Chẳng hề ngẫu nhiên bởi ngay sau khi
kết thúc cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Hà Nội vào cuối tháng 2 năm
2019, đặc biệt ngay sau khi kết thúc cuộc gặp Trump - Trọng dù chỉ được
thông báo là chào hỏi xã giao, báo chí Việt Nam ồn ào đưa tin ‘khởi động
dự án khí Cá Voi Xanh trong năm 2019’.
Ngày 11/12/2018, Tập đoàn Dầu khí Mỹ ExxonMobil đã đến làm việc với Lọc dầu Bình Sơn |
Đây
là lần thứ hai trong vòng ba tháng qua, Tập đoàn Dầu khí Mỹ ExxonMobil -
một đối tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong dự án khai thác
mỏ khí Cá Voi Xanh - quay trở lại Việt Nam sau một thời gian vắng bóng
mà đã gây ra dư luận ồn ã, thậm chí nhiều người còn lo ngại rằng trước
một sức ép gia tăng đáng kể từ phương Bắc, ExxonMobil có thể ‘mất tích’
theo đúng cái cách mà Repsol - đối tác trong liên doanh với Việt Nam
khai thác mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ - đã từng mất tích thật sự kể từ tháng 7
năm 2017 đến nay.
Vì sao quay lại?
ExxonMobil
từng thăm dò và hợp tác với Việt Nam để khai thác mỏ khí đốt Cá Voi
Xanh ngoài khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi. Mỏ này có trữ lượng đến 150 tỷ
mét khối.
Vào
tháng Giêng năm 2017, ExxonMobil đã trở thành nhà khai thác khí đốt lớn
nhất của Việt Nam sau khi ký kết một hợp đồng trị giá 10 tỷ đô la để
khai thác dầu khí trên biển Đông với PetroVietnam.
Vài
tháng trước Hội nghị APEC 2017, ExxonMobil còn được Hà Nội bật đèn xanh
cho việc thông báo chính thức khởi động dự án đầu tư khai thác khí đốt
tại mỏ Cá Voi Xanh. Khi đó, báo chí nhà nước đã hoan hỉ như thể “sống
lại” sau vụ Bãi Tư Chính tháng Bảy năm 2017 - khi Repsol, một công ty
Tây Ban Nha liên doanh với PetroVietnam để khai thác dầu khí tại khu vực
này, đã bị vài trăm tàu Trung Quốc bao vây và gây sức ép đến nỗi cuối
cùng Repsol phải lặng lẽ rút lui khỏi Bãi Tư Chính, trong lúc toàn thể
Bộ Chính trị lẫn Bộ Quốc phòng Việt Nam ngậm tăm lẫn ngậm đắng nuốt cay
vì “có tiền trong túi mà không lấy được”.
Kể
từ khi Trung Quốc tuyên bố “đường Lưỡi Bò” 9 đoạn chiếm tới 90% diện
tích Biển Đông, nhiều hãng dầu khí khác của Mỹ đã bỏ cuộc trước áp lực
từ Trung Quốc. Nhưng ExxonMobil vẫn tiếp tục thăm dò và tập đoàn này đã
phát hiện mỏ khí đốt lớn nhất của Việt Nam từ trước đến nay, nằm cách
đất liền khoảng 100km.
Điều
được giới chóp bu Việt Nam xem là ‘lợi thế lớn’ là mỏ Cá Voi Xanh hoàn
toàn nằm ngoài bản vẽ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, do đó giới chóp bu
Việt Nam không phải quá lo sợ về phản ứng của Bắc Kinh nếu PetroVietnam
liên doanh với Mỹ để khai thác khí đốt tại đây.
Trong
bối cảnh ngân sách Việt Nam đang nhanh chóng cạn kiệt và đặc biệt đang
quá thiếu ngoại tệ để trang trải nợ quốc tế – lên tới 10 - 12 tỷ USD/năm
– và để phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ các nước, đồng thời
phải bảo đảm dự trữ ngoại hối, 60 tỷ USD dự kiến khai thác được từ dự án
dầu khí lớn nhất của Việt Nam là Cá Voi Xanh (con số dự đoán mới nhất
được nêu ra bởi chính quyền Việt Nam) - được xem là con số rất đáng để
giới lãnh đạo Việt Nam tỏ một chút can đảm trước “đồng chí tốt” Trung
Quốc.
