Hai hãng hàng không Việt Nam
VietjJt và Bamboo Airways mới đây đã ký hợp đồng mua hơn 100 máy bay
của hãng Boeing trị giá hơn 15 tỷ đôla. Trong đó riêng Vietjet mua 100
chiếc.
Tổng thống Donald Trump gặp CEO VietJet Nguyễn Thị Phương Thảo hôm 27/2 tại Phủ Chủ tịch nhân sự kiện hãng này mua 100 máy bay Boeing |
Thương vụ diễn ra trong thời điểm Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai được tổ chức tại Việt Nam từ 27-28/2.
Reuters
bình luận rằng lễ ký kết diễn ra khi Trump đang ở Việt Nam sẽ góp phần
thắt chặt quan hệ kinh tế và quân sự giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam.
Bài
báo trên Reuters cũng cho hay VietJet - một hãng hàng không tư nhân -
thường nhân dịp các Tổng thống Mỹ tới Việt Nam là 'trưng' ra các đơn
hàng 'khủng' mua máy bay của Hoa Kỳ.
Hãng
này trước đây đã ký hợp đồng mua 100 máy bay Boeing 737 MAX thân hẹp
khi cựu Tổng thống Mỹ Obama sang Việt Nam, bài báo trên Reuters cho hay.
Bà
Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO của VietJet Air nói với Reuters là bốn máy
bay trong 100 chiếc nói trên sẽ được trao cho Việt Nam vào cuối năm nay.
Lần
này, khi Tổng thống Trump sang Việt Nam, VietJet ký hợp đồng sẽ mua
thêm 100 máy bay Boeing 737 MAX trị giá gần 13 tỷ đô la. Thương vụ này
đã được thỏa thuận vào năm ngoái tại the Farnborough Airshow.
Cục
Hàng không Liên bang Hoa Kỳ, trong quyết định cho phép các hãng hàng
không Việt Nam bay đến Mỹ lần đầu tiên, và mã hóa với các hãng hàng
không Hoa Kỳ, tuyên bố tuần trước rằng Việt Nam tuân thủ các tiêu chuẩn
hàng không quốc tế.
VietJet
cho biết họ đã lên kế hoạch mua các máy bay thân rộng để mở đường bay
đến các thành phố có cộng đồng người Việt lớn ở Hoa Kỳ, chẳng hạn như ở
California.
Ngoài
VietJet, hãng hàng không Bamboo của ông chủ Tập đoàn FLC Trịnh Văn
Quyết cũng ký hợp đồng mua 10 máy bay Boeing 737 thân rộng, và đang đàm
phán để mua 25 máy bay Boeing 737 thân hẹp, theo Reuters.
"Thương
vụ này là một phần trong chiến lược của chúng tôi nhằm mở rộng hoạt
động ra thị trường quốc tế, bao gồm cả việc bay đến Hoa Kỳ và Châu Âu",
ông Quyết nói với Reuters.
Bamboo
Airways dự kiến mở đường bay quốc tế vào quý hai năm nay tới Japan,
South Korea, Thái Lan và Singapore, và đường bay thẳng tới Mỹ vào cuối
năm nay.
Năm ngoái, Bamboo Airways cũng đã đặt hàng 20 máy bay thân rộng Boeing 787 trị giá 5,6 tỷ đôla theo giá niêm yết.
Còn quá sớm?
Nhưng một nguồn tin giấu tên nói với Reuters là quá sớm để VietJet đặt hàng máy bay thân rộng.
Một
nguồn tin khác thì cho hay 100 máy bay Boeing 737 MAX nói trên đã nằm
trong sổ đặt hàng của hãng Boeing với tên người mua 'không xác định'.
Hãng
Boeing cũng nói thương vụ mới nhất của VietJet đưa tổng số đơn hàng mua
Boeing của hãng này lên tới 200 chiếc, bao gồm 80 chiếc thuộc mẫu 737
MAX 10 mới nhất của hãng.
VietJet
đưa vào vận hành 385 chuyến bay mỗi ngày trong nội địa Việt Nam và tới
các nước như Japan, Hong Kong, South Korea, Taiwan, Singapore, China,
Thailand, Myanmar and Malaysia.
Tuy
nhiên, các nhà phân tích ngành công nghiệp đã đặt câu hỏi liệu Boeing
có giao tất cả các máy bay theo đơn đặt hàng khi mà ngành công nghiệp đã
đạt đến đỉnh cao của giai đoạn tăng trưởng mở rộng.
