Nghiên cứu mới chỉ ra một số kịch bản
mà một cuộc chiến tranh ở Bán đảo Triều Tiên có thể sẽ diễn ra ngay
ngày hôm nay và, do đó, các sứ mệnh mà nó có thể áp đặt lên các lực
lượng Hoa Kỳ sẽ vô cùng tốn kém và đầy thách thức.
Thách thức tiềm ẩn của quân sự Bắc Hàn |
Sau
thất bại của hội nghị thượng đỉnh Hà Nội, Hoa Kỳ đã đạt được một điều
gì đó trong chính sách của mình đối với tham vọng hạt nhân của Bắc Hàn. Ý
tứ bóng gió về một hội nghị thượng đỉnh thứ ba, hoặc các cuộc đàm phán
tạm thời cấp cao, đã xuất hiện sau cuộc gặp Hà Nội, nhưng không rõ chúng
sẽ được tiến hành trên cơ sở nào: Hai bên dường như quá khác biệt về
các chi tiết thoả thuận cụ thể. Bắc Hàn tiếp tục tạm dừng một phần các
hoạt động hạt nhân, như nhiều báo cáo đã cho thấy, điều đó không ngăn
cản được Bắc Hàn trên nhiều mặt trận. Hoa Kỳ vẫn đòi cam kết hoàn toàn
gỡ bỏ toàn bộ tên lửa hạt nhân. Kết quả là một tình huống bất ổn xuất
hiện và có thể tạo ra khủng hoảng, hoặc cũng có thể tạo ra một số thỏa
thuận đáng ngạc nhiên, vào bất cứ lúc nào.
Nhưng trong khi thế giới đang chờ đợi giải quyết vấn đề hạt nhân, điều quan trọng cần ghi nhớ là vấn đề này cần phải được lồng ghép vào một tập hợp lớn hơn và bao gồm nhiều vấn đề nan giải chiến lược gần như đáng sợ đối với các lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc – những nan đề mà chúng tôi đã phân tích một cách chi tiết trong các phân tích gần đây tại Tổ hợp RAND phi đảng phái. Những nghiên cứu này cho chúng ta thấy rằng các nhà hoạch định chính sách và người dân Mỹ cần hiểu rõ môi trường an ninh ở Hàn Quốc đã thay đổi như thế nào, ngay cả khi Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết phi hạt nhân hóa. Nói một cách đơn giản, Hoa Kỳ bị kiềm tỏa trong một loạt các nhiệm vụ chồng chéo có thể làm căng thẳng vị thế phòng thủ toàn cầu của Hoa Kỳ tới một điểm cực hạn nếu các hoạt động ấy đòi hỏi phải được thực hiện trong cơn khủng hoảng Bán đảo Triều Tiên.
Cùng với một số đồng nghiệp, gần đây chúng tôi đã phát triển một biểu đồ infographic mô tả phần phân tích chính của chúng tôi tại RAND trong ba năm qua. Thứ nhất là khảo sát, kiểm định các thách thức chiến lược do kho vũ khí hạt nhân đang phát triển của Bắc Hàn tạo ra. Thứ hai là đánh giá mối đe dọa của các cuộc tấn công bằng pháo binh thông thường của Bắc Hàn vào Hàn Quốc, được tác xạ chủ yếu từ mật độ tập trung vũ khí dày đặc ở phía bắc khu phi quân sự trong khu vực được gọi là Cao nguyên Kaesong. Thứ ba là xem xét vấn đề xử lý các vật liệu hạt nhân đã phân tách ở khắp Bắc Hàn, và thứ tư là nghiên cứu về những đòi hỏi tiềm năng đối với hoạt động sơ tán trong điều kiện không tác chiến (NEO = a noncombatant evacuation operation) trong trường hợp xảy ra xung đột. Chúng tôi cũng đã xem xét công việc của RAND trong phần phân tích thứ năm liên quan đến cả bốn tình huống có thể xảy ra: khả năng can thiệp của Trung Quốc vào các kịch bản này.
Chúng tôi đã rút ra được một bài học lớn từ bản tổng thuật, tổng luận của công trình nghiên cứu này: Bất kỳ một kịch bản xung đột lớn nào ở Hàn Quốc đều có khả năng khiến lực lượng quân sự Mỹ phải trả giá đắt tại một thời điểm nào đó, trong khi đó các cuộc cạnh tranh chiến lược với Nga và Trung Quốc cũng nóng lên, Hoa Kỳ phải đối mặt với một nhiệm vụ dễ gây mất tinh thần ở nhiều nơi. Sau mười bảy năm tập trung vào các hoạt động nhằm duy trì sự ổn định, củng cố lực lượng phản công và xây dựng quốc gia tiêu tốnhàng nghìn tỷ đô la giờ đây Hoa Kỳ có thể không thể dành thêm một thập kỷ nữa để xao lãng các sự kiện chiến lược chính của môi trường an ninh hiện tại và tương lai. Các yếu tố và rủi ro tiềm năng của một cuộc xung đột ở Bán đảo Triều Tiên chính xác là những gì mà họ có thể sẽ phải quan tâm.
Trong nhiều thập kỷ, cộng đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ có xu hướng nghĩ một tình huống bất ngờ của Hàn Quốc như là một sự tái hiện của biến cố năm 1950: Khi mà Hàn Quốc và Hoa Kỳ phòng thủ chống lại cuộc tấn công lớn của Bắc Hàn tràn xuống phía nam. Nếu có thể xảy ra, một kịch bản như vậy ngày nay là rất xa vời bởi vì Hàn Quốc và Hoa Kỳ có ưu thế công nghệ, có bảy mươi năm chuẩn bị phòng thủ, quyền phủ quyết của Mỹ và không lực Hàn Quốc và bởi thiếu hụt hiển nhiên của Bắc Hàn trong năng lực hậu cần và vũ khí.
