Cuộc bầu cử Indonesia diễn ra vào hôm nay, thứ Tư (17/4) là một trong những màn thực hành dân chủ lớn nhất thế giới với hơn 190 triệu cử tri đủ điều kiện tham gia.
Cuộc bầu cử lần này đặt ông Joko Widodo – tổng thống Indonesia đầu tiên không xuất thân từ tầng lớp quý tộc Jakata, cạnh tranh với ông Prabowo Subianto – một cựu tướng lĩnh lực lượng đặc nhiệm dưới thời nhà độc tài quân sự Suharto.
Dưới đây là một số thực tế và con số về cuộc bầu cử dân chủ quy mô lớn này:
Gần 193 triệu người dân Indonesia đủ điều kiện tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lần này tại quần đảo trải dài trên hàng ngàn hòn đảo và ba múi giờ.
810.000 điểm bỏ phiếu đã chuẩn bị hơn 1,6 triệu lọ mực không thể xóa để đánh dấu lên ngón tay của cử tri tham gia bầu cử. Cử tri sẽ nhúng một ngón tay của họ vào mực sau khi bỏ phiếu xong để đánh dấu. Đây là một biện pháp chống gian lận độc đáo của Indonesia.
Ủy ban Bầu cử ước tính có hơn 17 triệu người tham gia vào hoạt động đảm bảo cho các cuộc cầu cử diễn ra suôn sẻ, trong đó có các tình nguyện viên, bảo vệ và những nhân chứng đăng ký giám sát tại mỗi điểm bầu cử.
Khoảng 245.000 ứng cử viện sẽ cạnh tranh 20.500 ghế tại nghị viện cấp quốc gia, tỉnh, huyện và Thượng viện.
Giới chức Indonesia ước tính chi phí tổ chức cuộc bầu cử này vào khoảng 1,9 tỷ USD.
Vào năm 1998, Indonesia chính thức chấm dứt ba thập kỷ cai trị của quân đội và từ đó quốc đảo này đã trở thành nền dân chủ mạnh mẽ nhất Đông Nam Á – khu vực mà các chính phủ chuyên chế và các cuộc bầu cử bị chi phối là rất phổ biến.
Tuy nhiên, dù là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, nền dân chủ lớn thứ ba thế giới và là thành viên của Nhóm 20 nước kinh tế mới nổi, nhưng hiện nay Indonesia vẫn chỉ có vị thế khiêm tốn trên vũ đài chính trị quốc tế.
Thực trạng này đang từ từ thay đổi. Indonesia hiện đang là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và họ cũng đã thông báo sẽ tham gia cuộc đua cạnh tranh đăng cai Thế vận hội mùa hè 2030. Các nhà phân tích dự đoán rằng nền kinh tế Indonesia sẽ lọt top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030.
Xuân Thành
(trithucvn.net)
Màn thực hành dân chủ với hơn 190 triệu cử tri |
Dưới đây là một số thực tế và con số về cuộc bầu cử dân chủ quy mô lớn này:
Gần 193 triệu người dân Indonesia đủ điều kiện tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lần này tại quần đảo trải dài trên hàng ngàn hòn đảo và ba múi giờ.
810.000 điểm bỏ phiếu đã chuẩn bị hơn 1,6 triệu lọ mực không thể xóa để đánh dấu lên ngón tay của cử tri tham gia bầu cử. Cử tri sẽ nhúng một ngón tay của họ vào mực sau khi bỏ phiếu xong để đánh dấu. Đây là một biện pháp chống gian lận độc đáo của Indonesia.
Ủy ban Bầu cử ước tính có hơn 17 triệu người tham gia vào hoạt động đảm bảo cho các cuộc cầu cử diễn ra suôn sẻ, trong đó có các tình nguyện viên, bảo vệ và những nhân chứng đăng ký giám sát tại mỗi điểm bầu cử.
Khoảng 245.000 ứng cử viện sẽ cạnh tranh 20.500 ghế tại nghị viện cấp quốc gia, tỉnh, huyện và Thượng viện.
Giới chức Indonesia ước tính chi phí tổ chức cuộc bầu cử này vào khoảng 1,9 tỷ USD.
Vào năm 1998, Indonesia chính thức chấm dứt ba thập kỷ cai trị của quân đội và từ đó quốc đảo này đã trở thành nền dân chủ mạnh mẽ nhất Đông Nam Á – khu vực mà các chính phủ chuyên chế và các cuộc bầu cử bị chi phối là rất phổ biến.
Tuy nhiên, dù là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, nền dân chủ lớn thứ ba thế giới và là thành viên của Nhóm 20 nước kinh tế mới nổi, nhưng hiện nay Indonesia vẫn chỉ có vị thế khiêm tốn trên vũ đài chính trị quốc tế.
Thực trạng này đang từ từ thay đổi. Indonesia hiện đang là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và họ cũng đã thông báo sẽ tham gia cuộc đua cạnh tranh đăng cai Thế vận hội mùa hè 2030. Các nhà phân tích dự đoán rằng nền kinh tế Indonesia sẽ lọt top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030.
Xuân Thành
(trithucvn.net)
Không có nhận xét nào