“Việc ký kết và phê chuẩn EVFTA có
thể diễn ra vào tháng 6, tháng 7 tới, tức là sau khi EP kết thúc bầu cử
và có nhiệm kỳ mới thì vấn đề phê chuẩn EVFTA sẽ được giải quyết ngay
lập tức” - một tin tức sốt nóng mà Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) dẫn lại
sau cuộc gặp giữa Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch quốc hội Việt Nam với
Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Bernd Lange - một cơ quan tham mưu
rất quan trọng về các hiệp định thương mại quốc tế và có vai trò quan
trong không kém Hội đồng châu Âu, vào đầu tháng 4 năm 2019.
Cuộc gặp Nguyễn Thị Kim Ngân - Bernd Lange |
Nếu
đúng nội dung trên là phát ngôn của Bernd Lange mà không phải là lối
‘nhét chữ vào miệng người’ mà các tờ báo đảng vẫn làm thuần thục từ
trước đến nay, đó là thông tin cụ thể nhất về triển vọng ký kết và phê
chuẩn EVFTA cho đến nay, kể từ sau vụ hiệp định này bị Hội đồng châu Âu
hoãn vô thời hạn, mà nguồn cơn thực chất là vô số vi phạm nhân quyền
trầm trọng của chính thể độc đảng độc trị ở Việt Nam.
Một
chi tiết khác, được VOV dẫn lại, là ý kiến của Nguyễn Thị Kim Ngân:
“Nhận thức về một số vấn đề về lao động giữa hai Bên có thể còn có những
khác biệt nhất định, nhưng Quốc hội Việt Nam sẽ nghiêm túc, xem xét kỹ
lưỡng các quy định có liên quan đến 3 Công ước của Tổ chức ILO theo
khuyến nghị của EU, EP. Hiện nay, việc sửa đổi Bộ luật Lao động cũng đã
được khởi động và theo lịch trình, tại kỳ họp tháng 5 tới, Quốc hội Việt
Nam sẽ cho ý kiến về việc sửa đổi này”.
Trước
đây, Việt Nam luôn đánh bài lờ về ký 3 công ước quốc tế của Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập
thể và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức. Từ sau cuộc điều trần về chủ đề
EVFTA - nhân quyền do Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu tổ chức vào ngày
10 tháng Mười năm 2018 tại Brussels, Bỉ, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa
chịu ký 3 công ước quốc tế này.
Chiến
thuật ‘câu giờ’ của chính quyền Việt Nam liên quan đến việc ký 3 công
ước quốc tế về lao động là rất rõ. Hứa hẹn ‘sẽ ký’ từ trước cuộc điều
trần ở Bỉ cho tới nay vẫn chỉ là một lời hứa chẳng có giá trị gì. Trong
khi đó, Việt Nam vừa âm thầm vừa công khai vận động một số nước châu Âu
nhằm tác động đến Nghị viện châu Âu để sớm thông qua EVFTA, để nếu việc
thông qua này diễn ra sớm trong nửa đầu năm 2019 thì Việt Nam sẽ có
luôn EVFTA trong tay mà chẳng phải ký thêm bất kỳ một công ước quốc tế
lao động nào.
Do
vậy, việc bà Ngân chủ động sẽ ‘xem xét kỹ lưỡng’ 3 công ước này, cùng
việc báo đảng đăng tải về phát biểu này, cho thấy nhiều khả năng phía
Việt Nam đã chịu nhượng bộ EU bằng cách cam kết… ký thật.
Khỏi
phải nói là 3 công ước lao động còn lại thể hiện mối ‘an nguy’ đến thế
nào đối với chế độ cầm quyền ở Việt Nam, vì những công ước này, đặc biệt
là công ước về quyền tự do lập hội, liên quan mật thiết đến công đoàn
độc lập - một định chế mà từ lâu chính quyền Việt Nam đã luôn gán ghép
nó với tổ chức Công đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan vào những năm 80 của thế kỷ
XX, để từ đó quy kết cho công đoàn độc lập là nhằm thu hút, tập hợp số
đông công nhân để lật đổ chính quyền.
Một
khi cả 3 công ước quốc tế còn lại về lao động sẽ được Việt Nam ký, và
đó là điều kiện mà chế độ Việt Nam xem là sinh tử nhất, có hy vọng rằng
một phần nào đó trong gói yêu cầu cải thiện nhân quyền mà Nghị viện châu
Âu đã chuyển tới Việt Nam - bằng hình thức bản nghị quyết nhân quyền
công bố vào giữa tháng 11 năm 2018 - sẽ có tác dụng theo cách Việt Nam
phải thỏa mãn gói nhân quyền này để đổi lấy Hiệp định EVFTA.
Và
nếu thời điểm tháng 6 - 7 năm 2019 mà Bernd Lange nêu liên quan đến
việc ký kết và phê chuẩn EVFTA là đúng, khoảng thời gian trước đó sẽ là
lúc mà chính quyền Việt Nam phải thực hiện một số động tác ‘cải thiện
nhân quyền’.
Đó sẽ là những cải thiện nào?
Có lẽ kỳ họp quốc hội Việt Nam vào tháng 5 năm 2018 sẽ có câu trả lời đầu tiên.
(VNTB)
Không có nhận xét nào