Trong lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
có lẽ người bị nghi ngờ về hành vi lẫn lý lịch không minh bạch lại leo
lên tới chức vụ cao nhất (Chủ Tịch nước) đang có rất nhiều nguồn dư luận
tranh cãi là công hay tội so với bề dày hoạt động cách mạng của ông:
Đại tướng Lê Đức Anh.
Ông Lê Đức Anh đọc bài diễn văn cuối cùng tại kỳ họp Quốc Hội 1997. |
Cuộc
tranh luận bắt đầu từ một bài viết ngắn trên trang Facebook của Lê Mạnh
Hà, con trai Lê Đức Anh: “44 năm trước đại tướng Lê Đức Anh chỉ huy một
cánh quân trong đội quân huyền thoại tiến về Sài Gòn thống nhất đất
nước, mang lại hòa bình cho dân tộc. Ông sẽ là người cuối cùng trong Bộ
chỉ huy chiến dịch năm ấy ra đi mãi mãi.”
Bài
viết nhận được hàng ngàn phản hồi của người đọc và trong đó câu chuyện
Gạc Ma được đem ra làm làm vũ khí chống lại Đại tướng Lê Đức Anh thay vì
vinh danh những gì mà con trai ông cố gắng đánh bóng cho cha mình sau
khi ông mất.
Trong
khi giữ chức vụ Bộ trưởng Quốc Phòng, Ông Anh là người có công vận
động, kết nối, tiếp xúc với các nhân vật trong Bộ chính trị Việt Nam làm
cho cuộc gặp gỡ “Hội nghị Thành Đô” hình thành để từ đó lịch sử cận đại
Việt Nam lắp thêm một trang bí ẩn về nội dung cuộc gặp gỡ này khiến cho
đất nước ngày một dính chặt hơn với Trung Quốc, nơi có một chính phủ
luôn muốn Việt Nam thành chư hầu qua nhiều cuộc chiến tranh trong suốt
chiều dài lập quốc.
Nếu
xét về công thì có lẽ Lê Đức Anh là người có công giữ vững đảng Cộng
sản Việt Nam cho tới ngày nay. Ngay khi Liên xô sụp đổ Lê Đức Anh đã chủ
động đưa Việt Nam vào gần hơn với Trung Quốc sau cuộc chiến tàn khốc
1979 làm cho hàng trăm ngàn dân quân Việt Nam thiệt mạng. Nhưng nếu xét
về tội thì Lê Đức Anh có lẽ cũng không thiếu bằng chứng xác thực cho
việc quá lo sợ sức mạnh của Trung Quốc mà ra lệnh cho bộ đội tại Gạc Ma
phải nhịn nhục, không được nổ súng đối với người bạn đã giết dân mình
tại sáu tỉnh biên giới phía bắc.
Câu
chuyện “không được bắn” không phải bây giờ mới kể mà từ nhiều năm trước
khi thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, từng
giữ chức Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nói trước cuộc tọa
đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức, Tướng Lê
Mã Lương cho biết rằng: “Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta
không được nổ súng nếu như đánh chiếm đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở
Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó đã được ghi vào tài liệu mà
ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí
Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ
súng?”
Hơn
mười năm sau, nhà văn Phan Trí Đỉnh đưa ra bài viết trong đó cho biết
TS Lê Đăng Doanh là một trong nhiều người chứng kiến ông Nguyễn Cơ Thạch
đập bàn vì cái lệnh phản quốc này do Lê Đức Anh ra lệnh.
Trong
một bài phỏng vấn của tôi trên RFA, TS Nguyễn Văn Khải người tham dự
buổi hội thảo có phát biểu của tướng Lê Mã Lương cho biết nhận xét của
ông về việc tướng Lương công khai điều mà Bộ quốc phòng Quân đội Nhân
dân Việt Nam giấu kín sau sự cố Gạc Ma: “Câu đó của Lê Mã Lương là hoàn
toàn đúng bởi vì những năm 80 tôi là TS Thiếu tá và có anh họ là Lê Ngọc
Hiền là Thứ trưởng Quốc phòng, Lê Trọng Tấn là Tổng Tham mưu trưởng
quân đội cho nên những chuyện này chúng tôi biết cả.”
Cùng
lúc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu
sâu sắc vấn đề Trung Quốc đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ
trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh: “Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh
được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một
việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết
chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản
động, phản quốc. Ông Lê Đức Anh là cai đồn điền cao su của một người
tình báo của Pháp chứ ông ta không phải tham gia cách mạng lâu dài gì
đâu. Chẳng qua ông ấy khai man lý lịch rồi thì được lòng ông Lê Đức Thọ,
ông Lê Đức Thọ cứ đưa ông ấy lên vù vù trở thành Bộ trưởng Quốc phòng,
sau này thành chủ tịch nước. Cái điều đó những người biết chuyện như tôi
lấy làm đau lòng lắm và cho là một nỗi nhục của đất nước”.
Không
thể cho là Thiếu tướng Lê Mã Lương, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh hay
TS Nguyễn Văn Khải là người vu cáo cho một sự việc tày trời như vậy. Hơn
nữa câu chuyện của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng không thể
là một chuyện hư cấu khi các nhân vật chứng kiến câu chuyện này vẫn còn
sống và làm nhân chứng cho một giai đoạn lịch sử thương tâm của đất
nước.
Đại
tướng Lê Đức Anh vừa qua đời hưởng thọ 99 tuổi trong khi ông từng bị
đột quỵ nặng nhiều chục năm về trước. Đây là phép lạ mà một người bị tai
biến như ông vượt qua được cái chết để tiếp tục tận hưởng thành quả mà
ông đã tạo dựng trên đất nước này. Tuy nhiên thành quả ấy bị người dân
oán thán hơn là ca tụng vì máu của những người lính Gạc Ma.
Cọp
chết để da cho người đời làm thảm lót chân, trong khi người chết để lại
tiếng thơm hay bốc mùi tùy vào hành vi lúc còn sống. Lịch sử rất công
bằng không ai có thể thay đổi hay bóp méo nó để một kẻ phản quốc lại có
thể trở thành anh hùng.
Công
trạng của một Đại tướng thường được chính thể mà người ấy phục vụ đẩy
lên tới trời, nhưng khi thể chế thay đổi thì hầu như ngay lập tức, tiếng
xấu dành cho họ cũng sẽ nổi lên từ nhân dân, những người theo dõi lịch
sử bằng đôi mắt không vướng bận lợi lộc hay bè phái.
Mặc Lâm
(Blog VOA)
Không có nhận xét nào