Chưa nói về phương diện pháp luật, một xã hội mà những người mắc lỗi (dù vô tình hay cố ý) lại không biết nhận lỗi, xin lỗi, tạ lỗi, chuộc lỗi, lại còn dùng mọi thủ đoạn để che giấu, trốn tránh tội lỗi, thì xã hội ấy thực sự VÔ ĐẠO ĐỨC.
Nền tảng đạo đức truyền thống của xã hội là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Khi quan hệ người với người không còn tin cậy, không chân thành, trung thực với nhau, tức là khi không có NIỀM TIN vào nhau thì Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí đều chỉ là giả dối.
Việc giáo dục Đạo đức trong gia đình, nhà trường cũng vậy, dù có dạy bao nhiêu khái niệm đạo đức, rèn bao nhiêu kỹ năng, hành vi đạo đức mà học sinh không có Tình cảm đạo đức, không có Niềm tin đạo đức thì chẳng khác nào dạy thú làm xiếc!
Gần đây bà Phạm Chi Lan có nói với tôi, không hiểu sao, nhiều con cái quan chức đi học ở Tây về mà khi ngồi vào bộ máy này, không thấy họ thể hiện được những gì đã học ở các nước văn minh… Tôi nghĩ rằng, khi cái gốc đạo đức mờ nhạt, mà động cơ vụ lợi quá lớn thì nó sai khiến tất cả.
Người ta ai cũng có thể mắc lỗi lầm. Bản chất đạo đức, nhân cách thể hiện ở thái độ của người mắc lỗi trước lỗi lầm của mình. Chỉ có thành tâm nhận lỗi, xin lỗi, tạ lỗi, chuộc lỗi, mới thực sự gây dựng được Niềm tin đạo đức; người mắc lỗi mới có thể giải thoát được “mặc cảm tội lỗi”, để ngẩng cao đầu sống với tư cách một con người có nhân phẩm, nhân cách trong xã hội và trước nhân loại.
Trong Cải cách ruộng đất (1956) ở quê tôi, tôi không thấy con ruột đấu, tố bố mẹ, nhưng đã thấy con rể đấu, tố bố mẹ vợ; con dâu đấu, tố bố mẹ chồng; con nuôi đấu, tố bố mẹ nuôi; cháu đấu tố bác; em đấu tố anh; bạn bè, đồng chí đấu tố nhau…
Sau này nhìn lại, tôi đã có được những trải nghiệm vô cùng hữu ích. Đó là lúc “Sửa sai”, những người đã từng đấu, tố sai trái (mà hầu hết là vu oan, bịa đặt, căm thù giả tạo), biết chân thành nhận lỗi, tạ lỗi, chuộc lỗi thì hầu như những mối quan hệ đổ vỡ trước đó được hàn gắn, thậm chí còn bền chặt hơn. Trái lại, những trường hợp làm chiếu lệ, không chân thành, thì quan hệ chỉ là hình thức giả tạo; còn những người cố tình không nhận lỗi, hoặc nhất định không tha thứ, thì quan hệ tan vỡ, thậm chí anh em thành thù hận cho đến cả đời con, cháu không muốn nhìn mặt nhau…
Trong cuộc “Thí nghiệm xã hội” đầy tội ác, đau đớn ấy, nếu tỉnh táo, chân thành sẽ rút ra những bài học đắt giá để không bao giờ mắc lại nữa. Đau đớn thay, những người cộng sản vẫn coi CCRĐ đã giành thắng lợi to lớn và không thành thực nhận ra tội lỗi, để tạ lỗi, chuộc lỗi, nên cứ tiếp tục gây ra những tội lỗi mới và tiếp tục chối tội, thậm chí lấy tội lỗi làm công trạng, làm thành tích để tuyên truyền che lấp tội lỗi…
Tôi đã nhiều lần trăn trở về hai nhân vật, mà sinh thời, tôi vô cùng khâm phục, kính trọng là Hồ Chí Minh và Lê Duẩn. Tôi đã nghiệm ra rằng, khi nào theo đạo nghĩa truyền thống, hai ông thật tuyệt vời; nhưng khi đứng trên lập trường cộng sản, hai con người ấy khác hẳn, lạ lùng. Trước đây, “chất cộng sản” đã làm con người xa rời đạo lý gốc rễ của dân tộc. Nay thì “cộng sản giả hiệu”, nên mọi cái cũng giả dối theo. Trong một xã hội mà sự dối trá trâng tráo lên ngôi thì đạo đức xã hội tiêu vong!
