Thêm một dấu hiệu cho thấy hồ sơ của Cang sắp ‘đóng hòm’...
Thêm một dấu hiệu cho thấy hồ sơ của Cang sắp ‘đóng hòm’. |
Cuối
tháng 2 năm 2019, cái ghế phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM của
Tất Thành Cang đã chính thức được Bộ Chính trị điều động cho một quan
chức khác: Trần Lưu Quang - cựu Bí thư Tỉnh uỷ Tây Ninh. Như vậy, quy
trình cách chức về mặt đảng đối với Cang đã gần như hoàn thành. Quan
chức nổi tiếng ‘ăn đất’ này hiện chỉ còn giữ vị trí một thành ủy viên
trong Thành ủy TP.HCM.
Nhiều
nguồn tin cho biết cơ quan điều tra của Bộ Công an đã nắm được đến mức
chi tiết từng phi vụ làm ăn của Tất Thành Cang với các ‘đối tác’ trong
vụ ‘ăn đất’ Nhà Bè và vụ ‘nuốt’ hơn 1000 tỷ đồng cho mỗi km đường của 4
tuyến đường ở Thủ Thiêm.
Trước
Hội nghị trung ương 9 vào tháng 12 năm 2019, nhiều nguồn tin cho biết
Tất Thành Cang sẽ phải tra tay vào còng. Tuy nhiên hội nghị này đã chỉ
cách chức trung ương ủy viên đối với Cang nhưng vẫn cho y giữ được ghế
thành ủy viên ở trong Thành ủy TP.HCM - một hiện tượng chính trị mà đã
tạo nên một mối ngạc nhiên lớn trong dư luận, đặc biệt trong giới cán bộ
lão thành và những người vẫn đang nuôi hy vọng vào một công cuộc ‘chống
tham nhũng không có vùng cấm’ của nhân vật được xưng tụng là ‘Minh
quân’ - Nguyễn Phú Trọng.
Nhiều dư luận cũng nghi ngờ rằng Cang đã ‘chạy’ các cửa cơ quan trung ương và bỏ không ít ‘đạn’ để được an toàn.
Nếu chỉ bị cách chức mà không bị khởi tố và tống giam, Tất Thành Cang vẫn được xem là hạ cánh an toàn và thách thức dư luận.
Từ
trước khi bị Ủy ban Kiểm tra trung ương phát hiện ‘sai phạm rất nghiêm
trọng’, Tất Thành Cang đã bị dư luận phát hiện có tài sản nổi gần một
chục ngôi biệt thự rải rác khắp Sài Gòn của Tất Thành Cang - theo một số
nguồn tin trên mạng xã hội đăng tin kèm cả hình ảnh dẫn chứng rất chi
tiết.
Nếu
luật về truy thu tài sản có nguồn gốc bất minh được Quốc hội Việt Nam
thông qua năm 2019 chứ không bị thất bại vì chỉ có 1/3 ủng hộ như vào
tháng Mười Một năm 2018, hẳn số biệt thư trên của Tất Thành Cang - ước
tính giá trị hàng chục triệu USD - sẽ tràn trề cơ hội được cống hiến cho
ngân sách đảng thông qua chủ trương ‘thu hồi tài sản tham nhũng’ của
tân chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Tuy nhiên Thành ủy TP.HCM trước đó hầu như đã chẳng làm gì để xử lý Tất Thành Cang.
Chỉ
đến tháng 11 năm 2018 khi sắp diễn ra Hội nghị trung ương 9, nhân vật
nổi tiếng bởi thói quen ‘tự bó miệng’ là Nguyễn Thiện Nhân - thân là bí
thư thành ủy TP.HCM nhưng lại chưa hề làm được bất cứ điều gì giúp cho
dân oan Thủ Thiêm ngoài những hứa hẹn có cánh và ý đồ chỉ muốn đẩy dân
oan vào khu tái định cư để khỏi đi khiếu kiện tố cáo - mới lần đầu tiên
phải thẽ thọt về ‘Bộ Chính trị sẽ quyết định mức kỷ luật đồng chí Tất
Thành Cang vào tháng Mười Hai năm 2018’.
Trước
đây, Nguyễn Thiện Nhân đã hứa như đinh đóng cột trước công luận và
người dân Thủ Thiêm là đến tháng Mười Một năm 2018 sẽ xử lý kỷ luật Tất
Thành Cang. Song khi tháng Mười Một đã trôi qua, Thành ủy TP.HCM vẫn
bình chân như vại trong cảnh nước mắt Thủ Thiêm đã cạn khô, chỉ còn vẳng
lại những lời chửi rủa và động tác ném giày vào mặt quan chức.
Về
Sài Gòn làm ‘vua’ đã được một năm rưỡi, nhưng năng lực của một bí thư
thành ủy như Nguyễn Thiện Nhân chỉ được chứng tỏ bởi thái độ nhu nhược,
co thủ và để cho ‘lũ người quỷ ám’ (tên một tác phẩm của đại văn hào Nga
Dostoievsky) như Tất Thành Cang, Nguyễn Thị Quyết Tâm lộng hành và qua
mặt.
Sau
vụ bắt cựu bộ trưởng thông tin truyền thông Nguyễn Bắc Son và đặc biệt
là đương kim phó trưởng ban tuyên giáo trung ương Trương Minh Tuấn vào
tháng 2 năm 2019, dư luận xã hội và người dân, đặc biệt là khối dân oan
đất đai lên đến hàng trăm ngàn người Việt Nam - đang nhìn vào quan điểm
và thái độ xử lý Tất Thành Cang của Nguyễn Phú Trọng cùng Bộ Chính trị
của ông ta như một phép thử quan trọng về thực chất của chiến dịch ‘đốt
lò’ là gì, hay chỉ là ‘chống tham nhũng một bên’ và ‘đầu voi đuôi
chuột’.
(VNTB)
Không có nhận xét nào