Những ngày này, dư luận lại rất xôn
xao khi cơ quan điều tra của Bộ Công an yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam cung cấp hồ sơ, tài liệu về dự án Junin 2 để xem xét.
Hình minh họa |
Thiết
nghĩ đây là một việc hết sức bình thường. Bởi lẽ một dự án khi đã có
những dư luận về việc này việc khác thì các cơ quan bảo vệ pháp luật
phải vào cuộc là chuyện đương nhiên. Và thực sự, thâm tâm của nhiều
người dầu khí hiểu biết về dự án này cũng mong muốn cơ quan điều tra làm
cho rõ để trả lời cho “bàn dân thiên hạ” biết toàn bộ sự thật về dự án.
Còn nếu cứ để như thế này, nay có dư luận, mai có dư luận rồi những câu
hỏi vu vơ đặt ra ở chỗ này chỗ khác, giống như con muỗi chui vào trong
màn, cứ vo ve khiến người ta ngủ không yên giấc.
Tôi đã đọc rất kỹ một số bài báo và những bài viết trên mạng xã hội về dự án Junin 2; thực sự tôi thấy rất buồn. Bởi lẽ những người viết các bài này chẳng hiểu biết gì về dự án Junin 2 mà viết theo kiểu “thầy bói xem voi” và suy diễn kèm theo những lời bình luận rất ác ý.
Họ không được tiếp cận với tài liệu cơ bản của dự án; không gặp những người trong cuộc mà chỉ nghe nói, Đã thế không ít người còn cao giọng phán xét kiểu như “ cha” người ta, và quái gở hơn nữa là lại còn mang tư tưởng ngày hôm nay, phán xét cho việc từ chục năm trước…Không những thế, họ cố tình hiểu sai sự thật và bộc lộ sự thiếu hiếu biết, thiếu kiến thức về luật pháp quốc tế…
Một ví dụ thế này để bạn đọc hiểu : Nhiều người cứ gào lên là “ làm thất thoát ngân sách nhà nước”…Nhưng họ không biết Dự án Juni 2 hoàn toàn không dùng Ngân sách Nhà nước. Khái niệm “ vốn ngân sách Nhà nước “ với khái niệm “ Vốn Nhà nước ngoài Ngân sách “ là khác nhau rất xa…
Nói trước như vậy, để rất mong bạn đọc nên thận trọng khi đọc những bài báo viết về dự Juni 2.
( Tôi sẽ có bài phân tích riêng về các việc này)
Vậy tựu chung, các bài viết đó tập trung vào những vấn đề gì?
Thứ nhất, họ cho rằng dự án này đã được quyết định một cách vội vàng, duy ý chí và phớt lờ sự phê duyệt của Quốc hội.
Thứ hai, họ cho rằng việc chuyển tiền thưởng cho bên Venezuela là sai ”?
Thứ ba, họ cho rằng cả Bộ Chính trị khóa trước, khóa trước nữa là “kém”, “liều lĩnh” và cho PVN ký với Công ty Dầu khí Quốc gia Venezuela (PVDSA) là vô nguyên tắc. Thậm chí họ cho rằng không lường trước được tình hình, không đánh giá được chính phủ Venezuela ngày ấy ...
Vì vậy, tôi thấy cần phải lên tiếng về dự án này một cách minh bạch và sòng phẳng. Bởi tôi có thể tự hào rằng tôi là nhà báo Việt Nam duy nhất có sự hiểu biết tổng thể về dự án này. Tôi đã sang Venezuela 3 lần và từ khi là phóng viên báo An ninh thế giới. Tôi đã được sang Venezuela, chứng kiến những cuộc đàm phán, được đọc hết hồ sơ tài liệu, được gặp những người có trách nhiệm về dự án để nghe các anh nói về dự án, cả mặt thuận lợi và không thuận lợi. Tôi đã dự lễ ký dự án này, rồi đã xuống tận Lô 39 ở Juni 2 để chứng kiến dòng dầu đầu tiên.
( Duy nhất cái tôi thiếu là không được dự họp Bộ Chính trị ngày ấy khi quyết định về dự án! ???)
Vì vậy, tôi thấy cần phải viết lại một cách tổng thể dự án này để mọi người hiểu và tránh những suy diễn, tránh cách hiểu sai, và đừng có lợi dụng để bôi nhọ người khác.
Bài 1: Tại sao có Dự án Juni 2?
