Tựu chung lại có hai xu hướng đối
nghịch nhau. Xu hướng thứ nhất, cho rằng, ông Trọng giả vờ ốm để phản
lệnh (cancel) chuyến đi “triều cống” cuối tháng Tư này trước khi ông
vượt Đại Tây Dương sang bàn chuyện lớn với Mỹ vào mùa hè đang tới. Xu
hướng thứ hai, đó là ông Trọng ốm thật. Cây quyền trượng trong tay Tổng –
Chủ sau ngày 14/4 không bao giờ trở lại được như xưa nữa.
Tin
mới nhất chiều 22/4/2019 từ Bộ Ngoại giao Việt Nam hỗ trợ cho giả
thuyết ông Trọng tránh đi Bắc Kinh. Theo thông báo của Bộ Ngoai giao,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu phái bộ Việt Nam tham dự Diễn đàn
“Vành đai và Con đường” (BRF) tại Bắc Kinh, từ ngày 25—27/4 tới đây.
Con
số 37 nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ (trong đó có 10 nước
ASEAN) sẽ có mặt tại BRF nói lên thái độ thận trọng của các nước, nhất
là châu Âu đối với cái gọi là “sáng kiến vành đai con đường” (BRI).
Và
việc ông Trọng né qua Bắc Kinh dự thượng đỉnh quảng bá cho BRI, một món
hàng đang ngày càng trở thành ế ẩm của Tập chủ tịch càng làm cho giả
thuyết “giả chết bắt quạ” lâu nay có phần nổi trội hơn trong dư luận ở
Việt Nam.
Trở
lại việc Tổng – Chủ đã tới vùng “đất dữ” của Ba Ếch là câu chuyện “xưa
nay hiếm”. Trong nhiệm kỳ rưỡi này, ông Trọng đã bay vào Nam đôi ba lần.
Lần này, cực chẳng đã, ông có “chuyến kinh lý Kiên Giang”, nhưng ở lại
lâu hơn không tiện, mà muốn rút sớm thì chỉ còn cách đập bệnh bỏ về giữa
chừng.
Mà
đập bệnh như vừa qua rõ ràng là “nhất cử lưỡng tiện”, vừa rút quân được
sớm, mà lại rút êm. Nhưng điều quan trọng hơn, như tin chiều 22/4 cho
thấy, ông Trọng tránh được cuộc “khấu đầu” tại Bắc Kinh theo một kế
hoạch được lên khuôn từ trước.
“Cancel”
được chuyến đi Tầu lần này là một phép thử lớn. Thứ nhất, Tổng – Chủ có
yêu cầu được “rửa mặt” thực sự trước phản ứng trong nước và quốc tế,
rằng ông là một “Petit Tầu”. Thứ hai, Tổng – Chủ muốn làm một cú đảo
chiều xem Trung Quốc sẽ hành xử ra sao nếu ông phản lệnh trên thực tế.
Thứ ba, ông cần làm rõ, giàn khoan Đông Phương 13/2 hiện nay ngoài cửa
Vịnh Bắc bộ liệu có phải là “thanh gươm Damocles” treo lơ lửng trong
thời gian ông ở Mỹ?
Nhất
là với quyết định đã lấy trong nội bộ, Việt Nam rồi đây sẽ “giãn Trung”
mạnh hơn nhưng vẫn muốn duy trì quán tính lịch sử “sớm đưa Tống Ngọc
tối tìm Tràng Khanh”. Hai tháng Ba và Tư vừa qua, Việt Mỹ đã bang giao
tấp nập. Mà phía Mỹ cũng không hề dấu diếm, tấp nập như thế là để chuẩn
bị cho chuyến thăm Whashington của Nguyễn Phú Trọng.
