Bàn nhân sự rồi, phải cảnh giác…’ -
phát biểu của ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng vào cuối tháng 3 năm 2019 xảy
đến trong bối cảnh chính trường Việt Nam lại bất chợt sôi sục hẳn lên
với sự khởi động của một cái gì đó giống như bầu không khí xung đột nóng
bỏng trước đại hội 12. Đó đây thấp thoáng hiện ra vài ba bài viết trên
mạng xã hội nhằm đấu tố trong giới chóp bu cao cấp về tài sản, sân sau
và thủ đoạn ‘chơi nhau’.
Rõ
là các cơ quan đảng đang đẩy nhanh hơn tiến độ ‘quy hoạch cán bộ cấp
chiến lược’ để chuẩn bị nhân sự cho đại hội 13 vào đầu năm 2021. 2019 là
năm ‘bàn nhân sự’ cấp tỉnh thành, còn đến năm 2020 sẽ là năm quyết định
vận mạng nhân sự chủ chốt của cấp trung ương, trong đó có Ban chấp hành
trung ương, Bộ Chính trị và đặc biệt là ‘tam trụ’ (thay cho ‘tứ trụ’
trước đây vì giờ đây một mình Nguyễn Phú Trọng ngồi đến hai ghế).
Chẳng
khác gì thời tiền đại hội 12 (bắt đầu vào năm 2014 và đặc biệt là ‘đánh
nhau lớn’ trong nguyên năm 2015), đơn thư tố cáo và bài biết ‘đâm dao
sau lưng đồng chí’ với các tác giả nặc danh 100% và không rõ nguồn gốc
đang chĩa mũi dùi sâu nhất vào Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng
thường trực Trương Hòa Bình, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban
Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính và thêm một số quan chức cao cấp
khác.
Tình hình trên khiến nhiều người buộc phải nhung nhớ… Chân Dung Quyền Lực.
Vào
cuối năm 2014, lần đầu tiên trang Chân Dung Quyền Lực xuất hiện và tạo
nên một cơn địa chấn trong chính trường và chính giới Việt nam khi tấn
công không thương tiếc, với nhiều chi tiết liên quan đến tài sản, sân
sau và nhân thân ‘chính trị nội bộ’, đối với một số ủy viên bộ chính trị
khi đó, đặc biệt là Nguyễn Xuân Phúc. Đến gần cuối năm 2015 khi sắp
diễn ra đại hội 12, trang Chân Dung Quyền Lực tự nhiên biến mất theo
đúng cái cách mà nó đã thình lình xuất hiện. Có lẽ ‘nhiệm vụ lịch sử’
của nó đã tạm hoàn thành vào lúc đó.
Còn
giờ đây, cuộc chiến quyền lực đã bắt đầu manh nha, và nếu không có gì
thay đổi thì sự việc sẽ diễn ra theo đúng quy luật xung đột chính trị -
lại một cuộc chạy đua sống mái vào các chức danh chủ chốt trong Bộ Chính
trị và trong ‘tam trụ’, kể cả một cuộc vận động để điều chỉnh ‘tam trụ’
thành ‘Tứ trụ’ như cũ.
Từ
khoảng cuối năm 2018, bắt đầu xuất hiện một thông tin ngoài lề đầy sốt
nóng: có một khả năng là Nguyễn Phú Trọng sẽ chuyển giao quyền lực tổng
bí thư cho một người thân tín, chẳng hạn như Trần Quốc Vượng, mà chỉ
ngồi ghế chủ tịch nước. Và cùng với ‘nhân sự cấp chiến lược Trần Quốc
Vượng’, còn một cái tên ‘chiến lược’ khác cũng được nêu ra như một
phương án thay thế vị trí thủ tướng hiện thời: Vương Đình Huệ.
Theo
dư luận, không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây xuất hiện những đồn
đoán về ‘Huệ sửa số liệu’ hay vụ chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh mà bị xem là
có liên quan đến phạm vi hoạt động của Phạm Minh Chính. Trong khi đó,
quan chức được xem là đàn em thân tín của Nguyễn Xuân Phúc là Huỳnh Đức
Thơ - chủ tịch Đà Nẵng và từng có thời được coi là bất khả xâm phạm dù
bí thư Đà Nẵng khi đó là Nguyễn Xuân Anh phải rớt đài thảm thiết - cũng
đang được đồn đoán là sẽ ‘vào lò’…
(VNTB)
Không có nhận xét nào