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà khoa học của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã dự báo rằng, đến năm 2020 đến 2030, trữ lượng dầu ở mỏ Bạch Hổ sẽ bị cạn kiệt bởi chúng ta khai thác đã lâu; hơn nữa trữ lượng dầu ở vùng mỏ Bạch Hổ và vùng lân cận không phải là lớn. Với cách khai thác như của Việt Nam, thì mặc dù đã đạt hiệu quả rất cao về thu hồi dầu ( gần như là cao nhất thế giới), đã rất tằn tiện tiết kiệm, nhưng từ năm 2020 trở đi sẽ suy giảm ít nhất mỗi năm từ 2,5 - 3,5 triệu tấn. Và như vậy, đến năm 2030, về cơ bản chúng ta sẽ hết dầu ở khu vực mỏ Bạch Hổ. ( Cho tới nay, những dự báo đó là hoàn toàn chính xác)
Điều này đặt ra cho ngành Dầu khí Việt Nam bài toán nan giải, đó là phải gia tăng trữ lượng bù vào. Trong nghề khai thác dầu khí, cứ 1 thùng dầu hút lên được thì ngay lập tức phải có từ 1,5 - 2 thùng dầu khác bù vào thì mới hoạt động bình thường. Nghĩa là có của ăn, nhưng của để, của dự trữ phải nhiều gấp đôi thì mới đảm bảo công việc khai thác dầu khí bền vững.
Tiềm năng dầu khí ở vùng nước sâu xa bờ là có, nhưng để thăm dò khai thác được thì cần số vốn khổng lồ và kèm theo đó là sự rủi ro cực kỳ lớn. Đó là chưa kể đến những yếu tố về địa chính trị, về kỹ thuật... Chính vì vậy, Tổng Công ty Dầu khí ngày ấy (bây giờ là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) phải vươn ra đầu tư ở nước ngoài.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã trúng thầu và trở thành nhà điều hành ở mỏ Bir Seba trên sa mạc Sahara ở Algeri. Sau hơn 10 năm lao động vô cùng gian khổ, chịu vô vàn hiểm nguy và tưởng chứng có lúc dự án ở Bir Seba sụp đổ hoàn toàn, hàng trăm triệu USD đổ vào tìm kiếm thăm dò sẽ mất trắng; thì may mắn đã đến với Tập đoàn là chúng ta đã tìm ra dầu với trữ lượng khá lớn. Và hiện nay, mỏ Bir Seba đang cho hiệu quả kinh tế rất cao.
Một dự án ra nước ngoài nữa là liên doanh với Nga là khai thác dầu ở mỏ Nhenhetxky ở vùng cực Bắc nước Nga. Có được dự án này, phải nói đó là sự ưu ái của Chính phủ Nga và của Tập đoàn Rosneft đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nói riêng và với nhân dân Việt Nam nói chung. Và một điều chỉ những người trong cuộc mới biết, đó là phía Nga rất yêu quý nhiều vị lãnh đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã từng học và làm việc ở nước Nga. Dự án này hiện nay đang cho hiệu quả kinh tế rất cao. Một số dự án khác như liên doanh với Petronas khai thác khí và dầu ở vùng chồng lấn trên biển Đông, có dự án cho hiệu quả kinh tế tốt, có dự án chưa đạt như kỳ vọng.
Vậy tại sao phải sang tận Venezuela ở Nam Mỹ để tìm kiếm cơ hội đầu tư khai thác dầu khí tại đây?
( Hết kỳ 1 )
Nguyễn Như Phong
Tôi đã đọc rất kỹ một số bài báo và những bài viết trên mạng xã hội về dự án Junin 2; thực sự tôi thấy rất buồn. Bởi lẽ những người viết các bài này chẳng hiểu biết gì về dự án Junin 2 mà viết theo kiểu “thầy bói xem voi” và suy diễn kèm theo những lời bình luận rất ác ý.
Họ không được tiếp cận với tài liệu cơ bản của dự án; không gặp những người trong cuộc mà chỉ nghe nói, Đã thế không ít người còn cao giọng phán xét kiểu như “ cha” người ta, và quái gở hơn nữa là lại còn mang tư tưởng ngày hôm nay, phán xét cho việc từ chục năm trước…Không những thế, họ cố tình hiểu sai sự thật và bộc lộ sự thiếu hiếu biết, thiếu kiến thức về luật pháp quốc tế…
Một ví dụ thế này để bạn đọc hiểu : Nhiều người cứ gào lên là “ làm thất thoát ngân sách nhà nước”…Nhưng họ không biết Dự án Juni 2 hoàn toàn không dùng Ngân sách Nhà nước. Khái niệm “ vốn ngân sách Nhà nước “ với khái niệm “ Vốn Nhà nước ngoài Ngân sách “ là khác nhau rất xa…
Nói trước như vậy, để rất mong bạn đọc nên thận trọng khi đọc những bài báo viết về dự Juni 2.
( Tôi sẽ có bài phân tích riêng về các việc này)
Vậy tựu chung, các bài viết đó tập trung vào những vấn đề gì?
Thứ nhất, họ cho rằng dự án này đã được quyết định một cách vội vàng, duy ý chí và phớt lờ sự phê duyệt của Quốc hội.
Thứ hai, họ cho rằng việc chuyển tiền thưởng cho bên Venezuela là sai ”?
