Chăm sóc người già là một nghề phổ biến của người Việt ở Nhật. (Hình: Reuters) |
TOKYO,
Nhật (NV) – Tại một ngôi chùa ở thủ đô Tokyo, có cả trăm tấm bài vị của
những người Việt Nam đã qua đời sau khi đến Nhật để lao động hoặc học
tập.
Theo Reuters, ham mức lương cao hơn ở quê nhà, nhiều người Việt Nam đổ sang Nhật để tìm cơ hội tốt hơn cũng như cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế không như họ mơ tưởng. Họ phải đối mặt với nhiều khó khăn như rào cản ngôn ngữ, làm việc quá sức, bị nợ lương, và bị quấy nhiễu.
Sau khi đến Nhật cách đây gần 20 năm, Ni Sư Thích Tam Tri làm tư vấn cho những người đồng hương Việt Nam. Ni sư cho biết, trong số những người mà ni sư tụng kinh phù hộ, có nhiều người chết do bệnh liên quan đến “stress,” có người chết do tai nạn, và một số người tự tử.
“Do không nói được tiếng Nhật nên họ thường giữ những rắc rối trong lòng rồi trở nên bị căng thẳng. Trong hoàn cảnh như vậy, sức khỏe họ rất kém, tâm trí không còn minh mẫn, và mối quan hệ của họ với người khác cũng xấu đi,” Ni Sư Thích Tam Tri nói với Reuters.
Trong số 140 người Việt Nam có tên trên những tấm bài vị trong chùa, nhiều người đến Nhật theo diện gọi là “thực tập sinh kỹ thuật,” một dạng lao động tay chân. Những người khác thì đi theo diện sinh viên và làm việc bán thời gian.
“Mấy ông bố bà mẹ ở Việt Nam rất tự hào là con cái họ học tập và làm việc ở Nhật. Họ hy vọng nhiều lắm. Nhưng cuối cùng, họ chỉ nhận được tro cốt, bài vị và vài tấm hình của con,” ni sư nói.
Hầu hết trong số họ đều qua đời khi tuổi còn rất trẻ. Trên những tấm bài vị trong chùa có ghi: Tống Văn Quang, 31 tuổi; Đặng Đình Anh, 30 tuổi; Hoàng Đình Doanh, 34 tuổi; Lê Văn Hiếu, 32 tuổi…
Trường hợp của chị Nguyễn Thị Trang, quê ở Bắc Giang, là câu chuyện thương tâm mới nhất. Chị Trang sang Nhật làm thực tập sinh kỹ thuật cho một hợp tác xã nông nghiệp ở phía Bắc nước này. Tháng Hai năm nay, chị qua đời do bị viêm màng não, bỏ lại người chồng và hai con nhỏ ở Việt Nam.
Anh Vu Ngoc Thuy, chồng chị Trang, nghẹn ngào kể: “Tôi đồng ý cho người vợ đi vì nguồn thu nhập cao hơn ở Việt Nam một chút. Còn nếu tôi mà biết nguyện vọng của tôi mà xảy ra trường hợp này thì tôi không bao giờ dám chấp nhận để vợ tôi đi như thế này.”
Anh cho rằng vợ anh mất vì không được điều trị sớm. Anh đang nhờ các luật sư ở Nhật giúp đỡ về pháp lý.
“Tôi rất thất vọng. Tôi nghĩ con người và đất nước Nhật Bản cực kỳ tôn trọng nhân quyền. Nhưng cuối cùng, nó rơi vào hoàn cảnh của mình thì mình phải chấp nhận.”
Theo Reuters, chủ nhiệm hợp tác xã nơi chị Trang làm việc cho biết, sau khi ngã bệnh, chị Trang nhanh chóng được đưa đến bệnh viện, và hợp tác xã đã chịu hết chi phí điều trị cho chị Trang. Bà nói thêm rằng tất cả thực tập sinh trong hợp tác xã đều được đối xử đàng hoàng và được trả lương đủ tốt.
Một trong những nghề phổ biến mà người Việt ở Nhật làm là chăm sóc người già. Do dân số đang già đi quá nhanh, lĩnh vực chăm sóc người già ở Nhật đang thiếu hụt lao động trầm trọng.
“Do đã làm việc ở đây bốn năm rồi nên tôi cũng quen với cuộc sống hiện tại. Mọi thứ cũng ổn. Nhưng công việc vẫn hơi nặng,” chị Lương Thi Cham, 27 tuổi, nhân viên viện dưỡng lão Shukutoku Kyoseien ở thành phố Chiba, cho biết.
Theo lời ông Fusakichi Hayashi, giám đốc viện dưỡng lão này, muốn thu hút thêm công nhân nước ngoài, các viện dưỡng lão phải huấn luyện đúng cách cho họ về công việc, ngôn ngữ, cũng như hỗ trợ đầy đủ cho họ trong cuộc sống.
“Tôi nghĩ nhiều viện dưỡng lão cũng dạy cho họ cách làm công việc như thế nào, nhưng chỉ xem họ là nhân viên tạm thời. Những nhân viên này biết phân biệt nơi nào tốt nơi nào tệ, và hậu quả là họ sẽ không làm việc lâu dài ở những cơ sở như vậy.”
Hôm 1 Tháng Tư vừa qua, Nhật đã áp dụng chương trình visa mới, thu hút thêm lao động nước ngoài để đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động chưa từng có ở Nhật.
Theo chương trình này, khoảng 345,000 người nước ngoài được đến Nhật trong khoảng thời gian năm năm để làm việc trong 14 lĩnh vực đang thiếu hụt lao động.
Ni Sư Thich Tam Tri cho rằng, có thể trong số đó sẽ có rất nhiều người Việt Nam muốn tìm cuộc sống tốt hơn.
