bị xem là vi phạm nhân quyền nghiêm
trọng.
Còn
vào lần này, tương lai của Đạo luật Nhân quyền Việt Nam sẽ ra sao? Vẫn
sẽ bị thượng viện Mỹ chặn hay sẽ có một số phận tươi sáng hơn ba lần
trước?
Sẽ vượt qua Thượng viện?
Dân
biểu Chris Smith, người đã chủ tọa 11 cuộc điều trần về tình trạng nhân
quyền ở Việt Nam, viết: “nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục tìm cách trấn
dẹp xã hội dân sự, đàn áp tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, Hà nội
tiếp tục bỏ tù các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền”. Ông cũng bổ
sung: “Năm vừa rồi là một năm tồi tệ cho nhân quyền Việt Nam. Công dân
Mỹ Michael Nguyễn, một người cha có bốn con cư ngụ ở Los Angeles, tiếp
tục bị giam giữ mà không qua quy trình pháp lý nào, ông ấy không phải là
người Mỹ duy nhất bị bắt và bị ngược đãi ở Việt Nam trong năm qua.”
Có
hy vọng là Thượng viện Hoa Kỳ sẽ xem xét với một con mắt khác về Đạo
luật Nhân quyền Việt Nam, bởi bối cảnh hiện thời là khác khá nhiều so
với những năm 2015 và 2016. Từ năm 2016, chính thể độc đảng ở Việt Nam
đã gia tăng đàn áp nhân quyền và những tiếng nói bất đồng chính kiến,
phát động một chiến dịch bắt bớ liên tục với số đông những người hoạt
động nhân quyền suốt từ đó đến nay. Và đặc biệt, vụ Việt Nam bị Nhà nước
Đức tố cáo đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã ‘chuyển lửa’ sang cả khối
Liên minh châu Âu, khiến cả phương Tây giờ đây đều như chống lại chính
thể độc trị Việt Nam sở hữu vô số vi phạm nhân quyền.
Đó
cũng là nguồn cơn khiến vào tháng 11 năm 2018, Nghị viện châu Âu đã
phải ban hành một nghị quyết nhân quyền Việt Nam với nội dung rất rộng
và lời lẽ lên án cứng rắn chưa từng có. Sang tháng 2 năm 2019, Hội đồng
châu Âu đã phải thông báo hoãn vô thời hạn EVFTA (Hiệp định thương mại
tự do châu Âu - Việt Nam) với lý do thực chất là Việt Nam vi phạm nhân
quyền.
Hẳn
những động thái của Nghị viện châu Âu có thể tác động một cách trực
tiếp đến quan điểm và hành động của Quốc hội Hoa Kỳ, để Thượng viện của
quốc hội này sẽ phải bày tỏ ý kiến một cách không nương nhẹ về Đạo luật
Nhân quyền Việt Nam trong thời gian tới.
Những kẻ nào muốn mất trắng?
Dường
như “Lộ trình Miến Điện” đang tái hiện những nút thắt cùng uy lực bọc
đồng của nó đối với trường hợp Việt Nam: Từ lên án vi phạm nhân quyền
đến chế tài những chủ thể sinh đẻ các vi phạm đó.
Nhiều
thông tin cho biết vào năm 2011, Mỹ và phương Tây đã phải tiến hành chế
tài về nhập cảnh và phong tỏa tài sản đến 5.000 nhân vật chính khách,
quân đội và công an ở Miến Điện - một liều thuốc đặc trị cho căn bệnh
đàn áp dân chúng và đối lập thật khó có thuốc chữa tại quốc gia đã từng
dìm trong bể máu cuộc “Cách Mạng Áo Cà Sa.”
Không
phải và chẳng bao giờ, tự do và dân chủ là món quà trên trời rơi xuống.
Cũng không hẳn chuyện quốc tế đổ tiền sẽ làm nguội lạnh những cái đầu
tham lam lẫn sắt máu. Dĩ nhiên Miến Điện được như ngày nay là nhờ cú đi
roi song hành với tiến trình xóa nợ quốc gia.
Nếu
cả hai Dự luật nhân quyền Việt Nam và Dự luật chế tài nhân quyền Việt
Nam được Quốc Hội Mỹ thông qua, đó sẽ là một đòn giáng mạnh vào giới
quan chức Việt Nam “ăn của dân không chừa thứ gì” đã và đang tẩu tán tài
sản ra nước ngoài.
Lẽ
nào tương lai của “một bộ phận không nhỏ” giới quan chức, công an Việt
Nam cùng vợ con họ - những người đã có đủ thời gian khiến tổ quốc bị
loang máu ngoại tệ sang tận Úc, Mỹ, Anh, Canada hay các nước Bắc Âu,
những người nồng nàn tình yêu tổ quốc đến mức sẵn sàng nhảy lên máy bay
vù ra ngoại quốc vào bất kỳ thời điểm nào xảy ra “biến cố” với chế độ,
sẽ cam chịu thúc thủ và tự khép mình vào thế “triệt buộc,” bị mất trắng
“tổ quốc,” tài sản và có khi tính mạng như triều đại đã lâm chung ở
Libya năm 2011, Ukraine 2014 và có thể sẽ là Venezuela năm 2019?
Phạm Chí Dũng
(Blog VOA)
Không có nhận xét nào