Bộ Công Thương vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc xuất khẩu 2,05 triệu tấn than trong năm 2019.
Xin xuất 2 triệu tấn than do ‘không phải loại than mà Việt Nam đang nhập khẩu’ |
Số than này chủ yếu là than cám loại 1, 2 và 3 (1,32 triệu tấn), than cục (hơn 700.000 tấn). Trong đó, TKV có tổng 2 triệu tấn, Tổng công ty Đông Bắc có tổng 50.000 tấn.
Cùng với kế hoạch xuất khẩu than, Bộ Công Thương cũng dẫn báo cáo kế hoạch nhập khẩu than của hai tổng công ty trên trong năm 2019 là 8 triệu tấn.
Chủng loại than nhập là than antraxit chiếm 18% (chủ yếu được nhập từ Nam Phi), than bán antraxit là 39% (Nga và Úc); còn lại là than bitum và á bitum (từ Úc, Indonesia và Nga).
Bộ Công Thương cho biết chủng loại than xuất khẩu năm không phải loại than mà Việt Nam đang nhập khẩu, nên phù hợp với quan điểm phát triển ngành than Việt Nam.
Cũng theo Bộ Công Thương, hiện nay than sản xuất trong nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất điện. Khối lượng than sản xuất trong nước của TKV và Tổng công ty Đông Bắc cung cấp cho sản xuất điện chiếm 70-80% lượng tiêu thụ toàn ngành.
Kế hoạch xuất khẩu than năm 2017 và 2018 của 2 đơn vị trên là hơn 4 triệu tấn, gồm hơn 2 triệu tấn than cục, tham cám 1, 2, 3 sang Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước châu Âu; 2 triệu tấn than cám khu vực Vàng Danh – Uông Bí (là loại than có chất lượng bốc thấp, lưu huỳnh cao, nhu cầu sử dụng trong nước ít) sang Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc.
Tuy nhiên, năm 2017 không xuất khẩu được loại than cám khu vực Vàng Danh – Uông Bí, 2018 chỉ xuất được 50.000 tấn sang Thái Lan. Nguyên nhân do Trung Quốc áp dụng quy định về hàng rào chất lượng đối với than nhập khẩu, than antraxit của Việt Nam không thể đáp ứng được. Do đó, TKV đã phải liên hệ với đối tác ngoài Trung Quốc để xuất khẩu và pha trộn với các chủng loại than khác để tiêu thụ trong nước, đến nay đã chế biến, tiêu thụ trong nước hết khối lượng than trên.
Dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Bộ Công thương cho biết năm 2018, Việt Nam nhập khẩu tới 23,78 triệu tấn than, trong đó chủ yếu là than bitum và á bitum cho sản xuất điện, không có chủng loại than cục, than cám 1, 2, 3.
Xuất khẩu than chất lượng cao
Cùng với kế hoạch xuất khẩu than, Bộ Công Thương cũng dẫn báo cáo kế hoạch nhập khẩu than của hai tổng công ty trên trong năm 2019 là 8 triệu tấn.
Chủng loại than nhập là than antraxit chiếm 18% (chủ yếu được nhập từ Nam Phi), than bán antraxit là 39% (Nga và Úc); còn lại là than bitum và á bitum (từ Úc, Indonesia và Nga).
Bộ Công Thương cho biết chủng loại than xuất khẩu năm không phải loại than mà Việt Nam đang nhập khẩu, nên phù hợp với quan điểm phát triển ngành than Việt Nam.
Cũng theo Bộ Công Thương, hiện nay than sản xuất trong nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất điện. Khối lượng than sản xuất trong nước của TKV và Tổng công ty Đông Bắc cung cấp cho sản xuất điện chiếm 70-80% lượng tiêu thụ toàn ngành.
Kế hoạch xuất khẩu than năm 2017 và 2018 của 2 đơn vị trên là hơn 4 triệu tấn, gồm hơn 2 triệu tấn than cục, tham cám 1, 2, 3 sang Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước châu Âu; 2 triệu tấn than cám khu vực Vàng Danh – Uông Bí (là loại than có chất lượng bốc thấp, lưu huỳnh cao, nhu cầu sử dụng trong nước ít) sang Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc.
