Cà phê Yellow Bourbon thường hái trễ so với những giống khác vì sinh trưởng chậm. Chủ vườn cũng đợi chín đều hái một lượt nhằm tiết kiệm công. (Hình: Tuổi Trẻ) |
LÂM ĐỒNG, Việt Nam (NV) – Nhiều chuyên gia cà phê cho hay, hiện nay chỉ còn vùng Cầu Đất ở Đà Lạt còn một lượng nhỏ loại cà phê khi chín hạt chuyển sang màu vàng.
Do đó, theo báo Tuổi Trẻ, những người nông dân may mắn sở hữu những cây cà phê này được xem như sở hữu những “cây vàng,” bởi vì phẩm chất cao và giá trị của loại cà phê này mang lại.
Loại cà phê này là giống Yellow Bourbon nổi tiếng trên thế giới mà người Pháp đã mang đến Đà Lạt – Tây Nguyên hơn 100 năm trước.
Yellow Bourbon là một loài phụ của giống Arabica, phẩm chất cao nhưng thường dễ bị sâu bệnh.
Ở Việt Nam phổ biến nhất là cà phê Robusta, có sản lượng cao. Tuy nhiên, dòng đặc biệt Arabica chỉ trồng được ở những nơi có độ cao trên 1,200 mét, chủ yếu ở Đà Lạt và khu vực xung quanh. Loại này có đặc tính khác biệt, vị thanh, đắng nhẹ, đượm vị chua trái cây.
Ngay tại vùng Cầu Đất, được xem là thủ phủ Arabica (3,500 hécta), diện tích Yellow Bourbon cũng rất khiêm tốn, chưa tới 1% (khoảng 3 hécta).
Theo Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Lâm Đồng, cà phê Bourbon xuất xứ từ hòn đảo Bourbon, một hòn đảo thuộc Pháp, do người Pháp đưa vào Việt Nam cuối thế kỷ 19. Yellow Bourbon là một dòng lai đặc biệt của cà phê Bourbon.
Brazil, Panama, Indonesia là những đất nước nổi tiếng về cà phê Arabica đều trồng giống Yellow Bourbon, bán với giá cao gấp 5-10 lần so với cà phê bình thường.
Tại Đà Lạt, dù đây là loại cà phê được nhiều người “săn lùng,” nhưng vì khó canh tác và thị trường nhỏ nên không được khuyến khích trồng. Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đà Lạt khuyến cáo nông dân nên liên kết với đơn vị chế biến trước khi quyết định trồng.
Những ngày cuối Tháng Ba, 2019, nhiều du khách đến Đà Lạt đúng dịp những cây cà phê vàng chín tỏ ra thích thú, và tìm cách tham gia những tour du lịch về nông trại để được cùng hái cà phê với nông dân. (Tr.N)
Do đó, theo báo Tuổi Trẻ, những người nông dân may mắn sở hữu những cây cà phê này được xem như sở hữu những “cây vàng,” bởi vì phẩm chất cao và giá trị của loại cà phê này mang lại.
Loại cà phê này là giống Yellow Bourbon nổi tiếng trên thế giới mà người Pháp đã mang đến Đà Lạt – Tây Nguyên hơn 100 năm trước.
Yellow Bourbon là một loài phụ của giống Arabica, phẩm chất cao nhưng thường dễ bị sâu bệnh.
Ở Việt Nam phổ biến nhất là cà phê Robusta, có sản lượng cao. Tuy nhiên, dòng đặc biệt Arabica chỉ trồng được ở những nơi có độ cao trên 1,200 mét, chủ yếu ở Đà Lạt và khu vực xung quanh. Loại này có đặc tính khác biệt, vị thanh, đắng nhẹ, đượm vị chua trái cây.
Ngay tại vùng Cầu Đất, được xem là thủ phủ Arabica (3,500 hécta), diện tích Yellow Bourbon cũng rất khiêm tốn, chưa tới 1% (khoảng 3 hécta).
Theo Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Lâm Đồng, cà phê Bourbon xuất xứ từ hòn đảo Bourbon, một hòn đảo thuộc Pháp, do người Pháp đưa vào Việt Nam cuối thế kỷ 19. Yellow Bourbon là một dòng lai đặc biệt của cà phê Bourbon.
Brazil, Panama, Indonesia là những đất nước nổi tiếng về cà phê Arabica đều trồng giống Yellow Bourbon, bán với giá cao gấp 5-10 lần so với cà phê bình thường.
Tại Đà Lạt, dù đây là loại cà phê được nhiều người “săn lùng,” nhưng vì khó canh tác và thị trường nhỏ nên không được khuyến khích trồng. Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đà Lạt khuyến cáo nông dân nên liên kết với đơn vị chế biến trước khi quyết định trồng.
Những ngày cuối Tháng Ba, 2019, nhiều du khách đến Đà Lạt đúng dịp những cây cà phê vàng chín tỏ ra thích thú, và tìm cách tham gia những tour du lịch về nông trại để được cùng hái cà phê với nông dân. (Tr.N)
(nguoi-viet.com)
Không có nhận xét nào