Header Ads

  • Breaking News

    Chính sách đối với Trung Quốc của chính quyền Trump được khen ngợi

    Để giải quyết chiến tranh thương mại giữa hai nước, Mỹ và Trung Quốc đang cố gắng kết thúc đàm phán ký kết được thỏa thuận thương mại vào cuối tháng 5 tới. Cùng với đó, Hiệp hội Quan hệ ngoại giao Mỹ (Council on Foreign Relations, CFR), một cơ quan nghiên cứu chính sách ngoại giao có sức ảnh hưởng nhất của Mỹ cũng đã công bố một bản báo cáo đặc biệt, khen ngợi và tán thành các chính cách ngoại giao của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.

    Chính sách đối với Trung Quốc của chính quyền Trump được khen ngợi
    Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Getty Images)

    Theo hãng tin Reuters, ngày 17/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, đàm phán về cam kết thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục có tiến triển tốt, điều này khiến dư luận cảm thấy đàm phán cuối cùng có thể sẽ đạt được thỏa thuận.

    Trước đó, Nhật báo Phố Wall (WSJ) đưa tin, Mỹ và Trung Quốc đã tạm thời xác định thời gian biểu cho vòng đàm phán thương mại tiếp theo, bước đầu bố trí cho hội đàm mặt đối mặt, đại biểu đàm phán hai bên dự tính cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 sẽ tổ chức lễ chính thức ký kết cam kết thương mại.

    Hôm 18/4, Đài tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin, tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái chuyên nghiên cứu về chính sách ngoại giao và sự vụ quốc tế “Hiệp hội Quan hệ ngoại giao Mỹ” (CFR) đã công bố một bản báo cáo cho biết, trong 20 năm qua, chính phủ Mỹ trải qua 3 thế hệ Tổng thống từ ông Bill Clinton, ông George W. Bush và ông Obama đều không thể giải thích một cách chính xác ý đồ chiến lược của Bắc Kinh, nhưng chính sách ngoại giao với Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Trump đã uốn nắn lại sai lầm này.

    Trong báo cáo của mình, CFR nói, chính sách ngoại giao sai lầm với Trung Quốc của chính phủ Mỹ trải qua 3 thế hệ Tổng thống trong quá khứ “là một trong ba sai lầm lớn nhất gây tổn hại cho chính sách ngoại giao của Mỹ kể từ sau Thế chiến thứ 2 đến nay”, bởi vì sức mạnh của Trung Quốc trỗi dậy không chỉ liên tục tích lũy hậu quả chiến lược nguy hiểm đối với trật tự toàn cầu mà còn đối với cả Mỹ và đồng minh. Kết quả cuối cùng là: “chính sách thất bại trường kỳ đối với Trung Quốc có thể trở thành tì vết lớn nhất trong chính sách ngoại giao của Mỹ trong 70 năm qua”.

    Báo cáo nói, còn có 2 sai lầm nữa, lần lượt là việc Mỹ leo thang hành động quân sự tại Việt Nam năm 1965, và năm 2003, Mỹ phát động chiến tranh chống lại lãnh đạo Iraq Saddam Hussein.

    Hiện nay, đối mặt với Trung Quốc ngày càng đe dọa đến lợi ích và giá trị dân chủ của Mỹ, Tổng thống Trump đã làm thức tỉnh người Mỹ. Khi chính quyền Bắc Kinh đưa đại đa số các nước châu Á vào quỹ đạo của mình và khiến họ rời xa Mỹ, nếu không có chính quyền Trump tiếp tục đẩy mạnh bố trí chiến lược và chính sách đối kháng lại với sự đe dọa ngày càng lớn của Trung Quốc, thì nước Mỹ có thể vẫn còn đang tiếp tục “mộng du”.

    Robert Blackwill – Nhà nghiên cứu chính sách ngoại giao Mỹ thuộc CFR, đồng thời cũng là nhà nghiên cứu cấp cao của Trung tâm Nhiệm vụ toàn cầu Henry Kissinger tại Viện Quốc tế thuộc Đại học Johns Hopkins, là tác giả của bản báo cáo này, ông đánh giá điểm B+ về chính sách của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc, tức có thể hiểu là chính sách này nằm ở mức giữa tốt và xuất sắc.

