Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang
Hồng Nhân và vợ hôm 26/3 đã bị trục xuất từ Đức về Việt Nam trong khi
gia đình ông đang chờ xin Canada xin cấp cho quy chế tị nạn.
Vợ chồng ông bà Nguyễn Quang Hồng Nhân và con gái Nguyễn Quang Hồng Ân (Ảnh: Thoibao) |
Chiều
ngày 26/3 theo giờ địa phương ở Đức, cô Nguyễn Quang Hồng Ân, con gái
ông Nhân, cho VOA biết ba và mẹ cô đã bị cảnh sát đưa ra sân bay Munich,
áp giải về Việt Nam, với chặng dừng chân ở Bangkok.
Khoảng
8 giờ sáng nay có khoảng 10 cảnh sát đến nói rằng ba mẹ em phải ra khỏi
nhà và sau đó áp giải đến thẳng sân bay Munich và trục xuất về Việt Nam
trong ngay chiều hôm nay.
Cô Nguyễn Quang Hồng Ân.
“Khoảng
8 giờ sáng nay có khoảng 10 cảnh sát đến nói rằng ba mẹ em phải ra khỏi
nhà và sau đó áp giải đến thẳng sân bay Munich và trục xuất về Việt Nam
trong ngay chiều hôm nay.”
Cũng
trong ngày 26/3, ông Nguyễn Quang Hồng Nhân viết email cho VOA: “Cảnh
sát Đức đã đến bắt và giao tôi và vợ tôi về Việt Nam… Tôi đang tị nạn
chính trị tại Đức. Canada cho tị nạn và chúng tôi chuẩn bị đi Canada.”
Cô Hồng Ân nói thêm:
“Tôi
cũng giải thích mọi cách, đưa ra đủ mọi giấy tờ rằng chúng tôi đang xin
tị nạn tại Canada, nhưng họ nhất quyết làm theo mệnh lệnh. Đúng 8 giờ
40 thì họ lôi ba mẹ tôi ra xe đưa đi.”
Cô
Hồng Ân nói thêm rằng ba và mẹ cô sẽ có “công an Việt Nam chờ sẵn để
tiếp nhận.” Cô cho VOA biết như vậy sau khi nhận được cuộc điện thoại
cuối cùng trước khi ba và mẹ cô bị tịch thu điện thoại di động và đưa
lên máy bay ở Munich.
VOA
chưa liên lạc được với chính quyền thành phố Nuremberg cũng như Sở Di
trú Đức để xác nhận việc ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ là bà Trịnh
Thúy Hạnh bị trục xuất hôm 26/3.
Cô Hồng Ân lo sợ rằng cha và mẹ cô sẽ bị chính quyền Việt Nam giam cầm và tù đày:
“Chắc chắn rằng khi bị trục xuất về Việt Nam thì ba mẹ tôi sẽ bị bắt giam, tù đày.”
Ông
Nguyễn Quang Hồng Nhân, còn được biết đến là nhà văn, nhà hoạt động
nhân quyền Nguyễn Quang, từng bị chính quyền Việt Nam cầm tù.
Năm
1979, ông Nguyễn Quang bị tòa án ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa cáo
buộc “hoạt động tuyên truyền chống phá Cách mạng” và tổ chức đưa sinh
viên, học sinh ra nước ngoài.
Trong một cuộc phỏng vấn với VOA vào đầu năm 2018, ông Nguyễn Quang Hồng Nhân nói:
“Sau
khi cộng sản chiếm miền Nam thì tôi hoạt động về nhân quyền, nhưng sau
đó tổ chức bị vỡ. Sau khi ra tù tôi thấy Việt Nam thiếu về nghề nghiệp
nên tôi mới mở một trường công nghệ ở Đà Lạt để đào tạo ngành nghề cho
sinh viên, nhưng họ biết tôi ở tù mới ra cho nên họ đóng cửa. Trong
khoảng thời gian 8 năm liền tôi không làm được gì nên tôi chỉ viết sách –
viết khoảng 20 quyển sách và phát hành trên Amazon cho đến khi tôi rời
khỏi Việt Nam vào năm 2015.
“Tôi
cũng cùng với bác sĩ Nguyễn Đan Quế thành lập Hội cựu tù nhân lương
tâm, thành lập Diễn đàn Đại học Nhân quyền, và sau đó là Viện Nhân quyền
Việt Nam. Đó là những việc làm mà khiến chính quyền Việt Nam để ý và
theo dõi rất nhiều.”
(VOA)
Không có nhận xét nào