Tuy nhiên, năm 2017 không xuất khẩu được loại than cám khu vực Vàng Danh – Uông Bí, 2018 chỉ xuất được 50.000 tấn sang Thái Lan. Nguyên nhân do Trung Quốc áp dụng quy định về hàng rào chất lượng đối với than nhập khẩu, than antraxit của Việt Nam không thể đáp ứng được. Do đó, TKV đã phải liên hệ với đối tác ngoài Trung Quốc để xuất khẩu và pha trộn với các chủng loại than khác để tiêu thụ trong nước, đến nay đã chế biến, tiêu thụ trong nước hết khối lượng than trên.
Dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Bộ Công thương cho biết năm 2018, Việt Nam nhập khẩu tới 23,78 triệu tấn than, trong đó chủ yếu là than bitum và á bitum cho sản xuất điện, không có chủng loại than cục, than cám 1, 2, 3.
Xuất khẩu than chất lượng cao
Từ cuối năm 2014, Bộ Công thương đề nghị trong giai đoạn 2016 – 2020, Chính phủ cho xuất khẩu 2,05 triệu tấn than có chất lượng cao mỗi năm, trong đó 2 triệu tấn của TKV và 50.000 tấn của Tổng công ty Đông Bắc.
Theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, nhu cầu tiêu thụ than trong nước cho điện tăng mạnh trong khi than cám chất lượng cao (cám 1, 2, 3) không có nhu cầu sử dụng, hoặc sử dụng không hết sẽ dao động quanh mức 2,1 triệu tấn mỗi năm, từ nay tới năm 2030.
Theo Bộ Công thương, nếu sử dụng các loại than có chất lượng cao cho nhà máy nhiệt điện sẽ không tạo được giá trị gia tăng của các loại than này, dẫn tới việc sử dụng không hiệu quả tài nguyên. Trong khi đó, 1 triệu tấn than cục, than cám chất lượng cao có giá trị xuất khẩu tương đương 1,5 đến 2 triệu tấn than cám cho sản xuất điện.
Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho TKV và Tổng công ty Đông Bắc được xuất khẩu 2,05 triệu tấn than/năm (trong giai đoạn 2016 – 2020).
Tăng nhập khẩu do nhu cầu của nhà máy nhiệt điện
Cuối năm 2018, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đinh Quang Tri cho biết theo kế hoạch sản xuất, năm 2019, EVN sẽ sử dụng 54 triệu tấn than để sản xuất điện. Do TKV và Tổng công ty Đông Bắc cung cấp không đủ, dự kiến thiếu khoảng 8 triệu tấn.
Nhu cầu than tăng vọt được giải thích là do nhiều nhà máy nhiệt điện than đi vào hoạt động như Nhiệt điện Vĩnh Tân 1, một số nhà máy BOT có công suất 1.200 MW, Nhiệt điện Thái Bình 1 (600MW), Nhiệt điện Thăng Long hơn 600MW… do đó nhu cầu than năm 2018 tăng 33% so với năm trước.
Trong 8 triệu tấn than dự kiến nhập khẩu, EVN giao các tổng công ty thành viên nhập khẩu 4 triệu tấn, còn lại sẽ do TKV nhập khẩu về bán lại cho EVN theo giá đã đăng ký.
Ngoài ra, theo ông Tri, ngoài 8 triệu tấn phải nhập khẩu nói trên thì Chính phủ cũng đã duyệt 2 Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và Nhiệt điện Duyên Hải 3 cũng sẽ sử dụng than nhập khẩu, mỗi năm khoảng 7 triệu tấn. Năm 2019, dự kiến nhập khẩu 10 triệu tấn than để chạy hai nhà máy nhiệt điện này.
Theo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam, dự báo nhu cầu than sử dụng trong nước vào năm 2030 tăng gấp 4 lần so với năm 2016, trong đó phần lớn phục vụ nhu cầu nhiệt điện. Than cho nhu cầu nhiệt điện tăng tỷ trọng từ 69,8% (2016) lên 83,7% (2030).
Nguyễn Quân
(Tri thuc VN)
Không có nhận xét nào