    Lời nói đầu của báo cáo này có nói, Hội trưởng Hiệp hội Quan hệ ngoại giao Mỹ Richard Hass đã tán thành đánh giá của ông Robert Blackwill về chính sách ngoại giao của ông Trump. Ông Richard Hass viết, ông Robert Blackwill không hề bị ảnh hưởng bởi những lời hoa mỹ bên ngoài của Tổng thống Trump và chính quyền của ông, mà là đánh giá bằng cách căn cứ vào ảnh hưởng thực chất mà các chính sách này tạo ra lợi ích cho nước Mỹ.

    Liên quan đến cuộc chiến thương mại với Trung Quốc được chính quyền Tổng thống Trump phát động, CFR cho rằng, Tổng thống Trump công khai và lớn tiếng phản đối hành vi thương mại không công bằng trong thời gian dài của Bắc Kinh, thực tế sách lược gây áp lực khéo léo này đối với Trung Quốc đã thu được thành công.


    Báo cáo nói: “Chính sách thương mại mang tính đối kháng của Tổng thống Trump có thể mang đến một cam kết lớn. Mặc dù kết quả đàm phán thương mại Mỹ – Trung vẫn chưa rõ ràng, nhưng ông Trump có thể nhận được nhượng bộ quan trọng trong thương mại từ phía Trung Quốc; trong khi đó chính phủ của ông Obama cũng đã từng tìm kiếm nhượng bộ tương tự thông qua con đường ngoại giao nhưng không thành.” Mặc dù chính quyền Bắc Kinh có thể tiếp tục không thực hiện cam kết, nhưng chính sách thương mại của chính phủ Tổng thống Trump đã phá vỡ được bức tường thương mại không công bằng và khó vượt qua do Bắc Kinh thiết lập.

    Báo cáo cho rằng, mặc dù chính quyền Trump thiếu nhất quán trong các lệnh trừng phạt một số công ty Trung Quốc như ZTE, Huawei, nhưng dù sao vẫn là đã lựa chọn nhiều biện pháp hành động hơn. So với bất cứ Tổng thống Mỹ tiền nhiệm nào, ông Trump đã tạo áp lực kinh tế lớn hơn lên Bắc Kinh, khiến cho Trung Quốc thay đổi hành vi thương mại không công bằng của mình.

    Trong bản báo cáo này có nhiều báo cáo chính sách ngoại giao của chính quyền Trump, trong đó, chính sách đối với Trung Quốc được xếp vị trí đầu. Mặc dù bản báo cáo này có khẳng định, nhưng cũng chỉ ra một số thiếu sót trong chính sách ngoại giao của chính quyền Trump đối với Trung Quốc, bao gồm cả sự đối kháng chưa đủ lực độ đối với “Một vành đai, một con đường” của Bắc Kinh. Dù chính phủ Mỹ cũng đã khởi động một số dự án phát triển, như dự án thông tin viễn thông trị giá 25 triệu USD, xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng trị giá 50 triệu USD, mạng lưới hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng mới trị giá 30 triệu USD. Tại khu vực Ấn Độ dương – Thái Bình dương, cá công ty đầu tư tư nhân của Mỹ đã đầu tư 3,9 tỉ USD. Tuy nhiên, nếu Mỹ muốn đối kháng thành công “Một vành đai, một con đường”, thì cần phải đẩy mạnh quy mô đầu tư tư nhân hơn nữa.

    Năm nay cũng là dịp kỷ niệm tròn 40 năm “Đạo luật quan hệ Đài Loan” của Mỹ được thông qua, báo cáo của CFR cho rằng, từ Thế chiến thứ hai đến nay, quan hệ Mỹ – Trung hiện đã bước sang giai đoạn thứ tư.

    Giai đoạn thứ nhất là Mỹ không thể ngăn cản Mao Trạch Đông giành chính quyền, và bước sang thời kỳ đối địch với Bắc Kinh.

    Giai đoạn thứ hai là để đối kháng với Liên Xô, Tổng thống Richard Nixon và Cố vấn Henry Kissinger đã mở cánh cửa lớn Trung Quốc, và kết thúc chiến tranh Việt Nam.

    Giai đoạn thứ ba là Washington tìm cách đưa Trung Quốc vào hệ thống quốc tế, tham gia vào trật tự quốc tế do Mỹ chủ đạo.

    Hiện tại, giai đoạn thứ tư trong quan hệ Mỹ – Trung đã bắt đầu, Mỹ hoàn toàn xác nhận rằng sức mạnh của Bắc Kinh trỗi dậy sẽ đem đến đe dọa cho an ninh quốc gia Mỹ, và Mỹ đã có biện pháp ứng phó bước đầu một cách hữu hiệu.

    Huệ Anh
     
    (trithucvn.net)

    Không có nhận xét nào