Tuy
nhiên, “lộng giả thành chân” vẫn là một giả thuyết đối nghịch với kịch
bản ốm vờ, được nhiều “fan” ủng hộ. Ông Trọng ốm thật, chứ không phải
đóng kịch. Và rõ ràng, quyền lực của Tổng – Chủ không thể nói là không
suy suyển sau cú cảm mạo vào đúng ngày sinh nhật lần thứ 75 của ông. Dù
sao mặc lòng, thực hư của biến cố 14/4 tại Kiên Giang vẫn rối tinh rối
mù như chính nền chính trị tối như bưng của Việt Nam.
Nếu
giả thuyết “ông Trọng ốm thật” là đúng thì rõ ràng đằng sau việc ông
ngã bệnh có bàn tay của Bắc Kinh. Không khó để nhẩm một con tính, có bao
nhiêu lãnh đạo Hà Nội trước đây từng phấn khích quá đà trong quan hệ
với Hoa Kỳ đều “thân bại danh liệt”. Vậy lần này, ông Trọng không phải
là ngoại lệ, nhất là khi bang giao Việt – Trung trong vòng hơn một năm
qua có chiều hướng xấu đi.
Đấy
là chưa nói, dàn lãnh đạo mới thế chân ông Trọng, từ lâu đã được Bắc
Kinh chuẩn bị khá chu đáo theo một kế hoạch đơn tuyến và bí mật tuyệt
đối. Ngoại trừ trường hợp Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính
“nghĩa lộ” hơi sớm, do những “trải nghiệm rất ấm cúng” (nguyên văn lời
của Chính) mỗi lần gặp lại Đào Nhất Đào. Thị Đào này là mụ đàn bà từng
bện cái dây thòng lọng BRI chuẩn bị cột vào cổ dân Việt Nam.
Kế
tiếp, ông Trọng ngã bệnh còn do hội chứng “tuân thủ hay chống lại” một
số văn kiện mà Trung Quốc đã chuẩn bị đâu vào đấy. Ký hay không ký đợt
này là một quyết định hệ trọng. Lịch sử sẽ coi kẻ mở đường cho BRI vào
Việt Nam, mà trước mắt là “lót ổ” cho 3 đặc khu đang bị toàn dân phản
đối, là tội đồ, là Hán nô. Dù đá được quả bóng sang chân ông Phúc, nhưng
chủ trương vẫn là chủ trương của Bộ Chính trị.
Cái
đảng của ông Trọng, ông Phúc trên thực tế đã tước mất quyền của người
dân có tiếng nói đối với các vấn đề hệ trọng liên quan đến vận mệnh của
quốc gia – dân tộc. Vì vậy, dư luận trong nước đang nín thở chờ đợi. Tới
đây, ông Phúc, thay mặt ông Trọng, vẫn phải bày tỏ quan điểm trước
“thiên triều”: BRI là bẫy nợ hay là cái phao cứu sinh đối với Việt Nam?
Từ
lâu, “lưỡi gỗ” trong các văn kiện ngoại giao Trung – Việt dường như đã
bỏ qua mệnh đề “sự phát triển của nước này là cơ hội của nước kia”
(Tuyên bố chung khi ông Trọng thăm Trung Quốc từ 10—13/11/2017). Tuy
vậy, liên quan đến xa lộ Bắc Nam, ông Trọng và ông Phúc buộc phải công
khai chủ trương “bật đèn xanh” hay ngược lại, “không chấp thuận” các nhà
thầu Trung Quốc chuyên bỏ thầu thấp nhưng đội vốn lên cao, với thời
gian kéo dài và chất lượng không bảo đảm.
Vật
cược ở đây là lợi ích quốc gia – dân tộc, chứ không phải là cái ghế của
hai ông và các đồng chí cùng cánh hẩu. Trước sự lựa chọn ngặt nghèo như
vậy, không chỉ ông Trọng mà có khi đi Bắc Kinh về, nếu ông Phúc có bị
ngã bệnh thì điều đó cũng không có chi là lạ.
Nguyễn Viết Trung
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
(RFA)
Không có nhận xét nào