‘Lò’ sẽ được đốt từ dưới lên, từ trên xuống và đến năm 2020 thì đốt khắp nơi.
Ông Nguyễn Phú Trọng. Hình trích từ trang Facebook Tạp Chí Thông Tin. Sẽ ra sao nếu ông Trọng ‘nghỉ tổng bí thư’? |
Rất
giống nhưng cũng rất khác đại hội 12 của đảng Cộng sản vẫn còn đang cầm
quyền ở Việt Nam, đại hội 13 của chính đảng chưa hề được luật hóa này -
sẽ xảy ra vào năm 2021 - có một ‘đặc thù’ mà không một đại hội đảng nào
trước đây có: ‘đốt lò’.
Nếu vào thời tiền đại hội 12, những trận chiến quyền lực bề nổi và dưới gầm bàn chủ yếu bằng thủ đoạn gửi thư tố cáo cho Ủy ban Kiểm tra trung ương và đấu tố nhau trên mạng xã hội nhưng đương sự cùng lắm cũng chỉ bị kỷ luật về mặt đảng và do đó mất quyền ứng cử vào Ban Chấp hành trung ương và Bộ Chính trị, giai đoạn nóng sốt hai năm trước đại hội 13 lại mở ra cơ hội tung tóe cho những ai muốn ‘chơi’ nhau: Ủy ban Kiểm tra trung ương chỉ đóng vai trò tiền xét các vụ việc vi phạm tư cách đảng viên, còn sau đó vụ tham nhũng hoặc cố ý làm trái của đảng viên đó được chuyển sang cơ quan an ninh điều tra hoặc cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công an - hai địa chỉ mà từ đó có thể khiến những ứng cử viên ủy viên trung ương hoặc bộ chính trị phải ‘một đi không trở lại’ trong ngậm đắng nuốt cay.
Tháng Ba năm 2019, câu chuyện bắt đầu…
Trở lại thời… Chân Dung Quyền Lực
‘Bắt đầu bàn nhân sự rồi, phải hết sức cảnh giác’ - phát biểu của ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng vào cuối tháng 3 năm 2019 xảy đến trong bối cảnh chính trường Việt Nam bất chợt sôi sục hẳn lên với sự khởi động của một cái gì đó giống như bầu không khí xung đột nóng rực trước đại hội 12. Đó đây thấp thoáng hiện ra vài ba bài viết trên mạng xã hội nhằm đấu tố trong giới chóp bu cao cấp về tài sản, sân sau và thủ đoạn ‘chơi nhau’. Và cũng bắt đầu bắn thẳng vào những tên tuổi cụ thể của quan chức cấp cao.
Đầu năm 2019, rõ là các cơ quan đảng đang đẩy nhanh hơn tiến độ ‘quy hoạch cán bộ cấp chiến lược’ để chuẩn bị nhân sự cho đại hội 13 vào đầu năm 2021. 2019 là năm ‘bàn nhân sự’ cấp tỉnh thành, còn đến năm 2020 sẽ là năm quyết định vận mạng nhân sự chủ chốt của cấp trung ương, trong đó có Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị và đặc biệt là ‘tam trụ’ (thay cho ‘tứ trụ’ trước đây vì hiện thời một mình Nguyễn Phú Trọng ngồi đến hai ghế).
Chẳng khác gì thời tiền đại hội 12 (bắt đầu ‘đánh nhỏ’ vào năm 2014 và đặc biệt là ‘đánh nhau lớn’ trong nguyên năm 2015), đơn thư tố cáo và bài viết ‘đâm dao sau lưng đồng chí’ với các tác giả nặc danh 100% và không rõ nguồn gốc đang chĩa mũi dùi sâu nhất vào Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính và thêm một số quan chức cao cấp khác.
Tình hình trên khiến nhiều người buộc phải nhung nhớ… Chân Dung Quyền Lực.
Vào cuối năm 2014, lần đầu tiên trang Chân Dung Quyền Lực xuất hiện và tạo nên một cơn địa chấn trong chính trường và chính giới Việt nam khi tấn công không thương tiếc, với nhiều chi tiết liên quan đến tài sản, sân sau và nhân thân ‘chính trị nội bộ’, đối với một số ủy viên bộ chính trị khi đó, đặc biệt là Nguyễn Xuân Phúc. Khỏi phải nói rằng hiệu ứng của trang mạng phe cánh chính trị này đã khiến nhiều ‘chính khách’ co rúm và phải uống thuốc ngủ. Nhưng đến gần cuối năm 2015 khi sắp diễn ra đại hội 12, trang Chân Dung Quyền Lực tự nhiên biến mất theo đúng cái cách mà nó đã thình lình xuất hiện. Có lẽ vào lúc đó, ‘nhiệm vụ lịch sử’ của nó đã tạm hoàn thành.