Nhà Trắng ước tính tổng số tiền của thương vụ này khoảng 21 triệu đô la.
Các
thương vụ này sẽ giúp hơn 83.000 việc làm ở Mỹ và mang lại sự an toàn,
tin tưởng cho các hành khách quốc tế và Việt Nam, phát ngôn viên Nhà
Trắng cho hay.
Tại
Thượng đỉnh Trump-Kim diễn ra vừa qua tại Việt Nam, ông Trump đã nhắc
đến thương vụ mua Boeing của VietJet tại bữa ăn trưa, theo Reuters.
"Chúng
tôi đánh giá rất việc quý vị đã [góp phần] làm giảm thâm hụt thương mại
với Hoa Kỳ, điều rất nhức nhối trước khi tôi đến đây, và hiện nay chúng
tôi hạn chế nó bằng những đơn đặt hàng lớn như đơn hàng mà quý vị đã
đưa ra hôm nay," ông Trump nói.
Bài viết nói trên là của Facebooker Nguyễn Giang Nam thu hút hơn 3000 lượt likes và hàng ngàn lượt shares |
Vì sao mua nhiều thế?
Nhiều
phân tích từ các cây bút trên mạng xã hội thu hút quan tâm của đọc giả
khi tìm cách lý giải vì sao lại có thương vụ lớn như vậy vào thời điểm
này.
Một trong các bài viết nói trên là của Facebooker Nguyễn Giang Nam thu hút hơn 3000 lượt likes và hàng ngàn lượt shares.
Lý giải vì sao ông Quyết và bà Thảo được cho là "không thể có chừng ấy tiền" "để mua đống máy bay đó", ông Nam viết:
"Trong
hàng không có một nghiệp vụ được dùng khá phổ biến, đó là nghiệp vụ
"sale and leaseback". Hãng hàng không mua máy bay của hãng sản xuất
(Boeing và Airbus) rồi bán lại cho các hãng cho thuê máy bay với cam kết
thuê lại chính các máy bay đó. Các hãng hàng không khi mua đạt số lượng
thì sẽ luôn được Boeing, Airbus chiết khấu. Nếu số lượng đủ lớn và đúng
dòng máy bay đang bán chậm thì mức chiết khấu khá cao. Giống như mua
điện thoại Samsung giá niêm yết sẽ được tặng quà hoặc thối lại tiền."
"Tuy
nhiên các hãng hàng không không thể kiếm được một số tiền lớn để mua
máy bay. Thế nên các hãng này mới phải làm thêm nghiệp vụ "bán đi rồi
thuê lại". Bán toàn bộ số máy bay vừa đặt mua cho một hãng chuyên cho
thuê máy bay với giá niêm yết, xong ký hợp đồng thuê lại. Khi đó hãng
hàng không "lời" ngay một số tiền hoa hồng đáng kể. Nếu mua nhiều thì
"tiền lời" có thể lên đến cả tỉ đôla."
"Sẽ
có bạn thắc mắc vậy thì mua càng nhiều, càng lời. Mấy hãng hàng không
sao không mua luôn 1000 chiếc cho lời nhiều? Thực tế cái lời đó là lời
giả. Bản chất chính là lấy lợi nhuận của tương lai ra mà ăn trong hiện
tại..."
"Điều
này lý giải tại sao VietJet và Bamboo Airways liên tục mua máy bay với
số lượng khủng. VietJet đã đặt mua tổng cộng 250 máy bay trong khi hiện
tại chỉ đang vận hành tổng cộng 64 máy bay. Bamboo ký mua 44 chiếc trong
khi chỉ đang vận hành 6 chiếc.
Đặc
biệt Bamboo Airways mua khá nhiều Boeing 787 là loại máy bay to bay
đường dài, thường chỉ có hãng lớn, bay tuyến xa, nhu cầu lớn mới khai
thác, trong khi Bamboo Airways thậm chí còn chưa được phép bay quốc tế.
Lý do là vì dòng máy bay này tỉ lệ chiết khấu hoa hồng cao hơn mấy dòng
máy bay kia. Và FLC có lẽ đang trong giai đoạn thiếu hụt vốn trầm trọng
nên phải dùng Bamboo Airways để giải quyết nhu cầu vốn trước mắt".
(BBC)
Không có nhận xét nào