Tin tức “không chính thống” trong
những ngày giữa tháng tư vô cùng bận rộn về sức khỏe của Chủ tịch nước,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người ta nói ông bị ốm nặng.
Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đang chờ đón Thủ tướng Hà Lan vào ngày 9/4/2019. Từ 14/4 cho đến 18/4/2019 người ta không thấy ông Trọng Xuất hiện. |
Báo chí nhà nước im lặng.
Các trang Facebook, Blog thân với nhà nước nói ông không bị gì cả.
Một số nhà quan sát trung dung nói ông Trọng đang có vấn đề sức khỏe.
Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông Trọng, vì bất cứ lý do nào không còn cầm quyền nữa?
Việc
đầu tiên người ta nghĩ tới trong trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng không
thể đảm đương công việc của ông nữa, là chuyến đi Trung Quốc của ông vào
cuối tháng tư 2019, và sau đó là chuyến đi Hoa Kỳ, theo lời mời của
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu năm nay.
Đối
với chuyến đi Trung Quốc, Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, chuyên gia về
quan hệ quốc tế ở Sài Gòn cho rằng sự vắng mặt của ông Trọng không thành
vấn đề:
“Có
thể vì tình hình sức khỏe nên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đi thay
Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Đây chỉ là một trong những vấn đề đã được
thể chế hóa giữa hai quốc gia, từ năm 1991 tới nay, có các chuyến viếng
thăm qua lại giữa lãnh đạo hai nước. Trong năm nay chưa có. Nếu không có
Chủ tịch nước thì có thể Thủ tướng hay Chủ tịch Quốc hội đi thay.”
Trả
lời câu hỏi liệu có phải một chuyến đi Trung Quốc như vậy là để cân
bằng với chuyến đi Mỹ sắp tới không, ông Trung nói điều đó chỉ đóng vai
trò một phần thôi. Ngoài ra trong chuyến đi của nhà lãnh đạo Việt Nam
nào đó sắp tới sang Trung Quốc cũng là để lắng nghe dự án Vành đai con
đường của Trung Quốc, một đại dự án cơ sở hạ tầng vắt từ Á sang Âu, mà
gần đây Bắc Kinh rất phấn khích khi có lời chấp nhận gia nhập của nước Ý
từ liên minh châu Âu.
Ông
Nguyễn Phú Trọng vốn cũng hay bị giới chỉ trích cho rằng ông thân với
Trung Quốc, nhưng Giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc khoa sử, Đại học Maine,
Hoa Kỳ, thì cho rằng:
“Tôi
nghĩ rằng với ông Trọng thì lúc này lúc kia, nhưng nếu công bình với
ông ấy thì là ông ấy sợ, sợ rằng nếu mạnh tay với Trung Quốc thì Trung
Quốc sẽ làm áp lực mạnh hơn lên Việt Nam.”
Giáo
sư Ngô Vĩnh Long nói sự lo sợ đó của ông Trọng không chỉ xuất phát từ
sức mạnh quân sự của Bắc Kinh, mà còn từ thực tế là Trung Quốc xâm nhập
rất nhiều vào nhiều ngóc ngách của nền kinh tế Việt Nam.
Về chuyến đi Mỹ sắp tới của ông Trọng, Giáo sư Long nhận xét:
“Sợ
rằng các nhóm trong nước thừa cơ ông Trọng bị bệnh không đảm nhiệm
quyền lực nữa để thay đổi đường lối đối ngoại thì không tốt, mà đối
ngoại chủ yếu là vấn đề an ninh, có quan hệ với Mỹ lúc này tốt hơn vì sự
đe dọa của Trung Quốc.”
Vấn
đề quan trọng thứ hai là liệu nếu ông Nguyễn Phú Trọng không còn cầm
quyền nữa thì có một khoảng trống quyền lực hay không? Khi chiến dịch
chống tham nhũng do ông dẫn đầu bị bỏ dở?
Chiến
dịch chống tham nhũng đã và đang thực hiện trong hai năm qua gắn liền
với tên tuổi ông Nguyễn Phú Trọng. Một mặt chiến dịch này đã đưa một số
quan chức tham nhũng cấp cao vào tù, nhưng cũng bị chỉ trích là một cuộc
đấu đá phe phái với nhau.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho biết quan điểm của ông:
“Vâng
sẽ có một chổ trống quyền lực, nhưng cũng tốt thôi, vì từ khi ông Trọng
ông ấy thu tóm quyền lực, đốt lò này nọ, dẹp người này người kia, nhưng
chỉ có vậy, trong khi còn nhiều chuyện khác phải làm, trong đó có
chuyện bang giao với Trung Quốc ngày càng tệ mặc dù lời lẽ có cứng hơn
trước.”
“Đốt lò” là từ ông Nguyễn Phú Trọng dùng để nói về chiến dịch chống tham nhũng của mình.
Một nhà quan sát khác là Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định tình hình trong trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng không còn cầm quyền:
“Nếu người đứng đầu mà bị bệnh thì sẽ có nhiều xáo trộn lắm, nhất là theo cái truyền thống chính trị Việt Nam.”
Ông
Hoàng Việt nhấn mạnh rằng thời điểm hiện nay là quan trọng vì Đảng Cộng
sản Việt Nam sắp họp Hội nghị trung ương, rồi Quốc hội cũng sẽ họp,
thời gian họp Đại hội đảng toàn quốc cũng gần kề.
Nhưng
ông Trần Quốc Thuận, nguyên Chánh văn phòng Quốc hôi Việt Nam, một mặt
nói rằng ông không thể đưa ra ý kiến gì một khi cơ quan chức năng chưa
đưa ra tin tức gì về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, mặt khác ông cho
rằng cơ cấu nắm quyền ở Việt Nam là một cơ cấu tập thể:
“Quyền
lực cơ bản là tập trung ở Bộ chính trị. Điều hành hàng ngày là Ban Bí
thư. Mà theo tôi được biết thì quyền lực tập trung vào tay bốn người,
gọi là tứ trụ, nếu có chuyện gì thì người ta bàn bạc tập thể.”
Tứ
trụ là khái niệm đưa ra lâu nay trong nền chính trị Việt Nam, đó là
Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng, và Chủ tịch Quốc hội. Hiện
nay chỉ còn có ba người từ khi ông Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm cả hai
chức Tổng Bí thư và Chủ tịch nước.
Nếu như Chủ tịch nước vì vấn đề gì đó không làm việc nữa thì vị phó chủ tịch sẽ lên thay.
Nhưng về lâu về dài ai sẽ là người thay ông Nguyễn Phú Trọng?
Một
Một nhà quan sát giấu tên đưa ra khả năng ông Phạm Minh Chính, hiện là
trưởng ban tổ chức trung ương Đảng Cộng sản, nhưng Giáo sư Ngô Vĩnh Long
nghĩ rằng nếu vị Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm, Đại tướng Ngô Xuân
Lịch, thay ông Trọng sẽ tốt nhất, vì hiện nay ông Ngô Xuân Lịch có những
quan hệ tốt với Hoa Kỳ, một quan hệ rất cần thiết hiện nay để bảo đảm
an ninh cho Việt Nam.
Kính Hòa
(RFA)
Không có nhận xét nào