Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) đã phát động một chiến dịch chống
gián điệp, trong đó có tới 30 giáo sư, lãnh đạo viện hàn lâm và các
chuyên gia khoa học xã hội của Trung Quốc đã bị hủy visa Mỹ vào năm ngoái.
FBI cho biết họ sẽ không xác nhận hoặc phủ nhận bất kỳ cuộc điều tra nào về các học giả Trung Quốc nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
The New York Times đưa tin, trong 40 năm bình thường hóa quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc, Washington luôn hoan nghênh chào đón các học giả và nhà nghiên cứu Trung Quốc đến Hoa Kỳ học hỏi, nhưng chính quyền Bắc Kinh không cởi mở với sự trao đổi học thuật này.
40 năm đã trôi qua, sự phát triển vượt trội về công nghệ nhanh chóng khác thường của Trung Quốc đã đặt ra mối đe dọa đối với Hoa Kỳ.
Đặc biệt khi Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đề ra kế hoạch biến Trung Quốc trở thành cường quốc khoa học công nghệ trên thế giới vào năm 2049.
Sau khi nhậm chức năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã áp dụng chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc và cáo buộc Bắc Kinh làm tổn hại lợi ích quốc gia của Mỹ thông qua các công cụ hoạt động gián điệp, trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ và can thiệp vào nền chính trị Hoa Kỳ.
Đồng thời, nhiều chính trị gia lưỡng đảng ở Hoa Kỳ đã tỉnh mộng về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), theo NTD.
Washington bắt đầu từ chối các học giả Trung Quốc đặt chân đến Hoa Kỳ, vì nghi ngờ rằng mục đích thực sự của họ đến xứ sở tự do là để làm gián điệp, đánh cắp sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ mang về Trung Quốc.
Giám đốc FBI Christopher A. Wray đã đưa ra cảnh báo tại phiên điều trần của Thượng viện hồi năm ngoái, cho biết chính quyền Trung Quốc là mối đe dọa đối với toàn xã hội và cần “phản ứng của toàn xã hội”.
Theo các học giả Hoa Kỳ và Trung Quốc tiết lộ, có 30 học giả Trung Quốc đã bị hủy bỏ thị thực Hoa Kỳ vào năm ngoái, nhưng FBI không xác nhận sự việc này.
Một số nhà nghiên cứu Mỹ đã ủng hộ FBI có lập trường cứng rắn hơn và tin rằng việc trao đổi học thuật giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã trở thành con đường một chiều chỉ có lợi cho Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc từ chối cấp thị thực cho các học giả Mỹ để trả đũa – những người đang cố gắng nghiên cứu các chủ đề mà Trung Quốc cho là “nhạy cảm”, vì một số học giả người Mỹ có ảnh hưởng trên thế giới chỉ trích hồ sơ nhân quyền tàn bạo của ĐCSTQ.
Khi Chu Phong, giám đốc Viện Nam Hải thuộc Đại học Nam Kinh, từ sân bay Los Angeles trở về Trung Quốc, các mật vụ Mỹ hỏi Chu Phong liệu anh có hợp tác với Quân đội Giải phóng Nhân dân và Bộ Ngoại giao Trung Quốc hay không, và rằng trong số đồng nghiệp của anh ta, ai có mối quan hệ mật thiết với cơ quan tình báo Trung Quốc, nếu anh ta không hợp tác, anh ta sẽ bị coi là “không thân thiện” với Hoa Kỳ.
Chu Phong trả lời, Trung Quốc bản chất là một quốc gia cảnh sát, khi một quan chức an ninh quốc gia đến văn phòng của anh ta, anh ta không thể đuổi họ đi.
The New York Times cho biết, việc Hoa Kỳ thắt chặt thị thực đối với các học giả Trung Quốc đã làm ảnh hưởng lớn đến một cơ quan nhà nước của Bắc Kinh – Đó là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc.
Ngô Bạch Ất (Wu Baiyi), giám đốc Viện nghiên cứu Khoa học Xã hội Hoa Kỳ của Trung Quốc, nói rằng khi bản thân tham dự một sự kiện ở Atlanta vào tháng 1 năm nay, FBI đã tìm đến Ngô để hỏi chuyện, sau đó huỷ bỏ thị thực Hoa Kỳ của Ngô.
Lư Tường (Lu Xiang), đồng nghiệp của Ngô cho biết, thị thực Hoa Kỳ của người này cũng bị huỷ bỏ vào năm ngoái. Vài năm trước, Lư Tường đã làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (Center for Strategic and International Studies) trong 6 tháng.
Một số học giả Trung Quốc tiết lộ, họ chỉ có thể nộp đơn xin thị thực nhập cảnh Hoa Kỳ từng lần một.
Vương Văn (Wang Wen), giám đốc Viện nghiên cứu tài chính Trùng Dương Bắc Kinh, cho biết hiện tại xin visa Mỹ phải cung cấp địa chỉ cư trú, số điện thoại và những quốc gia từng du lịch qua trong 15 năm trở về trước, Vương quyết định không đến Hoa Kỳ nữa vì phải cung cấp quá nhiều thông tin, thị thực cũ của Vương đã bị huỷ bỏ.
