Hình minh họa |
2016 và 2017 là những năm mà thứ hạng của Việt Nam trên bảng xếp hạng
của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) được cải
thiện. Mặc dù sự cải thiện không quá đáng kể - năm 2016 tăng 1 hạng, năm
2017 tăng 6 hạng và mỗi năm tăng 2 điểm trên thang điểm 100, song báo
chí nhà nước đã ngay lập tức diễn giải kết quả này là minh chứng
rằng "với những cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước Việt Nam, công tác
phòng chống tham nhũng trong nước đã đạt được một số kết quả nổi bật,
bao gồm việc xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng liên quan đến
nhiều cán bộ cấp cao." [1]
Tuy nhiên, gần đây khi Việt Nam được công bố là tụt đến 10 hạng trong năm 2018, thì báo chí nhà nước đã không giữ logic tương tự để diễn giải kết quả [2]. Trong bối cảnh báo chí nước nhà bị kiểm soát chặt chẽ, không ai bất ngờ vì sự tiền hậu bất nhất đó.
Thế nhưng, câu hỏi còn nguyên đó: Vì sao Việt Nam lại tụt hạng?
20/11/2018 hẳn là một ngày thất vọng đối với những người vận động và quan sát công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam khi mà Quốc Hội đã bỏ quy định xử lý tài sản bất minh khi thông qua Luật Phòng chống Tham nhũng sửa đổi, nghĩa là với tài sản mà cán bộ công chức không giải trình được sẽ không bị đánh thuế mà cũng chẳng đưa ra tòa án. [3]
Ủy ban Thường vụ Quốc Hội giải thích cho quyết định này rằng đây là vấn đề mới, lần đầu tiên được đặt ra, lại còn phức tạp, vì còn liên quan đến quyền sở hữu tài sản - quyền cơ bản hiến định.
Không rõ Ủy ban Thường vụ Quốc Hội có cố tình quên rằng Việt Nam đã tham gia Công ước Chống Tham nhũng của Liên Hợp Quốc (UNCAC) từ năm 2009 và Điều 20 Công ước này quy định các quốc gia thành viên cần hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính (illicit enrichment) [4]. Mười năm không phải là thời gian ngắn để một vấn đề như thế này còn mới, nếu thực tâm chống tham nhũng. Tương tự vậy, những lý giải rằng vấn đề này phức tạp vì liên quan đến quyền sở hữu tài sản hiến định là thiếu cơ sở vì đã có rất nhiều nước nội luật hóa Điều 20 UNCAC trong bối cảnh Hiến pháp nước họ cũng bảo vệ quyền sở hữu tài sản chẳng kém, nếu không muốn nói là còn hơn cả Việt Nam.
Tương tự vậy, trong phiên tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc Hội vào tháng 5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với tư cách Đại biểu Quốc Hội, cũng cho biết rằng "kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm bởi nó liên quan đến quyền đời tư, quyền bí mật cá nhân" [5] cho thấy có vẻ những người nắm quyền vẫn chưa sẵn sàng áp dụng những công cụ chống tham nhũng đã được chứng minh là có hiệu quả trên thế giới.
Và với một luật đóng vai trò tối quan trọng cho công cuộc chống tham nhũng là Luật Phòng chống Tham nhũng (sửa đổi) mà khi thông qua lại bỏ cả quy định công khai các bản kê khai tài sản của cán bộ công chức cấp cao để nhân dân và báo chí giám sát lẫn yêu cầu phải hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính thì làm sao mà công cuộc chống tham nhũng có hiệu quả trong dài hạn cho được?
Và thế thì việc tụt đến 10 hạng một năm như vừa qua cũng đâu có gì khó hiểu.
Tuy nhiên, gần đây khi Việt Nam được công bố là tụt đến 10 hạng trong năm 2018, thì báo chí nhà nước đã không giữ logic tương tự để diễn giải kết quả [2]. Trong bối cảnh báo chí nước nhà bị kiểm soát chặt chẽ, không ai bất ngờ vì sự tiền hậu bất nhất đó.
Thế nhưng, câu hỏi còn nguyên đó: Vì sao Việt Nam lại tụt hạng?
20/11/2018 hẳn là một ngày thất vọng đối với những người vận động và quan sát công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam khi mà Quốc Hội đã bỏ quy định xử lý tài sản bất minh khi thông qua Luật Phòng chống Tham nhũng sửa đổi, nghĩa là với tài sản mà cán bộ công chức không giải trình được sẽ không bị đánh thuế mà cũng chẳng đưa ra tòa án. [3]
Ủy ban Thường vụ Quốc Hội giải thích cho quyết định này rằng đây là vấn đề mới, lần đầu tiên được đặt ra, lại còn phức tạp, vì còn liên quan đến quyền sở hữu tài sản - quyền cơ bản hiến định.
Không rõ Ủy ban Thường vụ Quốc Hội có cố tình quên rằng Việt Nam đã tham gia Công ước Chống Tham nhũng của Liên Hợp Quốc (UNCAC) từ năm 2009 và Điều 20 Công ước này quy định các quốc gia thành viên cần hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính (illicit enrichment) [4]. Mười năm không phải là thời gian ngắn để một vấn đề như thế này còn mới, nếu thực tâm chống tham nhũng. Tương tự vậy, những lý giải rằng vấn đề này phức tạp vì liên quan đến quyền sở hữu tài sản hiến định là thiếu cơ sở vì đã có rất nhiều nước nội luật hóa Điều 20 UNCAC trong bối cảnh Hiến pháp nước họ cũng bảo vệ quyền sở hữu tài sản chẳng kém, nếu không muốn nói là còn hơn cả Việt Nam.
Tương tự vậy, trong phiên tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc Hội vào tháng 5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với tư cách Đại biểu Quốc Hội, cũng cho biết rằng "kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm bởi nó liên quan đến quyền đời tư, quyền bí mật cá nhân" [5] cho thấy có vẻ những người nắm quyền vẫn chưa sẵn sàng áp dụng những công cụ chống tham nhũng đã được chứng minh là có hiệu quả trên thế giới.
Và với một luật đóng vai trò tối quan trọng cho công cuộc chống tham nhũng là Luật Phòng chống Tham nhũng (sửa đổi) mà khi thông qua lại bỏ cả quy định công khai các bản kê khai tài sản của cán bộ công chức cấp cao để nhân dân và báo chí giám sát lẫn yêu cầu phải hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính thì làm sao mà công cuộc chống tham nhũng có hiệu quả trong dài hạn cho được?
Và thế thì việc tụt đến 10 hạng một năm như vừa qua cũng đâu có gì khó hiểu.
Nguyễn Anh Tuấn
[1]https://tuoitre.vn/viet-nam-cai-thien-6-bac-ve-chi-so-cam-nhan-tham-nhun...
http://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-ngoai/cuoc-chien-chong-tham-nhung-c...
[2]https://dantri.com.vn/kinh-doanh/chi-so-cam-nhan-tham-nhung-cpi-2018-vie...
[3]https://news.zing.vn/quoc-hoi-thong-nhat-chua-quy-dinh-xu-ly-tai-san-bat...
[4]http://csnd.vn/Home/Nghien-cuu-Trao-doi/773/Hinh-su-hoa-hanh-vi-lam-giau...
[5]https://www.tienphong.vn/xa-hoi/tong-bi-thu-ke-khai-tai-san-can-bo-la-va...
* Bài viết không phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
(RFA)
Không có nhận xét nào