Còn giờ đây, cuộc chiến quyền lực đã bắt đầu manh nha, và nếu không có gì thay đổi thì sự việc sẽ diễn ra theo đúng quy luật xung đột chính trị - lại một cuộc chạy đua sống mái vào các chức danh chủ chốt trong Bộ Chính trị và trong ‘tam trụ’, kể cả một cuộc vận động để điều chỉnh ‘tam trụ’ thành ‘tứ trụ’ như cũ.
Sẽ ra sao nếu Trọng ‘nghỉ tổng bí thư’?
Từ khoảng cuối năm 2018, bắt đầu xuất hiện một thông tin ngoài lề đầy gợi cảm và biến động: có một khả năng là Nguyễn Phú Trọng sẽ chuyển giao quyền lực tổng bí thư cho một người thân tín, chẳng hạn như Trần Quốc Vượng, mà chỉ ngồi ghế chủ tịch nước. Và cùng với ‘nhân sự cấp chiến lược Trần Quốc Vượng’, còn một cái tên ‘chiến lược’ khác cũng được nêu ra như một phương án thay thế vị trí thủ tướng hiện thời: Vương Đình Huệ.
Theo dư luận, không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây xuất hiện những đồn đoán về ‘Huệ sửa số liệu’ hay vụ chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh mà bị xem là có liên quan đến phạm vi hoạt động của Phạm Minh Chính và vài ủy viên bộ chính trị khác. Trong khi đó, quan chức được xem là đàn em thân tín của Nguyễn Xuân Phúc là Huỳnh Đức Thơ - chủ tịch Đà Nẵng và từng có thời được coi là bất khả xâm phạm dù bí thư Đà Nẵng khi đó là Nguyễn Xuân Anh phải rớt đài thảm thiết - cũng đang được đồn đoán là sẽ ‘vào lò’…
Không loại trừ cái tin Nguyễn Phú Trọng ‘nghỉ tổng bí thư’ chỉ là một thủ thuật chính trị theo kiểu ‘giả chết bắt quạ’ và bắt chết những tay mơ non choẹt kinh nghiệm nhưng ham hố ghế và háu đá.
Nhưng ‘vấn đề sức khỏe’ lại có vẻ là một thực tồn không tránh khỏi của ông Trọng. Từ năm 2018 đến nay, nhiều thông tin ngoài lề về việc sức khỏe bác Cả ‘không được tốt lắm’, lại thêm việc ‘thân này ví xẻ làm đôi’ cho cả hai văn phòng tổng bí thư và chủ tịch nước kể từ tháng 9 năm 2018 mà đã và sẽ khiến cho ông Trọng có thể rơi vào tình trạng phân tâm trầm trọng, dẫn tới hội chứng mệt mỏi thần kinh và thể trạng…
Trong bối cảnh đó và nếu đến một lúc nào đó Nguyễn Phú Trọng không chỉ có ý định mà còn buộc phải tự nguyện nhường lại cái ghế tổng bí thư cho người khác, hai ứng cử viên hàng đầu đã hoặc được sắp sẵn, hoặc cố ngoi lên vị trí sắp sẵn đó: Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc.
Đây là hai tính cách khác nhau một trời một vực: trong khi Thủ tướng Phúc thậm chí còn được dân gian đặt cho biệt danh là ‘Phúc nổ’ với đủ thứ giai thoại về ‘đầu tàu kinh tế’ và ‘tăng trưởng GDP’ tại các địa phương mà ở đó ông ta lộ rõ chiến dịch vận động để vị thế của mình được ‘nâng lên một tầm cao mới’, Trần Quốc Vượng lại chỉ nói quá ít so với Phúc. Và trong khi Nguyễn Xuân Phúc được xem là ‘một thế lực đang lên’ với ‘mạnh vì gạo bạo vì tiền’, thì Trần Quốc Vượng lại ‘nghèo’ và kín đáo hơn nhiều, tuy không phải không có dư luận về ‘sân sau’ của nhân vật này.
Hoặc Vượng - một quan chức bên đảng không có nhiều điều kiện tiếp xúc và vận động ở các tỉnh thành như Phúc, đã tìm ra một chiến thuật khôn ngoan ẩn mình trong im lặng. Chính thái độ được xem là ‘khiêm tốn’ và ‘không đam mê quyền lực’ ấy của Trần Quốc Vượng có thể đã chiếm được tình cảm của Nguyễn Phú Trọng, để Vượng được chính thức vào ngôi ‘thái tử’.
Khác với thời tiền đại hội 12, giai đoạn ‘toàn đảng, toàn quân lập thành tích chào mừng đại hội 13’ không những là cuộc chiến đánh vào các sân sau của nhau, mà tính xung đột của nó còn ‘máu lửa’ hơn nhiều bởi yếu tố hình sự hóa của cuộc chiến này - thể hiện bởi Bộ Công an ở cấp trung ương và cơ quan công an ở một số địa phương then chốt - những nơi đậm đà yếu tố ‘phe cánh chính trị’. ‘Lò’ sẽ được đốt từ dưới lên, từ trên xuống và đến năm 2020 thì đốt khắp nơi.
