Bộ trưởng Kinh tế Liên bang Đức bắt
đầu thăm Việt Nam hôm 24/3, gần một tháng sau chuyến công du Berlin của
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và vụ "bắt cóc"
ông Trịnh Xuân Thanh được cho là có trong chương trình nghị sự.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas và người đồng nhiệm Phạm Bình Minh trong cuộc gặp tại Berlin hồi tháng Hai. |
Đại
sứ quán Đức tại Hà Nội cho biết rằng ông Peter Altmaier cùng một phái
đoàn kinh tế cấp cao và một số nghị sĩ quốc hội liên bang Đức thăm Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 24 tới 26/3.
Tin
cho hay, ông Altmaier “sẽ tiến hành nhiều cuộc trao đổi song phương với
đại diện chính phủ Việt Nam và tiếp kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc”.
Bộ
trưởng Kinh tế Đức được trích lời nói trong một thông cáo rằng “Việt
Nam là một đối tác kinh tế trung tâm của Đức tại châu Á”.
“Hiệp
định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam sẽ tạo ra một động lực mới và
sẽ giúp giới kinh tế Đức hiện diện được rộng khắp hơn nữa ở châu Á. Tôi
ủng hộ việc nhanh chóng ký kết hiệp định này trong thời gian sớm nhất
có thể, vì câu trả lời cho những thách thức toàn cầu chỉ có thể là cùng
nhau nỗ lực cho một nền thương mại cởi mở, tự do và công bằng trên thế
giới”, ông Altmaier nói.
Ông Philipp Rösler chụp ảnh với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
XEM THÊM:
Cựu Phó Thủ tướng Đức về Việt Nam làm việc
Chuyến
thăm của quan chức phụ trách kinh tế liên bang Đức diễn ra khoảng một
tháng sau khi Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình
Minh tới Berlin.
Sau
cuộc gặp, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas hôm 20/2 nói rằng “từng có những
bất đồng đáng chú ý giữa Đức với Việt Nam, đặc biệt là vì vụ bắt cóc
công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh ở Berlin”.
“Hôm
nay chúng tôi muốn đạt một thỏa thuận về cách thức chúng tôi có thể
thiết lập lại mối quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Đức, và
vun đắp nó bằng chất liệu mới”, ông Maas nói.
Theo
Đại sức quán Đức ở Hà Nội, ngoài việc trao đổi với quan chức chủ nhà,
trong chuyến thăm Việt Nam, ông Altmaier “sẽ đến thăm một doanh nghiệp
Đức, dự một diễn đàn kinh tế với doanh nghiệp Đức và doanh nghiệp Việt
Nam và tham dự lễ khai trường 'Ngôi nhà Đức ở Thành phố Hồ Chí Minh',
nơi có văn phòng của Tổng lãnh sự quán Đức, của Phòng Công nghiệp và
Thương mại Đức và của các doanh nghiệp Đức”.
Hiện
chưa rõ vụ việc liên quan tới ông Trịnh Xuân Thanh có được mang ra thảo
luận trong chuyến thăm Việt Nam của quan chức Đức, hay liệu ông
Altmaier có cuộc tiếp xúc nào với nhân vật từng đẩy quan hệ Berlin và Hà
Nội xuống mức thấp nhất trong nhiều năm hay không.
(VOA)
Không có nhận xét nào