Nhìn ra thế giới, ta càng hiểu thêm. Thủ tướng Đức Willy Brandt, năm 1970 khi sang thăm Ba Lan, trước tượng đài tưởng niệm các nạn nhân của cuộc khởi nghĩa Do Thái ở Warszawa, đột ngột ông quỳ sụp xuống. Sau đó ông giải thích: “Trực diện với vực thẳm của lịch sử Đức và dưới sức nặng của hàng triệu người đã bị sát hại, tôi đã làm điều mà con người làm khi ngôn ngữ tê liệt”…
Với hành động đó, Willy Brandt đã được tạp chí “Time” bình chọn là “Người của năm 1970”, và cùng với nhiều hoạt động hòa giải, kiến tạo mối quan hệ tin cậy giữa nước Đức và các cựu thù, ông đã được trao Giải Nobel Hòa bình 1971 (1).
Gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Zu Guttenberg, 39 tuổi, một ngôi sao đang lên đầy hứa hẹn sẽ tranh chức Thủ tướng Đức, nhưng khi người ta phát hiện Luận án Tiến sĩ trước đây của ông có bằng chứng đạo văn, ông đã thành khẩn nhận lỗi và tuyên bố từ chức. Thủ tướng Merkel trước đó khẳng định bà đứng về phía zu Guttenberg. “Tôi bổ nhiệm Guttenberg là bộ trưởng quốc phòng chứ không phải làm trợ lý về học thuật hay tiến sĩ”, bà nói. “Điều quan trọng là ông ấy thực hiện các nhiệm vụ của bộ trưởng quốc phòng một cách hoàn hảo”. Mặc dù vậy, ông đã tuyên bố: “Tôi cảm ơn thủ tướng vì sự ủng hộ của bà. Tuy nhiên, tôi không cố được nữa”.
Luận án tiến sĩ của Guttenberg hoàn thành năm 2006 và xuất bản năm 2009. Tờ Suddeutsche Zeitung khẳng định ông Guttenberg đã sao chép từng chữ một đoạn văn từ một bài báo và một đoạn khác từ một bài giảng mà không chú thích rõ, trong khi nhiều đoạn khác không được ghi nguồn chính xác. Ông Zu Guttenberg thừa nhận đã phạm sai lầm nghiêm trọng song cho biết không hề cố ý làm thế. (2)
Tôi nghe nói người Nhật cũng rất thành khẩn nhận lỗi và tạ lỗi. Thậm chí nhiều người khi mắc lỗi nặng còn tự tử và để lại Thư tuyệt mệnh, xin được tha thứ. Đây là một ví dụ: Kĩ sư người Nhật Kishi Ryoichi (51 tuổi) đã để lại thư tuyệt mệnh để nhận trách nhiệm sau khi một sợi dây cáp của cây cầu treo do ông phụ trách tại thành phố Yalova (Thổ Nhĩ Kỳ) bị đứt. Mặc dù sự cố không gây chết người, nhưng khiến giao thông đường biển bị ngừng trệ trong một thời gian ngắn. Sự kiện đó đã làm chấn động cả nước Thổ nhĩ kỳ… (3)
Người Hàn quốc cũng có văn hóa, đặt trung thực, danh dự lên hàng đầu của đạo đức. Cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun, người lên cầm quyền với danh hiệu là nhà chống tham nhũng, nhưng sau khi ông nghỉ hưu, có các vụ tố cáo hối lộ có liên quan đến vợ, con ông… Ông đã viết Thư tuyệt mệnh để lại và nhảy từ trên núi xuống tự tử. Vụ tự sát đầu tiên của một cựu tổng thống ở Hàn Quốc đã làm cả quốc gia này bàng hoàng… (4)
Không chỉ những quan chức mà người dân của Hàn quốc hay Nhật Bản cũng luôn thể hiện sự chân thành nhận lỗi, tạ lỗi khi mắc lỗi lầm. Thậm chí khi con mắc lỗi, cha mẹ cũng quỳ xin lỗi.
