Header Ads

  • Breaking News

    Nếu Tổng bí thư, Chủ tịch nước không còn đủ khả năng lãnh đạo nữa....

    Ai reo mừng nếu ‘Tổng tịch’ bị đột quỵ ?


    Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - Ảnh minh họa

    Có lẽ những người vui mừng như bắt được vàng là giới quan tham và đặc biệt là các gia tộc họ Nguyễn, họ Lê mà chiến dịch ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng đang dần thiêu đốt.

    ‘Nếu ‘tổng tịch’ bị tịch, Ba X sẽ mở tiệc khao bia cả Kiên Giang’ - một cư dân mạng đã viết như thế.

    Ngay trước mắt là những vụ án lớn mà Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương của ông Trọng đang nhắm tới như vụ ‘MobiFone mua AVG’ mà vừa bắt Phạm Nhật Vũ - em trai của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng, vụ Junin 2 (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có nhiều dấu hiệu hối lộ đến 584 triệu USD cho các quan chức Venezuela để nhận được quyền khai thác dầu khí tại mỏ Junin 2) - cả hai đều phảng phất bóng dáng Nguyễn Tấn Dũng.

    Vụ MobiFone mua AVG liên quan đến rất nhiều người - Ảnh minh họa

    Chưa kể một số vụ án khác liên quan đến khối ngân hàng, đại gia lưu manh Trần Bắc Hà - đệ tử tuột của Nguyễn Tấn Dũng, vụ Thủ Thiêm…

    Trần Bắc Hà, đệ tử ruột của Ba Dũng đang bị giam và điều tra về việc gây thất thoát khi điều khiển Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV

    Từ năm 2017 đến nay, ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng đã khiến nhiều quan chức bậc trung cấp hay cao cấp đau đầu, quá dễ tăng huyết áp và trụy tim mạch.

    Một cựu quan chức mô tả về tâm thế của những quan chức trên theo một cách rất tâm thần học : co rúm lại bởi những cơn ám ảnh xuất hiện ngay trong cả trong giấc ngủ.

    Vụ bắt Đinh La Thăng vào cuối năm 2017 không chỉ phá vỡ tiền lệ "ủy viên bộ chính trị không thể bị tống giam" trước đây, không chỉ mở màn cho chiến dịch "chống tham nhũng giai đoạn 2" của Tổng bí thư Trọng, không chỉ khiến một số văn nghệ sĩ một lần nữa ca tụng ông Trọng ngút trời như "Sỹ phu Bắc Hà", "Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo", "Minh quân", không chỉ đánh dấu lần đầu tiên trong cuộc đời hơn 6 năm làm tổng bí thư của mình Nguyễn Phú Trọng bắt đầu "nắm" được Bộ Công An, mà dường như còn khiến lộ ra lòng ham muốn Nguyễn Phú Trọng được phóng tác như một nét gì đó của Tập Cận Bình.

    Đó chính là mối nguy lớn nhất đối với vô số nhóm lợi ích ở Việt Nam. Đã từ lâu ở đất nước bị tàn phá bởi nạn tham nhũng và nguồn cơn "một đảng lãnh đạo toàn diện" này, giới quan chức tham nhũng đã thấm nhuần triết lý "cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền". Nhưng vào năm 2017, ngay cả một số cây viết thuộc phe lợi ích cũng phải công khai thừa nhận một triết lý mới toanh : "Trọng không cần tiền mà cần tiếng".

    Dĩ nhiên loại quan chức nhiều tiền lắm của luôn lo sợ chiến dịch "đốt lò" của Nguyễn Phú Trọng lặp lại những gì của Tập Cận Bình mà sẽ đốt ráo trọi của thứ củi, và chẳng ưa ông Trọng đến mức có lẽ chỉ cầu mong ông này bị đột quỵ hoặc bị… ám sát.

    Nhưng những quan chức nhúng chàm không muốn gột rửa lại chẳng mấy hy vọng việc Tổng bí thư Trọng bị một sát thủ vô hình bắn hạ như cảnh vẫn diễn ra trong phim Mỹ. Sau vụ "cả ba bị bắn" ở Yên Bái vào tháng Tám, 2016, nghe nói quân số bảo vệ các ủy viên bộ chính trị và đặc biệt cho tổng bí thư đã tăng gấp đôi gấp ba nên quá khó để ông Trọng bị thế này thế nọ, thậm chí cả bị đe dọa cũng chưa thấy.

