Nguyễn Công Khế, cựu Tổng biên tập tờ
báo Thanh Niên tiết lộ vài bí mật đàng sau vụ kiện thế kỷ giữa Doanh
nhân Việt kiều Trịnh Vĩnh Bình và Bộ Tư pháp Việt Nam. Xin chia sẻ lại.
Những bí mật đàng sau vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình và Bộ Tư pháp |
Trong
đời làm báo của mình , tôi cũng đã nhiều lần cảm thấy bất lực trước
những lực cản có địa chỉ rõ ràng chứ không phải là vô hình. Chuyện chỉ
định thầu tại Sân vận động Mỹ Đình và chuyện xử lý bất công đối với
doanh nhân Việt kiều Trịnh Vĩnh Bình.
Nhân
anh Hoàng Hải Vân viết về vụ Trịnh Vĩnh Bình có nhắc đến việc tôi có
chuyển tài liệu đến cho Thủ tướng Võ văn Kiệt và cung cấp số liệu và
những sự thật bên trong cho chị Nguyễn thị Bình để chị phát biểu tại
Quốc hội.
Tôi
vừa ra Hà Nội thăm chị Bình, chân chị yếu nhưng trí tuệ chị thật minh
mẫn. Tấm lòng của chị với đất nước này chưa bao giờ nguôi phai. Chị lo
cho đất nước này như chăm lo cho một gia đình yêu quí nhất của mình.
Giá
như ngày đó những người xử lý việc này chịu khó nghe tiếng nói của chị
trình bày rất rành mạch trước quốc hội, thì đâu đến nỗi ngày nay, theo
như tin từ nước ngoài, VN phải ra trước Toà quốc tế buộc ta phải bồi
thường thiệt hại trên 37 triệu đô- la và hơn 7 triệu án phí.Mấy năm gần
đây, anh Bình có về Phú yên để tiếp tục đầu tư và muốn giải quyết vụ
việc, nhưng vẫn không có kết quả, buộc anh ấy phải quay về Châu Âu tiếp
tục vụ kiện.
Thực lòng anh ấy không muốn kiện.
Thật
ra vụ việc này bắt nguồn từ việc một cán bộ an ninh kinh tế có tên Ngô
chí Đan ở Vũng Tàu. Ngô chí Đan là em rể của Phương Vicarent. Họ cùng
nhau áp lực với Trịnh Vĩnh Bình để đòi chia chát. Những người này có thế
lực rất mạnh ở địa phương và cả một số cán bộ then chốt ở TƯ. Không
biết những người nghe theo Ngô chí Đan và Phương Vicarent có hiểu hết sự
tình bên trong của vụ này hay không, chứ nhà báo Trần Bạch Đằng đã từng
viết trên báo Thanh niên ,đây là dấu hiệu phát ra của một nhóm mafia ở
Vũng Tàu. Anh Trương Vĩnh Trọng hiểu vụ này và anh đã từng chỉ đạo phải "
moi" ra vụ này cho bằng được , khi anh còn làm Phó thủ tướng.Thủ tướng
Phan Văn Khải, trong một chuyến làm việc ở Hà lan đã kêu gọi TVB về nước
đầu tư. Bình đã bán tất cả cơ sở giò chả của mình ở Hà lan và đem về
nước khoảng gần 3 triệu đô la về VN đầu tư và số lãi tăng lên được 8 lần
trong 6 năm.
TT Phan văn Khải biết hết vụ việc và cũng rất xót xa nhưng khi tôi hỏi việc này, ông cũng lắc đầu bất lực.
Ở
Vũng Tàu, bạn tôi, anh Nguyễn Trọng Minh lúc đó bức xúc quá viết một
tâm thư gởi Bộ chính trị. Sau đó, anh cũng bị kỷ luật, tôi cũng không
nắm rõ, việc kỷ luật anh có dính dáng gì đến nội dung bức thư này hay
không?
Đây
là bài học xương máu cho lãnh đạo Việt Nam chúng ta. Nói như ông Nelson
Mandela khi bàn giao chức Tổng Thống cho Thabo Mbeki, ông nói: Anh hãy
tập hợp chung anh những người chân chính , dám nói thật cho anh nghe mọi
việc , chứ không nên tập hợp chung quanh mình những người nịnh mình và
không minh bạch.
Trường
hợp Trịnh Vĩnh Bình là vì , có những người ở cấp trên đã nghe báo cáo
không trung thực từ những người cấp dưới không minh bạch và tham nhũng.
Số
tiền phạt từ Toà quốc tế , tôi chưa hiểu cách xử lý thế nào. Nhưng tiền
nạp phạt là tiền thuế của Dân. Những quan chức đã xử lý sai vụ này
trong quá khứ làm thiệt hại tài sản và uy tín của Dân của nước ,ta phải
tính và rút bài học cho hiện tại ra làm sao đây?
Đối
với một người làm báo như chúng tôi, cái gì làm cho minh bạch trong vụ
này, chúng tôi cũng đã làm hết sức mình. Nhưng cuối cùng, cũng như mọi
người , đành nhìn phiên toà quốc tế này phán quyết một cách bất lực.
Thật là nghịch lý.
Nguyễn Công Khế
(FB Nguyễn Công Khế)
Không có nhận xét nào