Không chỉ ở trong nước mà với các quốc gia khác, họ cũng biết chân thành sám hối. Vào ngày 10/3/2018, có 41 du khách người Hàn Quốc, họ đến quỳ gối và cúi đầu xin tạ lỗi với nhân dân làng Hà My (xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), với những gì mà thế hệ đi trước của họ gây tội ác, giết chết 135 dân thường vô tội nơi đây(5).
Một chuyện cũng xảy ra bất ngờ, khi cuộc biểu tình của những người phụ nữ Hàn Quốc trước đây bị quân đội Nhật bắt phục vụ “giải khuây”, diễn ra trước cửa tòa Đại sứ quán cũ của Nhật Bản tại Seoul, Hàn Quốc, một cụ ông Nhật Bản, Giáo sư Triết học Endo Doru, 79 tuổi, đã quỳ trước 2 cụ bà Kim Bok Dong (90 tuổi) và Gil Won Ok (80 tuổi) và gửi tới hai trong số rất nhiều người “phụ nữ giải khuây” Hàn Quốc lời xin lỗi tới từ tận đáy lòng. Với tư cách một người Nhật Bản, đặc biệt là một người đàn ông Nhật Bản, ông Doru muốn cầu xin sự tha thứ. Nghĩa cử đẹp của vị giáo sư già người Nhật, dù chẳng thể nào bù đắp lại nỗi đau khổ, tủi nhục mà những người phụ nữ Hàn này từng trải qua, vẫn khiến nhiều người không khỏi xúc động và ấm lòng (5).
Phải chăng vì biết thành tâm nhận lỗi, xin lỗi, tạ lỗi như vậy mà dân tộc Đức, Nhật, Hàn được nhân loại khâm phục, kính trọng, dù trong quá khứ họ từng phạm không ít tội lỗi; phải chẳng vì vậy mà xã hội của họ an lành, văn minh, đất nước phát triển nhanh và bền vững!
Còn văn hóa, đạo đức của xã hội ta cứ ngày càng tuột sâu xuống vực thẳm, thì làm sao xã hội có thể văn minh, đất nước có thể phát triển “nhanh và bền vững” được?
(baotiengdan.com)
Người Nhật thành tâm cúi đầu khi xin lỗi. Nguồn: DKN |
Nền tảng đạo đức truyền thống của xã hội là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Khi quan hệ người với người không còn tin cậy, không chân thành, trung thực với nhau, tức là khi không có NIỀM TIN vào nhau thì Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí đều chỉ là giả dối.
Việc giáo dục Đạo đức trong gia đình, nhà trường cũng vậy, dù có dạy bao nhiêu khái niệm đạo đức, rèn bao nhiêu kỹ năng, hành vi đạo đức mà học sinh không có Tình cảm đạo đức, không có Niềm tin đạo đức thì chẳng khác nào dạy thú làm xiếc!
Gần đây bà Phạm Chi Lan có nói với tôi, không hiểu sao, nhiều con cái quan chức đi học ở Tây về mà khi ngồi vào bộ máy này, không thấy họ thể hiện được những gì đã học ở các nước văn minh… Tôi nghĩ rằng, khi cái gốc đạo đức mờ nhạt, mà động cơ vụ lợi quá lớn thì nó sai khiến tất cả.
Người ta ai cũng có thể mắc lỗi lầm. Bản chất đạo đức, nhân cách thể hiện ở thái độ của người mắc lỗi trước lỗi lầm của mình. Chỉ có thành tâm nhận lỗi, xin lỗi, tạ lỗi, chuộc lỗi, mới thực sự gây dựng được Niềm tin đạo đức; người mắc lỗi mới có thể giải thoát được “mặc cảm tội lỗi”, để ngẩng cao đầu sống với tư cách một con người có nhân phẩm, nhân cách trong xã hội và trước nhân loại.