Nếu vào thời tiền đại hội 12, những trận chiến quyền lực bề nổi và dưới gầm bàn chủ yếu bằng thủ đoạn gửi thư tố cáo cho Ủy ban Kiểm tra trung ương và đấu tố nhau trên mạng xã hội nhưng đương sự cùng lắm cũng chỉ bị kỷ luật về mặt đảng và do đó mất quyền ứng cử vào Ban Chấp hành trung ương và Bộ Chính trị, giai đoạn nóng sốt hai năm trước đại hội 13 lại mở ra cơ hội tung tóe cho những ai muốn ‘chơi’ nhau: Ủy ban Kiểm tra trung ương chỉ đóng vai trò tiền xét các vụ việc vi phạm tư cách đảng viên, còn sau đó vụ tham nhũng hoặc cố ý làm trái của đảng viên đó được chuyển sang cơ quan an ninh điều tra hoặc cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công an - hai địa chỉ mà từ đó có thể khiến những ứng cử viên ủy viên trung ương hoặc bộ chính trị phải ‘một đi không trở lại’ trong ngậm đắng nuốt cay.
Tháng Ba năm 2019, câu chuyện bắt đầu…
Trở lại thời… Chân Dung Quyền Lực
‘Bắt đầu bàn nhân sự rồi, phải hết sức cảnh giác’ - phát biểu của ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng vào cuối tháng 3 năm 2019 xảy đến trong bối cảnh chính trường Việt Nam bất chợt sôi sục hẳn lên với sự khởi động của một cái gì đó giống như bầu không khí xung đột nóng rực trước đại hội 12. Đó đây thấp thoáng hiện ra vài ba bài viết trên mạng xã hội nhằm đấu tố trong giới chóp bu cao cấp về tài sản, sân sau và thủ đoạn ‘chơi nhau’. Và cũng bắt đầu bắn thẳng vào những tên tuổi cụ thể của quan chức cấp cao.
Đầu năm 2019, rõ là các cơ quan đảng đang đẩy nhanh hơn tiến độ ‘quy hoạch cán bộ cấp chiến lược’ để chuẩn bị nhân sự cho đại hội 13 vào đầu năm 2021. 2019 là năm ‘bàn nhân sự’ cấp tỉnh thành, còn đến năm 2020 sẽ là năm quyết định vận mạng nhân sự chủ chốt của cấp trung ương, trong đó có Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị và đặc biệt là ‘tam trụ’ (thay cho ‘tứ trụ’ trước đây vì hiện thời một mình Nguyễn Phú Trọng ngồi đến hai ghế).
Chẳng khác gì thời tiền đại hội 12 (bắt đầu ‘đánh nhỏ’ vào năm 2014 và đặc biệt là ‘đánh nhau lớn’ trong nguyên năm 2015), đơn thư tố cáo và bài viết ‘đâm dao sau lưng đồng chí’ với các tác giả nặc danh 100% và không rõ nguồn gốc đang chĩa mũi dùi sâu nhất vào Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính và thêm một số quan chức cao cấp khác.
Tình hình trên khiến nhiều người buộc phải nhung nhớ… Chân Dung Quyền Lực.
Vào cuối năm 2014, lần đầu tiên trang Chân Dung Quyền Lực xuất hiện và tạo nên một cơn địa chấn trong chính trường và chính giới Việt nam khi tấn công không thương tiếc, với nhiều chi tiết liên quan đến tài sản, sân sau và nhân thân ‘chính trị nội bộ’, đối với một số ủy viên bộ chính trị khi đó, đặc biệt là Nguyễn Xuân Phúc. Khỏi phải nói rằng hiệu ứng của trang mạng phe cánh chính trị này đã khiến nhiều ‘chính khách’ co rúm và phải uống thuốc ngủ. Nhưng đến gần cuối năm 2015 khi sắp diễn ra đại hội 12, trang Chân Dung Quyền Lực tự nhiên biến mất theo đúng cái cách mà nó đã thình lình xuất hiện. Có lẽ vào lúc đó, ‘nhiệm vụ lịch sử’ của nó đã tạm hoàn thành.
Còn giờ đây, cuộc chiến quyền lực đã bắt đầu manh nha, và nếu không có gì thay đổi thì sự việc sẽ diễn ra theo đúng quy luật xung đột chính trị - lại một cuộc chạy đua sống mái vào các chức danh chủ chốt trong Bộ Chính trị và trong ‘tam trụ’, kể cả một cuộc vận động để điều chỉnh ‘tam trụ’ thành ‘tứ trụ’ như cũ.