    Còn vào lúc này, những tin tức mới nhất về khả năng Nguyễn Phú Trọng đã thực sự gặp phải một cơn tai biến đang trở thành niềm hy vọng không dám nói ra lời cho giới quan tham và các gia tộc quan chức tham nhũng. Nếu quả thật bị đột quỵ bởi tai biến mạch máu não ở tuổi 75, ông Trọng sẽ phải cay đắng chấp nhận quy luật ‘Sinh lão bệnh tử’ mà đã khiến cái lò của ông ta bị nguội đi rất nhanh theo cách ‘trên nóng dưới lạnh’, càng chẳng làm gì nổi Nguyễn Tấn Dũng - đối thủ chính trị đã từng hạ nhục ông ta tại Hội nghị trung ương 6 vào cuối năm 2012.

    Thường Sơn

    Nguồn : VNTB, 16/04/2019

    ********************

    Có nên câm lặng về bệnh tình của bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng ?

    Nguyễn Hồng Phúc, VNTB, 16/04/2019

    Từ khóa tìm kiếm "Nguyễn Phú Trọng" trên mạng xã hội đang ‘rất nóng’. Sự kiện ông Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện nhà nước Việt Nam đã xếp hàng thứ yếu. Xét theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh, thì việc bí mật bệnh tình của ông Nguyễn Phú Trọng là đúng quy định của pháp luật.

    Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo các bộ, ngành trung ương đến thăm Công ty cổ phần Gỗ MDF VRG Kiên Giang (Tập đoàn Cao su Việt Nam), nằm trong Khu công nghiệp Thạnh Lộc, H.Châu Thành, chiều ngày 13/4 - Ảnh minh họa

    Với tư cách người bệnh, ông Nguyễn Phú Trọng, theo Điều 8 "Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư", thì ông đương nhiên có quyền mặc định về giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án. Các thông tin này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh, hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.

    Theo Điều 59, thì hồ sơ bệnh án của tất cả mọi bệnh nhân, bao gồm cả bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng, được lưu trữ theo các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Như vậy xét về mặt quy định của pháp luật liên quan đến khám, chữa bệnh, thì việc ‘im lặng’ trước nghi vấn bệnh tình của ông Nguyễn Phú Trọng là không sai.

    Tuy nhiên ở đây người bệnh là một chính khách đứng đầu đảng chính trị, thì việc có nên tiếp tục giữ im lặng hay không, và giữ đến bao giờ là điều cần thiết xem xét lại trong việc chỉnh sửa, bổ sung các điều khoản tương ứng trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

    Ngoài ra, "Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước" cũng được xem là "Phạm vi bí mật nhà nước", song Luật bảo vệ bí mật nhà nước phải đến ngày 1/7/2020 mới hiệu lực thi hành.

    Câu hỏi đặt ra : Trong trường hợp thông tin sức khỏe của một chính khách có ảnh hưởng đến hoạt động của khu vực công, tại sao không công khai với dân chúng?. Tất nhiên việc công bố phải bảo đảm một trình tự nghiêm túc, không xâm hại đến quyền riêng tư của công dân nói chung, như chẳng hạn ở quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Điều đó phù hợp thông lệ chung với thế giới.

    Đơn cử, thử nhìn sang Singapore, ngày 15 tháng 2 năm 2015, một ngày trước khi Thủ tướng Lý Hiển Long nhập viện điều trị ung thư, Văn phòng Thủ tướng đã đăng tải công khai một thông cáo chính thức trên website của họ. Ngắn gọn song đầy đủ, thông cáo này bao gồm các thông tin về (1) diễn biến bệnh tình Thủ tướng, (2) nhóm bác sĩ điều trị, (3) số liệu khoa học về khả năng thành công của việc điều trị, (4) thời gian dự kiến điều trị và (5) thông tin về người đảm nhiệm thay vai trò Thủ tướng trong thời gian ông Lý điều trị. Riêng Thủ tướng Lý thậm chí còn đăng tải trên trang Facebook cá nhân của ông những hình ảnh trước giờ tiến hành điều trị.