Hiện tại, số lượng người Việt đang tăng nhanh nhất trong số các nhóm người nước ngoài ở Nhật. (T.Long)
Theo Reuters, ham mức lương cao hơn ở quê nhà, nhiều người Việt Nam đổ sang Nhật để tìm cơ hội tốt hơn cũng như cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế không như họ mơ tưởng. Họ phải đối mặt với nhiều khó khăn như rào cản ngôn ngữ, làm việc quá sức, bị nợ lương, và bị quấy nhiễu.
Sau khi đến Nhật cách đây gần 20 năm, Ni Sư Thích Tam Tri làm tư vấn cho những người đồng hương Việt Nam. Ni sư cho biết, trong số những người mà ni sư tụng kinh phù hộ, có nhiều người chết do bệnh liên quan đến “stress,” có người chết do tai nạn, và một số người tự tử.
“Do không nói được tiếng Nhật nên họ thường giữ những rắc rối trong lòng rồi trở nên bị căng thẳng. Trong hoàn cảnh như vậy, sức khỏe họ rất kém, tâm trí không còn minh mẫn, và mối quan hệ của họ với người khác cũng xấu đi,” Ni Sư Thích Tam Tri nói với Reuters.
Trong số 140 người Việt Nam có tên trên những tấm bài vị trong chùa, nhiều người đến Nhật theo diện gọi là “thực tập sinh kỹ thuật,” một dạng lao động tay chân. Những người khác thì đi theo diện sinh viên và làm việc bán thời gian.
“Mấy ông bố bà mẹ ở Việt Nam rất tự hào là con cái họ học tập và làm việc ở Nhật. Họ hy vọng nhiều lắm. Nhưng cuối cùng, họ chỉ nhận được tro cốt, bài vị và vài tấm hình của con,” ni sư nói.
Hầu hết trong số họ đều qua đời khi tuổi còn rất trẻ. Trên những tấm bài vị trong chùa có ghi: Tống Văn Quang, 31 tuổi; Đặng Đình Anh, 30 tuổi; Hoàng Đình Doanh, 34 tuổi; Lê Văn Hiếu, 32 tuổi…
Trường hợp của chị Nguyễn Thị Trang, quê ở Bắc Giang, là câu chuyện thương tâm mới nhất. Chị Trang sang Nhật làm thực tập sinh kỹ thuật cho một hợp tác xã nông nghiệp ở phía Bắc nước này. Tháng Hai năm nay, chị qua đời do bị viêm màng não, bỏ lại người chồng và hai con nhỏ ở Việt Nam.
Anh Vu Ngoc Thuy, chồng chị Trang, nghẹn ngào kể: “Tôi đồng ý cho người vợ đi vì nguồn thu nhập cao hơn ở Việt Nam một chút. Còn nếu tôi mà biết nguyện vọng của tôi mà xảy ra trường hợp này thì tôi không bao giờ dám chấp nhận để vợ tôi đi như thế này.”
Anh cho rằng vợ anh mất vì không được điều trị sớm. Anh đang nhờ các luật sư ở Nhật giúp đỡ về pháp lý.
“Tôi rất thất vọng. Tôi nghĩ con người và đất nước Nhật Bản cực kỳ tôn trọng nhân quyền. Nhưng cuối cùng, nó rơi vào hoàn cảnh của mình thì mình phải chấp nhận.”
Theo Reuters, chủ nhiệm hợp tác xã nơi chị Trang làm việc cho biết, sau khi ngã bệnh, chị Trang nhanh chóng được đưa đến bệnh viện, và hợp tác xã đã chịu hết chi phí điều trị cho chị Trang. Bà nói thêm rằng tất cả thực tập sinh trong hợp tác xã đều được đối xử đàng hoàng và được trả lương đủ tốt.
Một trong những nghề phổ biến mà người Việt ở Nhật làm là chăm sóc người già. Do dân số đang già đi quá nhanh, lĩnh vực chăm sóc người già ở Nhật đang thiếu hụt lao động trầm trọng.
“Do đã làm việc ở đây bốn năm rồi nên tôi cũng quen với cuộc sống hiện tại. Mọi thứ cũng ổn. Nhưng công việc vẫn hơi nặng,” chị Lương Thi Cham, 27 tuổi, nhân viên viện dưỡng lão Shukutoku Kyoseien ở thành phố Chiba, cho biết.
Theo lời ông Fusakichi Hayashi, giám đốc viện dưỡng lão này, muốn thu hút thêm công nhân nước ngoài, các viện dưỡng lão phải huấn luyện đúng cách cho họ về công việc, ngôn ngữ, cũng như hỗ trợ đầy đủ cho họ trong cuộc sống.
“Tôi nghĩ nhiều viện dưỡng lão cũng dạy cho họ cách làm công việc như thế nào, nhưng chỉ xem họ là nhân viên tạm thời. Những nhân viên này biết phân biệt nơi nào tốt nơi nào tệ, và hậu quả là họ sẽ không làm việc lâu dài ở những cơ sở như vậy.”
Hôm 1 Tháng Tư vừa qua, Nhật đã áp dụng chương trình visa mới, thu hút thêm lao động nước ngoài để đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động chưa từng có ở Nhật.
Theo chương trình này, khoảng 345,000 người nước ngoài được đến Nhật trong khoảng thời gian năm năm để làm việc trong 14 lĩnh vực đang thiếu hụt lao động.
Ni Sư Thich Tam Tri cho rằng, có thể trong số đó sẽ có rất nhiều người Việt Nam muốn tìm cuộc sống tốt hơn.
Hiện tại, số lượng người Việt đang tăng nhanh nhất trong số các nhóm người nước ngoài ở Nhật. (T.Long)
(nguoi-viet.com)
Không có nhận xét nào