Vân Du
Hình ảnh minh hoạ, chỉ trong vòng 1 năm, FBI đã huỷ bỏ thị thực Hoa Kỳ của 30 tri thức đến từ Trung Quốc trong một cuộc điều tra chống gián điệp. (Ảnh: Getty Images). |
The New York Times đưa tin, trong 40 năm bình thường hóa quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc, Washington luôn hoan nghênh chào đón các học giả và nhà nghiên cứu Trung Quốc đến Hoa Kỳ học hỏi, nhưng chính quyền Bắc Kinh không cởi mở với sự trao đổi học thuật này.
40 năm đã trôi qua, sự phát triển vượt trội về công nghệ nhanh chóng khác thường của Trung Quốc đã đặt ra mối đe dọa đối với Hoa Kỳ.
Đặc biệt khi Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đề ra kế hoạch biến Trung Quốc trở thành cường quốc khoa học công nghệ trên thế giới vào năm 2049.
Sau khi nhậm chức năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã áp dụng chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc và cáo buộc Bắc Kinh làm tổn hại lợi ích quốc gia của Mỹ thông qua các công cụ hoạt động gián điệp, trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ và can thiệp vào nền chính trị Hoa Kỳ.
Đồng thời, nhiều chính trị gia lưỡng đảng ở Hoa Kỳ đã tỉnh mộng về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), theo NTD.
Washington bắt đầu từ chối các học giả Trung Quốc đặt chân đến Hoa Kỳ, vì nghi ngờ rằng mục đích thực sự của họ đến xứ sở tự do là để làm gián điệp, đánh cắp sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ mang về Trung Quốc.
Giám đốc FBI Christopher A. Wray đã đưa ra cảnh báo tại phiên điều trần của Thượng viện hồi năm ngoái, cho biết chính quyền Trung Quốc là mối đe dọa đối với toàn xã hội và cần “phản ứng của toàn xã hội”.
Theo các học giả Hoa Kỳ và Trung Quốc tiết lộ, có 30 học giả Trung Quốc đã bị hủy bỏ thị thực Hoa Kỳ vào năm ngoái, nhưng FBI không xác nhận sự việc này.
Một số nhà nghiên cứu Mỹ đã ủng hộ FBI có lập trường cứng rắn hơn và tin rằng việc trao đổi học thuật giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã trở thành con đường một chiều chỉ có lợi cho Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc từ chối cấp thị thực cho các học giả Mỹ để trả đũa – những người đang cố gắng nghiên cứu các chủ đề mà Trung Quốc cho là “nhạy cảm”, vì một số học giả người Mỹ có ảnh hưởng trên thế giới chỉ trích hồ sơ nhân quyền tàn bạo của ĐCSTQ.
Khi Chu Phong, giám đốc Viện Nam Hải thuộc Đại học Nam Kinh, từ sân bay Los Angeles trở về Trung Quốc, các mật vụ Mỹ hỏi Chu Phong liệu anh có hợp tác với Quân đội Giải phóng Nhân dân và Bộ Ngoại giao Trung Quốc hay không, và rằng trong số đồng nghiệp của anh ta, ai có mối quan hệ mật thiết với cơ quan tình báo Trung Quốc, nếu anh ta không hợp tác, anh ta sẽ bị coi là “không thân thiện” với Hoa Kỳ.
Chu Phong trả lời, Trung Quốc bản chất là một quốc gia cảnh sát, khi một quan chức an ninh quốc gia đến văn phòng của anh ta, anh ta không thể đuổi họ đi.
The New York Times cho biết, việc Hoa Kỳ thắt chặt thị thực đối với các học giả Trung Quốc đã làm ảnh hưởng lớn đến một cơ quan nhà nước của Bắc Kinh – Đó là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc.
Ngô Bạch Ất (Wu Baiyi), giám đốc Viện nghiên cứu Khoa học Xã hội Hoa Kỳ của Trung Quốc, nói rằng khi bản thân tham dự một sự kiện ở Atlanta vào tháng 1 năm nay, FBI đã tìm đến Ngô để hỏi chuyện, sau đó huỷ bỏ thị thực Hoa Kỳ của Ngô.
Lư Tường (Lu Xiang), đồng nghiệp của Ngô cho biết, thị thực Hoa Kỳ của người này cũng bị huỷ bỏ vào năm ngoái. Vài năm trước, Lư Tường đã làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (Center for Strategic and International Studies) trong 6 tháng.
Một số học giả Trung Quốc tiết lộ, họ chỉ có thể nộp đơn xin thị thực nhập cảnh Hoa Kỳ từng lần một.
Vương Văn (Wang Wen), giám đốc Viện nghiên cứu tài chính Trùng Dương Bắc Kinh, cho biết hiện tại xin visa Mỹ phải cung cấp địa chỉ cư trú, số điện thoại và những quốc gia từng du lịch qua trong 15 năm trở về trước, Vương quyết định không đến Hoa Kỳ nữa vì phải cung cấp quá nhiều thông tin, thị thực cũ của Vương đã bị huỷ bỏ.
Vân Du
(dkn.tv)
Không có nhận xét nào