Thứ ba, họ cho rằng cả Bộ Chính trị khóa trước, khóa trước nữa là “kém”, “liều lĩnh” và cho PVN ký với Công ty Dầu khí Quốc gia Venezuela (PVDSA) là vô nguyên tắc. Thậm chí họ cho rằng không lường trước được tình hình, không đánh giá được chính phủ Venezuela ngày ấy ...
Vì vậy, tôi thấy cần phải lên tiếng về dự án này một cách minh bạch và sòng phẳng. Bởi tôi có thể tự hào rằng tôi là nhà báo Việt Nam duy nhất có sự hiểu biết tổng thể về dự án này. Tôi đã sang Venezuela 3 lần và từ khi là phóng viên báo An ninh thế giới. Tôi đã được sang Venezuela, chứng kiến những cuộc đàm phán, được đọc hết hồ sơ tài liệu, được gặp những người có trách nhiệm về dự án để nghe các anh nói về dự án, cả mặt thuận lợi và không thuận lợi. Tôi đã dự lễ ký dự án này, rồi đã xuống tận Lô 39 ở Juni 2 để chứng kiến dòng dầu đầu tiên.
( Duy nhất cái tôi thiếu là không được dự họp Bộ Chính trị ngày ấy khi quyết định về dự án! ???)
Vì vậy, tôi thấy cần phải viết lại một cách tổng thể dự án này để mọi người hiểu và tránh những suy diễn, tránh cách hiểu sai, và đừng có lợi dụng để bôi nhọ người khác.
Bài 1: Tại sao có Dự án Juni 2?
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà khoa học của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã dự báo rằng, đến năm 2020 đến 2030, trữ lượng dầu ở mỏ Bạch Hổ sẽ bị cạn kiệt bởi chúng ta khai thác đã lâu; hơn nữa trữ lượng dầu ở vùng mỏ Bạch Hổ và vùng lân cận không phải là lớn. Với cách khai thác như của Việt Nam, thì mặc dù đã đạt hiệu quả rất cao về thu hồi dầu ( gần như là cao nhất thế giới), đã rất tằn tiện tiết kiệm, nhưng từ năm 2020 trở đi sẽ suy giảm ít nhất mỗi năm từ 2,5 - 3,5 triệu tấn. Và như vậy, đến năm 2030, về cơ bản chúng ta sẽ hết dầu ở khu vực mỏ Bạch Hổ. ( Cho tới nay, những dự báo đó là hoàn toàn chính xác)
Điều này đặt ra cho ngành Dầu khí Việt Nam bài toán nan giải, đó là phải gia tăng trữ lượng bù vào. Trong nghề khai thác dầu khí, cứ 1 thùng dầu hút lên được thì ngay lập tức phải có từ 1,5 - 2 thùng dầu khác bù vào thì mới hoạt động bình thường. Nghĩa là có của ăn, nhưng của để, của dự trữ phải nhiều gấp đôi thì mới đảm bảo công việc khai thác dầu khí bền vững.
Tiềm năng dầu khí ở vùng nước sâu xa bờ là có, nhưng để thăm dò khai thác được thì cần số vốn khổng lồ và kèm theo đó là sự rủi ro cực kỳ lớn. Đó là chưa kể đến những yếu tố về địa chính trị, về kỹ thuật... Chính vì vậy, Tổng Công ty Dầu khí ngày ấy (bây giờ là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) phải vươn ra đầu tư ở nước ngoài.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã trúng thầu và trở thành nhà điều hành ở mỏ Bir Seba trên sa mạc Sahara ở Algeri. Sau hơn 10 năm lao động vô cùng gian khổ, chịu vô vàn hiểm nguy và tưởng chứng có lúc dự án ở Bir Seba sụp đổ hoàn toàn, hàng trăm triệu USD đổ vào tìm kiếm thăm dò sẽ mất trắng; thì may mắn đã đến với Tập đoàn là chúng ta đã tìm ra dầu với trữ lượng khá lớn. Và hiện nay, mỏ Bir Seba đang cho hiệu quả kinh tế rất cao.
Một dự án ra nước ngoài nữa là liên doanh với Nga là khai thác dầu ở mỏ Nhenhetxky ở vùng cực Bắc nước Nga. Có được dự án này, phải nói đó là sự ưu ái của Chính phủ Nga và của Tập đoàn Rosneft đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nói riêng và với nhân dân Việt Nam nói chung. Và một điều chỉ những người trong cuộc mới biết, đó là phía Nga rất yêu quý nhiều vị lãnh đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã từng học và làm việc ở nước Nga. Dự án này hiện nay đang cho hiệu quả kinh tế rất cao. Một số dự án khác như liên doanh với Petronas khai thác khí và dầu ở vùng chồng lấn trên biển Đông, có dự án cho hiệu quả kinh tế tốt, có dự án chưa đạt như kỳ vọng.
Vậy tại sao phải sang tận Venezuela ở Nam Mỹ để tìm kiếm cơ hội đầu tư khai thác dầu khí tại đây?
( Hết kỳ 1 )
Nguyễn Như Phong
(Secret Information)
Không có nhận xét nào