Nhưng
vào ngày 7/11/2017 - trùng với thời gian Tổng thống Trump dự Hội nghị
thượng đỉnh kinh tế APEC Đà Nẵng mà được báo chí đảng tung hô “thành
công tốt đẹp” và “Việt Nam là nước hưởng lợi kinh tế lớn nhất trong
APEC”, ExxonMobil đã mang lại nỗi thất vọng lớn lao cho giới chóp bu
Việt Nam: Chủ tịch Liam Mallon của Công ty Phát triển ExxonMobil đã
tuyên bố sẽ hoãn dự án hợp tác với Việt Nam trên biển Đông tới năm 2019,
với lời giải thích rất cô đọng: “chúng tôi cần phải đạt được một số
thỏa thuận cụ thể” trước khi triển khai đầu tư chính thức.
Khi
đó, một số đánh giá đã giả thiết về nguyên nhân chủ yếu và có thể là
duy nhất của việc phải hoãn dự án có thể là Trung Quốc gây sức ép mà đã
khiến Việt Nam có thể phải điều đình để ExxonMobil tạm ngừng khai thác
mỏ Cá Voi Xanh.
Đến
tháng Ba năm 2018 khi xảy ra vụ Repsol phải lần thứ hai liên tiếp rút
khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ, giả thiết đã biến thành thực tế được xác nghiệm một
cách sống sượng: vẫn là “đối tác chiến lược toàn diện lớn nhất của Việt
Nam” là Trung Quốc đã nhảy bổ vào nhà của giới chóp bu Việt Nam để đòi
không được hợp tác với Mỹ mà phải hợp tác với Trung Quốc để khai thác
dầu khí.
Vào
tháng Tư năm 2018, lần đầu tiên ExxonMobil đã lên tiếng liên quan đến
mỏ Cá Voi Xanh. Tuy không xác nhận về một sức ép của Trung Quốc đối với
mỏ dầu khí dồi dào trữ lượng này, ExxonMobil vẫn khẳng định kế hoạch và
lộ trình sắp tới - một biểu hiện cho thấy tập đoàn này không mấy lo ngại
cho dù Bắc Kinh sẽ làm những động tác nhằm bắt buộc ExxonMobil phải rút
khỏi mỏ Cá Voi Xanh như đã khiến Repsol phải rút khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ.
Trước
đó, tập đoàn Mỹ này từng khẳng định rằng dự án này “không nằm ở vùng có
tranh chấp”, và rằng “chủ quyền là vấn đề chỉ các chính phủ mới có thể
quyết định”.
Rất
có thể, sự tự tin của ExxonMobil khi lên tiếng về mỏ Cá Voi Xanh phát
xuất tự sự hiện diện của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ cập
cảng Đà Nẵng vào đầu tháng Ba năm 2018, nằm trong chiến lược tăng cường
sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông và sẵn sàng đối đầu với hải quân Trung
Quốc, và sau đó là sự có mặt của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis ở
Việt Nam vào tháng 10 năm 2018.
Ngày
11/10/2018, cùng lúc với thông tin chính thức về chuyến thăm Việt Nam
bất ngờ vào trung tuần tháng Mười năm 2018 của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Jim Mattis, John Bolton - Cố vấn An ninh Mỹ - đã tuyên bố “Mỹ sẽ hợp tác
khai thác dầu khí ở Biển Đông dù có Trung Quốc hay không”.
Hy
vọng mỏng manh còn lại cho nhu cầu ăn dầu và trám rỗng ngân sách của
Việt Nam chỉ còn là Mỹ - đối trọng quân sự duy nhất với Trung Quốc tại
Biển Đông.
(VNTB)
Không có nhận xét nào