Đó là nhận định của TS Phạm Thị Huyền
Trang, Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế (Đại học Ngoại thương) đưa ra
tại hội thảo “Triển vọng kinh tế Mỹ - Trung sau ngày 1/3 và những tác
động địa chiến lược trong khu vực” do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính
sách (VEPR) tổ chức hôm 5/3.
Quốc tế đang đợi chờ một thỏa thuận "đình chiến" giữa Mỹ và Trung Quốc |
Theo
thống kê của TS Phạm Thị Huyền Trang, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
được khơi mào từ tháng 1/2018 khi Mỹ áp thuế tự vệ lên một số sản phẩm
nhập khẩu từ Trung Quốc (máy giặt, pin mặt trời, thép, nhôm) và công bố
báo cáo 301. Trung Quốc đáp lại bằng việc điều tra chống trợ cấp với mặt
hàng cao lương Mỹ, công bố áp thuế lên 3 tỷ USD hàng hóa Mỹ nhập vào
Trung Quốc.
Cuộc
chiến thương mại bùng nổ và kéo dài gần một năm với hàng loạt động thái
leo thang của hai bên trong việc áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu.
Cho
tới đầu tháng 12/2018, Mỹ và Trung Quốc mới đạt được một thỏa thuận
“đình chiến” trong 90 ngày. Hai bên sau đó đã tổ chức một loạt cuộc đàm
phán nhằm hạ nhiệt cuộc chiến. Theo dự kiến, vào cuối tháng 3 này, Tổng
thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau để
tìm kiếm một thỏa thuận cho vấn đề thuế quan.
Bình
luận về tương lai của cuộc chiến thương mại, TS Phạm Thị Huyền Trang
cho rằng xét về khía cạnh kinh tế, Mỹ có lợi hơn vì năm qua kinh tế Mỹ
khá ổn định, ông Donald Trump cũng đã tạo ra được nhiều việc làm mới.
Trong khi đó, năm 2018 lại đánh dấu nằm tồi tệ của kinh tế Trung Quốc
khi tốc độ tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 30 năm qua.
Tuy
vậy xét về sức ép chính trị thì Trung Quốc có lợi hơn. “Ông Tập Cận
Bình lãnh đạo Trung Quốc trong một nhiệm kì ổn định và kéo dài, còn
nhiệm kì của ông Trump chịu sức ép khá nhiều từ trong nước. Hơn nữa
Trung Quốc lại đang đánh thẳng vào nông nghiệp – hòm phiếu của ông
Trump”, TS Trang bình luận.
Do
đó, TS Trang cho rằng một thỏa thuận sẽ là điều mà hai nhà lãnh đạo Mỹ -
Trung hướng tới, dù cho sự cạnh tranh về kinh tế, địa chính trị giữa
hai nước vẫn sẽ không ngừng diễn ra.
Về
tương lai của quan hệ kinh tế Mỹ Trung, về chính trị, TS Trang cho rằng
trong thời gian dài, dù là ông Donald Trump đắc cử hay người khác thì
nước Mỹ sẽ vẫn theo đuổi chiến lược kìm hãm Trung Quốc.
“Hiện
nay người đứng đầu phe Dân chủ là bà Nancy Pelosi – một người có thái
độ cứng rắn với Trung Quốc. Cho nên trong cuộc bầu cử tới, vấn đề không
phải chống hay không chống Trung Quốc mà là sẽ chống Trung Quốc như thế
nào”, TS Trang nói.
Theo
TS Trang, việc cạnh tranh gay gắt để thống trị về kinh tế, công nghệ,
vị thế địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục diễn ra. Cuộc
cạnh tranh này thực ra đã bắt đầu từ thời Tổng thống B.Obama với việc
xoay trục về châu Á, được tiếp diễn dưới thời Tổng thống Donald Trump và
sau ông Trump.
Trong
dài hạn, TS Trang đánh giá dù tốc độ tăng trưởng bị chậm lại trong năm
2018 nhưng Trung Quốc vẫn có “room” để phát triển nên trong 10 – 20 năm
tới, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Đối
với các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc,
TS Trang nhận định Trung Quốc sẽ dần dần cải thiện được vấn đề này.
“Nhật
Bản, Đài Loan cũng khởi đầu bằng việc nhập khẩu, bắt chước công nghệ
nước ngoài rồi sau đó sáng tạo ra công nghệ. Nếu Trung Quốc đi theo con
đường đó, họ sẽ dần dần siết chặt việc thực hiện luật về sở hữu trí
tuệ”, bà Trang nói.
Tuy
nhiên, trong tương lai gần, bà Trang cho rằng Trung Quốc cũng sẽ không
còn được hưởng nhiều quyền lợi của nước đang phát triển nữa. Hàng rào
thuế sẽ dần được dỡ bỏ nhưng hàng rào phi thuế sẽ ngày càng cao.
“Sự
gia tăng của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa cô lập, chủ nghĩa dân tộc và
chủ nghĩa bảo hộ ở Hoa Kỳ cũng như các nơi trên thế giới sẽ có tác động
đáng kể đến thương mại và đầu tư quốc tế. Ông Trump là người có quan
điểm thương mại là một trò chơi có bên thua, bên thắng chứ không phải 2
bên cùng thắng. Do đó, ông thích chơi song phương và sẽ thay đổi luật
chơi về đầu tư, thương mại”, TS Trang nhìn nhận.
Tào Minh
(VNF)
Không có nhận xét nào