Trong Cải cách ruộng đất (1956) ở quê tôi, tôi không thấy con ruột đấu, tố bố mẹ, nhưng đã thấy con rể đấu, tố bố mẹ vợ; con dâu đấu, tố bố mẹ chồng; con nuôi đấu, tố bố mẹ nuôi; cháu đấu tố bác; em đấu tố anh; bạn bè, đồng chí đấu tố nhau…
Sau này nhìn lại, tôi đã có được những trải nghiệm vô cùng hữu ích. Đó là lúc “Sửa sai”, những người đã từng đấu, tố sai trái (mà hầu hết là vu oan, bịa đặt, căm thù giả tạo), biết chân thành nhận lỗi, tạ lỗi, chuộc lỗi thì hầu như những mối quan hệ đổ vỡ trước đó được hàn gắn, thậm chí còn bền chặt hơn. Trái lại, những trường hợp làm chiếu lệ, không chân thành, thì quan hệ chỉ là hình thức giả tạo; còn những người cố tình không nhận lỗi, hoặc nhất định không tha thứ, thì quan hệ tan vỡ, thậm chí anh em thành thù hận cho đến cả đời con, cháu không muốn nhìn mặt nhau…
Trong cuộc “Thí nghiệm xã hội” đầy tội ác, đau đớn ấy, nếu tỉnh táo, chân thành sẽ rút ra những bài học đắt giá để không bao giờ mắc lại nữa. Đau đớn thay, những người cộng sản vẫn coi CCRĐ đã giành thắng lợi to lớn và không thành thực nhận ra tội lỗi, để tạ lỗi, chuộc lỗi, nên cứ tiếp tục gây ra những tội lỗi mới và tiếp tục chối tội, thậm chí lấy tội lỗi làm công trạng, làm thành tích để tuyên truyền che lấp tội lỗi…
Tôi đã nhiều lần trăn trở về hai nhân vật, mà sinh thời, tôi vô cùng khâm phục, kính trọng là Hồ Chí Minh và Lê Duẩn. Tôi đã nghiệm ra rằng, khi nào theo đạo nghĩa truyền thống, hai ông thật tuyệt vời; nhưng khi đứng trên lập trường cộng sản, hai con người ấy khác hẳn, lạ lùng. Trước đây, “chất cộng sản” đã làm con người xa rời đạo lý gốc rễ của dân tộc. Nay thì “cộng sản giả hiệu”, nên mọi cái cũng giả dối theo. Trong một xã hội mà sự dối trá trâng tráo lên ngôi thì đạo đức xã hội tiêu vong!
Nhìn ra thế giới, ta càng hiểu thêm. Thủ tướng Đức Willy Brandt, năm 1970 khi sang thăm Ba Lan, trước tượng đài tưởng niệm các nạn nhân của cuộc khởi nghĩa Do Thái ở Warszawa, đột ngột ông quỳ sụp xuống. Sau đó ông giải thích: “Trực diện với vực thẳm của lịch sử Đức và dưới sức nặng của hàng triệu người đã bị sát hại, tôi đã làm điều mà con người làm khi ngôn ngữ tê liệt”…
Với hành động đó, Willy Brandt đã được tạp chí “Time” bình chọn là “Người của năm 1970”, và cùng với nhiều hoạt động hòa giải, kiến tạo mối quan hệ tin cậy giữa nước Đức và các cựu thù, ông đã được trao Giải Nobel Hòa bình 1971 (1).
Gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Zu Guttenberg, 39 tuổi, một ngôi sao đang lên đầy hứa hẹn sẽ tranh chức Thủ tướng Đức, nhưng khi người ta phát hiện Luận án Tiến sĩ trước đây của ông có bằng chứng đạo văn, ông đã thành khẩn nhận lỗi và tuyên bố từ chức. Thủ tướng Merkel trước đó khẳng định bà đứng về phía zu Guttenberg. “Tôi bổ nhiệm Guttenberg là bộ trưởng quốc phòng chứ không phải làm trợ lý về học thuật hay tiến sĩ”, bà nói. “Điều quan trọng là ông ấy thực hiện các nhiệm vụ của bộ trưởng quốc phòng một cách hoàn hảo”. Mặc dù vậy, ông đã tuyên bố: “Tôi cảm ơn thủ tướng vì sự ủng hộ của bà. Tuy nhiên, tôi không cố được nữa”.
