Hôm 10 Tháng Tư, 12 nam thanh niên,
phụ nữ Biên Hòa được phóng thích sau 10 tháng đi tù vì tham gia biểu
tình ôn hòa phản đối Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng.
Một trong 12 người đi tù về được gia đình chào đón. (Hình: Facebook Nguyễn Thúy Hạnh) |
Nhà
hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh ghi nhận trên trang cá nhân: “Các cháu đã
trở về nhà trong niềm vui đoàn tụ của gia đình, làng xóm, tràn ngập hoa
và tiếng cười. Các cháu càng vui hơn khi biết rất được mọi người quan
tâm, đặc biệt vinh dự được nhận giải thưởng Trần Văn Bá, giải thưởng
dành cho những người ở quốc nội đang trực diện, bất chấp hiểm nguy, đòi
hỏi và đẩy mạnh tự do, công lý và bảo toàn lãnh thổ cho Việt Nam. Các
cháu đều hiểu và tự hào rằng tù đày là vinh quang.”
Danh
sách này gồm các anh chị: Nguyễn Thị Trúc Anh, Nguyễn Thị Lan Anh, Phạm
Ngọc Huyền, Đinh Mã Phong, Hồ Công Duy, Diệp Út Tiền, Đoàn Văn Thưởng,
Nguyễn Thị Ngọc Liên, Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Nguyễn Thanh Toàn…
Hầu
hết trong số này là phụ nữ và ở độ tuổi 20. Họ là những công nhân và
người buôn bán bình thường đang sinh sống và làm việc tại Đồng Nai, đi
biểu tình vì “muốn thể hiện thái độ và trách nhiệm công dân của mình
trước hiểm họa nguy hại cho đất nước của Luật Đặc Khu và Luật An Ninh
Mạng, theo trang trang Nhật Ký Biểu Tình.
Những
người nêu trên nằm trong số 20 người bị bắt trong ngày biểu tình 10
Tháng Sáu, 2018 và bị phạt tù 10 tháng trở lên trong một phiên tòa “chớp
nhoáng” diễn ra tại Tòa Án tỉnh Đồng Nai hôm 30 Tháng Bảy, 2018. Tất cả
những người này đều bị khép tội “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều
318 Bộ Luật Hình Sự CSVN 2015.
Thời
điểm đó, trang Nhật Ký Biểu Tình tường thuật: “Phiên tòa xử 20 người
tham gia biểu tình phản đối Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng diễn ra
với sự hiện diện của hàng trăm công an mặc thường phục và sắc phục bao
vây quanh bên ngoài và bên trong phiên tòa. Đúng như kiểu ‘phiên tòa bỏ
túi’ điển hình của chế độ, phiên tòa diễn ra nhanh chóng trong vài tiếng
đồng hồ. Mức án thấp nhất là 10 tháng và cao nhất là 1 năm 4 tháng tù
giam.”
“Nhiều
gia đình người biểu tình có mặt tại phiên tòa đã rất uất ức trước bản
án quá nặng nề dành cho người thân, con em của họ. Trước đó nhiều lần
các nhân viên an ninh đã dụ dỗ người biểu tình ký vào biên bản nhận tội
để được thả sớm, và cũng dùng hình thức lừa dối đó để dụ các gia đình
nạn nhân phải im lặng,” theo trang Nhật Ký Biểu Tình.
Hồi
Tháng Mười Một, 2018, khi phiên phúc thẩm xử vụ 20 người Biên Hòa biểu
tình diễn ra, Luật Sư Nguyễn Văn Miểng viết trên trang cá nhân: “Các ảnh
trong hồ sơ cho thấy công an đã đồng hành với đoàn biểu tình trong trật
tự, chia cắt nhỏ đoàn biểu tình, ép họ vào con đường Nguyễn Ái Quốc và
cuối cùng dồn họ vào con đường Dương Tử Giang để hốt họ lên xe chở về
đồn công an. Hành vi của các bị cáo đều giống nhau, lái xe mô tô, chở
người cầm cờ, cầm khẩu hiệu và hô “phản đối” được cáo trạng liệt kê mỗi
người chỉ độ 5, 7 dòng. Khi tiếp xúc với luật sư, tất cả các bạn trẻ đều
nhận rằng họ có đi biểu tình phản đối Luật Đặc Khu xuất phát từ lòng
yêu nước, chứ không bị ai xúi giục và không có ai cho 300.000 đồng ($13)
[như dư luận viên rêu rao và cáo buộc người biểu tình].”
(Người Việt)
Không có nhận xét nào