    Cảm giác làm chủ của người dân được nâng cao khi họ biết rõ thông tin bệnh tình của những người đang được họ ủy nhiệm quyền lực, rằng người đó có đủ sức khỏe để họ tiếp tục giao phó quyền quản trị quốc gia hay không ?

    Người ta muốn hỏi tin đồn về chuyện ông Nguyễn Phú Trọng bị đột quỵ có đúng hay không? Những câu hỏi, nhu cầu thông tin đó là có thật, gắn với cuộc sống của người dân. Và trên hết, một câu trả lời rõ ràng trong trường hợp này cho thấy hoàn toàn không hề vi phạm Luật Khám bệnh, chữa bệnh, vì bản thân nó không liên quan đến nội dung của hồ sơ bệnh án.

    Tình hình sức khỏe lãnh đạo được dư luận quan tâm thì nên thông tin công khai cho công luận, điều này sẽ giúp xua tan những nghi ngờ, đồn đoán không cần thiết. Vả lại, chuyện sinh lão bệnh tử cũng lẽ thường tình.

    Ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã bước vào tuổi 75, dư chuẩn đến 15 năm trong việc gia nhập Hội Người cao tuổi. Mặt khác, theo quy định của Luật Người cao tuổi do chính ông Nguyễn Phú Trọng ký ban hành hồi ông làm Chủ tịch Quốc hội, thì hiện nay ông đã được quyền nghỉ ngơi và hưởng các phúc lợi an sinh mà Đảng và Nhà nước dành cho một vị 'nguyên lão' như ông.

    Nguyễn Hồng Phúc

    Nguồn : VNTB, 16/04/2019

    **********************

    Ông Nguyễn Phú Trọng ‘đã tỉnh và ăn cháo’ ?

    Cát Linh, Người Việt, 15/04/2019

    "Sáng 15/4 : đã tỉnh và ăn cháo. Chiều 15/4 : vẫn Chợ Rẫy". – Đó là những dòng cập nhật về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, chủ tịch nước, trên trang facebook Lê Nguyễn Hương Trà vào cuối ngày 15/04/2019, theo giờ Việt Nam.

    Một trong những tấm hình "mới nhất" của ông Nguyễn Phú Trọng trên báo nhà nước của Việt Nam là cảnh ông đi thăm mô hình nuôi tôm công nghiệp của Công ty cổ phần Trung Sơn vào chiều 13 tháng Tư tại Kiên Giang. (Hình : Thanh Niên)

    Một ngày trước đó, hôm 14 tháng Tư, facebooker này loan tin ông Nguyễn Phú Trọng vào cấp cứu ở Khoa Nội B, bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang. Sau đó, lúc 3 giờ 35 phút chiều, đưa lên Sài Gòn bằng máy bay đến Tân Sơn Nhất rồi vào cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy.

    Tin tức này sau đó lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội, trong lúc truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam hoàn toàn không lên tiếng, chỉ trừ thông tin ông Trọng đang có chuyến thăm và chỉ đạo ở tỉnh Kiên Giang trong hai ngày 13 và 14/04/2019.

    Nếu như trong hai ngày qua, 14 và 15/04, truyền thông tại Việt Nam do nhà nước quản lý hoàn toàn im tiếng về tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, thì mạng xã hội và truyền thông hải ngoại đang có cách đưa tin rất khác nhau.

    Mạng xã hội

    Lúc 7 giờ 30 phút sáng 16 tháng Tư (giờ Việt Nam), trên trang Facebook cá nhân của của ông Huỳnh Ngọc Chênh, cựu thư ký tòa soạn báo Thanh Niên, viết : "1.000 cơ quan báo đài vẫn im phăng phắc về bệnh tình của ông Trọng".

    Đây không phải là chuyện ngạc nhiên cũng không phải là lần đầu tiên truyền thông "lề phải" có phản ứng như thế mỗi khi có "hữu sự" về tình hình sức khỏe của các cấp lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam. Các trường hợp như ông Đinh Thế Huynh, ông Trần Đại Quang, xa hơn nữa, năm 2015, ông Nguyễn Bá Thanh là những ví dụ rất cụ thể.