Luận án tiến sĩ của Guttenberg hoàn thành năm 2006 và xuất bản năm 2009. Tờ Suddeutsche Zeitung khẳng định ông Guttenberg đã sao chép từng chữ một đoạn văn từ một bài báo và một đoạn khác từ một bài giảng mà không chú thích rõ, trong khi nhiều đoạn khác không được ghi nguồn chính xác. Ông Zu Guttenberg thừa nhận đã phạm sai lầm nghiêm trọng song cho biết không hề cố ý làm thế. (2)
Tôi nghe nói người Nhật cũng rất thành khẩn nhận lỗi và tạ lỗi. Thậm chí nhiều người khi mắc lỗi nặng còn tự tử và để lại Thư tuyệt mệnh, xin được tha thứ. Đây là một ví dụ: Kĩ sư người Nhật Kishi Ryoichi (51 tuổi) đã để lại thư tuyệt mệnh để nhận trách nhiệm sau khi một sợi dây cáp của cây cầu treo do ông phụ trách tại thành phố Yalova (Thổ Nhĩ Kỳ) bị đứt. Mặc dù sự cố không gây chết người, nhưng khiến giao thông đường biển bị ngừng trệ trong một thời gian ngắn. Sự kiện đó đã làm chấn động cả nước Thổ nhĩ kỳ… (3)
Người Hàn quốc cũng có văn hóa, đặt trung thực, danh dự lên hàng đầu của đạo đức. Cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun, người lên cầm quyền với danh hiệu là nhà chống tham nhũng, nhưng sau khi ông nghỉ hưu, có các vụ tố cáo hối lộ có liên quan đến vợ, con ông… Ông đã viết Thư tuyệt mệnh để lại và nhảy từ trên núi xuống tự tử. Vụ tự sát đầu tiên của một cựu tổng thống ở Hàn Quốc đã làm cả quốc gia này bàng hoàng… (4)
Không chỉ những quan chức mà người dân của Hàn quốc hay Nhật Bản cũng luôn thể hiện sự chân thành nhận lỗi, tạ lỗi khi mắc lỗi lầm. Thậm chí khi con mắc lỗi, cha mẹ cũng quỳ xin lỗi.
Không chỉ ở trong nước mà với các quốc gia khác, họ cũng biết chân thành sám hối. Vào ngày 10/3/2018, có 41 du khách người Hàn Quốc, họ đến quỳ gối và cúi đầu xin tạ lỗi với nhân dân làng Hà My (xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), với những gì mà thế hệ đi trước của họ gây tội ác, giết chết 135 dân thường vô tội nơi đây(5).
Một chuyện cũng xảy ra bất ngờ, khi cuộc biểu tình của những người phụ nữ Hàn Quốc trước đây bị quân đội Nhật bắt phục vụ “giải khuây”, diễn ra trước cửa tòa Đại sứ quán cũ của Nhật Bản tại Seoul, Hàn Quốc, một cụ ông Nhật Bản, Giáo sư Triết học Endo Doru, 79 tuổi, đã quỳ trước 2 cụ bà Kim Bok Dong (90 tuổi) và Gil Won Ok (80 tuổi) và gửi tới hai trong số rất nhiều người “phụ nữ giải khuây” Hàn Quốc lời xin lỗi tới từ tận đáy lòng. Với tư cách một người Nhật Bản, đặc biệt là một người đàn ông Nhật Bản, ông Doru muốn cầu xin sự tha thứ. Nghĩa cử đẹp của vị giáo sư già người Nhật, dù chẳng thể nào bù đắp lại nỗi đau khổ, tủi nhục mà những người phụ nữ Hàn này từng trải qua, vẫn khiến nhiều người không khỏi xúc động và ấm lòng (5).
Phải chăng vì biết thành tâm nhận lỗi, xin lỗi, tạ lỗi như vậy mà dân tộc Đức, Nhật, Hàn được nhân loại khâm phục, kính trọng, dù trong quá khứ họ từng phạm không ít tội lỗi; phải chẳng vì vậy mà xã hội của họ an lành, văn minh, đất nước phát triển nhanh và bền vững!
Còn văn hóa, đạo đức của xã hội ta cứ ngày càng tuột sâu xuống vực thẳm, thì làm sao xã hội có thể văn minh, đất nước có thể phát triển “nhanh và bền vững” được?
(baotiengdan.com)
Không có nhận xét nào