Sẽ ra sao nếu Trọng ‘nghỉ tổng bí thư’?
Từ khoảng cuối năm 2018, bắt đầu xuất hiện một thông tin ngoài lề đầy gợi cảm và biến động: có một khả năng là Nguyễn Phú Trọng sẽ chuyển giao quyền lực tổng bí thư cho một người thân tín, chẳng hạn như Trần Quốc Vượng, mà chỉ ngồi ghế chủ tịch nước. Và cùng với ‘nhân sự cấp chiến lược Trần Quốc Vượng’, còn một cái tên ‘chiến lược’ khác cũng được nêu ra như một phương án thay thế vị trí thủ tướng hiện thời: Vương Đình Huệ.
Theo dư luận, không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây xuất hiện những đồn đoán về ‘Huệ sửa số liệu’ hay vụ chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh mà bị xem là có liên quan đến phạm vi hoạt động của Phạm Minh Chính và vài ủy viên bộ chính trị khác. Trong khi đó, quan chức được xem là đàn em thân tín của Nguyễn Xuân Phúc là Huỳnh Đức Thơ - chủ tịch Đà Nẵng và từng có thời được coi là bất khả xâm phạm dù bí thư Đà Nẵng khi đó là Nguyễn Xuân Anh phải rớt đài thảm thiết - cũng đang được đồn đoán là sẽ ‘vào lò’…
Không loại trừ cái tin Nguyễn Phú Trọng ‘nghỉ tổng bí thư’ chỉ là một thủ thuật chính trị theo kiểu ‘giả chết bắt quạ’ và bắt chết những tay mơ non choẹt kinh nghiệm nhưng ham hố ghế và háu đá.
Nhưng ‘vấn đề sức khỏe’ lại có vẻ là một thực tồn không tránh khỏi của ông Trọng. Từ năm 2018 đến nay, nhiều thông tin ngoài lề về việc sức khỏe bác Cả ‘không được tốt lắm’, lại thêm việc ‘thân này ví xẻ làm đôi’ cho cả hai văn phòng tổng bí thư và chủ tịch nước kể từ tháng 9 năm 2018 mà đã và sẽ khiến cho ông Trọng có thể rơi vào tình trạng phân tâm trầm trọng, dẫn tới hội chứng mệt mỏi thần kinh và thể trạng…
Trong bối cảnh đó và nếu đến một lúc nào đó Nguyễn Phú Trọng không chỉ có ý định mà còn buộc phải tự nguyện nhường lại cái ghế tổng bí thư cho người khác, hai ứng cử viên hàng đầu đã hoặc được sắp sẵn, hoặc cố ngoi lên vị trí sắp sẵn đó: Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc.
Đây là hai tính cách khác nhau một trời một vực: trong khi Thủ tướng Phúc thậm chí còn được dân gian đặt cho biệt danh là ‘Phúc nổ’ với đủ thứ giai thoại về ‘đầu tàu kinh tế’ và ‘tăng trưởng GDP’ tại các địa phương mà ở đó ông ta lộ rõ chiến dịch vận động để vị thế của mình được ‘nâng lên một tầm cao mới’, Trần Quốc Vượng lại chỉ nói quá ít so với Phúc. Và trong khi Nguyễn Xuân Phúc được xem là ‘một thế lực đang lên’ với ‘mạnh vì gạo bạo vì tiền’, thì Trần Quốc Vượng lại ‘nghèo’ và kín đáo hơn nhiều, tuy không phải không có dư luận về ‘sân sau’ của nhân vật này.
Hoặc Vượng - một quan chức bên đảng không có nhiều điều kiện tiếp xúc và vận động ở các tỉnh thành như Phúc, đã tìm ra một chiến thuật khôn ngoan ẩn mình trong im lặng. Chính thái độ được xem là ‘khiêm tốn’ và ‘không đam mê quyền lực’ ấy của Trần Quốc Vượng có thể đã chiếm được tình cảm của Nguyễn Phú Trọng, để Vượng được chính thức vào ngôi ‘thái tử’.
Khác với thời tiền đại hội 12, giai đoạn ‘toàn đảng, toàn quân lập thành tích chào mừng đại hội 13’ không những là cuộc chiến đánh vào các sân sau của nhau, mà tính xung đột của nó còn ‘máu lửa’ hơn nhiều bởi yếu tố hình sự hóa của cuộc chiến này - thể hiện bởi Bộ Công an ở cấp trung ương và cơ quan công an ở một số địa phương then chốt - những nơi đậm đà yếu tố ‘phe cánh chính trị’. ‘Lò’ sẽ được đốt từ dưới lên, từ trên xuống và đến năm 2020 thì đốt khắp nơi.
Phạm Chí Dũng
(VOA)
(VOA)
Không có nhận xét nào