    Thế nhưng lần này, với chính người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam, người hay được gọi là "Thái Thượng Hoàng" của đảng, ngay cả cách đưa tin của mạng xã hội cũng có nhiều sự khác biệt.

    Tin về sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng được đưa chi tiết từ Facebook của hai blogger nổi tiếng, những nội dung họ đăng tải có tầm ảnh hưởng khá lớn với dư luận, đặc biệt là với những chuyện được cho là "thâm cung bí sử", đó là Lê Nguyễn Hương Trà (Cô Gái Đồ Long) và Người Buôn Gió.

    Sau đó nguồn tin được lan tỏa. Ngay cả nhà báo Lê Trung Khoa, chủ trang báo mạng Thời Báo bên Đức, trong những bảng tin đầu tiên về sức khỏe ông Trọng cũng dẫn nguồn tin từ Facebook của blogger Lê Nguyễn Hương Trà.

    Khung cảnh công an đứng canh bên ngoài bệnh viện Chợ Rẫy chiều 14 tháng Tư, nơi ông Nguyễn Phú Trọng được đưa vào cấp cứu. (Hình : Facebook Huỳnh Phương)

    Một điều đặc biệt, nhà báo nổi tiếng có tầm ảnh hưởng không kém khi đưa tin về chuyện "cung đình", đó là nhà báo Trương Huy San (Osin Huy Đức) thì lần này lại hoàn toàn "trắng" thông tin trên trang cá nhân.

    Nhà báo Huy San là người từng đăng những dòng tin đầu tiên về sức khỏe ông Đinh Thế Huynh, ông Trần Đại Quang. Sau đó, báo chí trong nước mới đưa tin.

    Truyền thông hải ngoại

    Cho đến chiều tối ngày thứ Hai, 15 tháng Tư, khi những thông tin mới nhất, khá chi tiết về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng được đăng tải trên tờ Thời Báo :

    "15/04/2019 : Cập nhật lúc 21:30 (giờ VN) từ bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh : Bà Ngô Thị Mận, vợ của Tổng bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương đang thảo luận phương án di chuyển ông Nguyễn Phú Trọng ra Hà Nội vào ngày mai".

    Trong lúc đó, các cơ quan truyền thông như VOA, BBC, RFA chỉ dừng lại ở các bản tin khiêm tốn.

    VOA chỉ đăng tải một bài duy nhất có nội dung : "Ông Nguyễn Phú Trọng trong top tìm kiếm ở Việt Nam" vào ngày Chủ Nhật 14 tháng Tư, 2019.

    Trong đó có chi tiết : "Do là ngày nghỉ, VOA tiếng Việt không thể liên lạc được với phía Việt Nam để xác minh thông tin liên quan tới tình hình sức khỏe của ông Trọng".

    Cũng trong ngày Chủ Nhật, 14 tháng Tư, 2019, BBC có bài viết : "Mạng xã hội ồn ào tin sức khỏe Tổng bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng". Trong đó cũng nhắc đến tên ông Nguyễn Phú Trọng có lúc đứng đầu trong danh sách tìm kiếm trên Google tại Việt Nam trong ngày 14 tháng Tư và "nguyên do là vì xuất hiện tin không chính thức nói ông Nguyễn Phú Trọng nhập viện sáng 14 tháng Tư trong lúc đang thăm tỉnh Kiên Giang".

    Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho đến ngày thứ Hai, 15 tháng Tư, 2019, mới có bài tổng quát nói về "Tranh cãi tình hình sức khỏe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đâu là sự thật ?".

    Bài viết này cũng có nhắc đến nguồn tin từ Người Buôn Gió, Lê Nguyễn Hương Trà và những thông tin trên mạng xã hội khác.

    Trong khi đó, vào cuối buổi phỏng vấn mới nhất do Người Việt thực hiện với Tiến sĩ kinh tế, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, ông có đề cập chi tiết : "Bước ngoặt lớn của chính trường Việt Nam có diễn ra hay không hoặc diễn ra như thế nào thì câu trả lời sẽ ở sự xuất hiện của ông Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp gần nhất".

    Cát Linh

    Nguồn : Người Việt

    Không có nhận xét nào