Đó không phải là hình thái mà một cuộc xung đột mới ở Bán đảo Triều Tiên có thể xảy ra. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra một số phương thức mà một cuộc chiến có thể diễn ra ngay ngày hôm nay tại Bán đảo Triều Tiên và những nhiệm vụ yêu cầu cao mà nó có thể áp đặt lên các lực lượng của Hoa Kỳ sẽ vô cùng tốn kém và đầy thách thức.
Ví dụ, trong trường hợp có một cuộc khủng hoảng lớn hoặc một cuộc tấn công phủ đầu của Hoa Kỳ vào các cơ sở hạt nhân của Bắc Hàn, Bắc Hàn có thể đáp trả bằng các cuộc tấn công bằng pháo binh một cách khiêm tốn hoặc cấp tập, áp đảo và phá hủy xuyên biên giới, suốt con đường dẫn vào trung tâm thành phố Seoul. Thông tin công khai của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho thấy Bắc Hàn có khoảng mười bốn nghìn khẩu đội pháo, với 70% trong số này được triển khai tại tuyến phòng thủ tiền duyên trong hơn bốn nghìn trận địa pháo đặt ngầm dưới mặt đất. Nói tóm lại, họ có thể bắn hơn nửa triệu phát đại pháo mỗi giờ; các hệ thống pháo binh tầm xa có thể bắn tới Seoul có thể bắn ba nghìn trái pháo trở lên mỗi giờ hoặc một số lẻ của con số đó nếu họ muốn cố gắng che giấu các vị trí hỏa lực, tức là chỉ thỉnh thoảng mới bắn. Một ước tính của Bộ Quốc phòng cho thấy các cuộc tấn công bằng pháo binh trên quy mô lớn hơn có thể gây ra khoảng 250 nghìn thương vong tại Seoul.
Một cuộc tấn công như vậy sẽ gây ra cho Hàn Quốc, và do đó cho cả Hoa Kỳ, một vấn đề nan giải: Tiếp tục chịu đựng thiệt hại hoặc tiếp tục tấn công để chôn vùi các ổ hỏa lực của Bắc Hàn và chấm dứt chiến sự. (Phân tích của chúng tôi cho thấy rằng chỉ riêng bằng các cuộc không kích như vậy không thể kết thúc một cuộc tấn công như vậy). Bất kỳ một cuộc tấn công lớn nào cũng sẽ làm cho Hàn Quốc tổn thất lớn. Rất nhanh chóng, các lực lượng tấn công tương đối khiêm tốn của Hàn Quốc có thể khó có thể tiếp tục tấn công cho đến khi các đơn vị bọc thép của Hoa Kỳ xuất hiện. Việc này có thể kéo dài nhiều tháng, tạo ra một khoảng thời gian nguy hiểm khi Bắc Hàn có thể bị thương nặng nhưng chưa bị đánh bại hoàn toàn.
Bất kỳ một cuộc khủng hoảng nào như vậy cũng sẽ yêu cầu sơ tán dân thường, theo các kế hoạch chiến tranh điển hình của Hoa Kỳ. Đánh giá của chúng tôi về một hoạt động sơ tán không tác chiến như vậy đã chứng minh quy mô đáng sợ của một nhiệm vụ như vậy: có thể có tới 150.000 công dân Mỹ ở miền Nam Hàn Quốc, và bốn trăm nghìn công dân của các quốc gia đồng minh và đối tác khác mà Hoa Kỳ có thể phải giúp đỡ sơ tán. Việc sơ tán chỉ riêng các công dân Hoa Kỳ không thôi đã có thể cần tới hơn bốn nghìn chuyến bay trực thăng và gần một nghìn chuyến bay C-17, cùng một khối lượng phương tiện khổng lồ tương đương mà quân đội Hoa Kỳ có thể dùng để đổ quân tiếp viện đến bán đảo này.
Bất kỳ một cuộc xung đột lớn nào cũng có thể phá tan nhà nước Bắc Hàn, có thể biến vật liệu phân hạch đã tinh chế / đã làm giàu hoặc thậm chí các thiết bị hạt nhân đã lắp ráp thành một cơn lốc xoáy hỗn loạn của một kịch bản sụp đổ. Tổng thống Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với một nguy cơ là những loại vũ khí như vậy sẽ tìm đường vào thị trường chợ đen có khả năng cao là Tổng thống Hoa Kỳ sẽ phải ra lệnh cho quân đội Hoa Kỳ thực hiện các bước đi để thu gom lại các tài sản hạt nhân bị mất tích và kết quả là nhiệm vụ có thể sẽ đặt ra các yêu cầu đáng kinh ngạc.
Một phân tích của RAND về các yêu cầu có thể có đối với nhiệm vụ loại bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt và các công việc liên quan của nó như: thâm nhập thọc sâu vào lãnh thổ Bắc Hàn, đảm bảo các khu vực rộng lớn để truy lùng, tìm kiếm, bảo vệ các chuyên gia hạt nhân khi họ tiến hành các cuộc điều tra pháp y, các công việc này sẽ cần đến 250.000 lính bộ binh Mỹ và Hàn Quốc. Điều đó giả định rằng sức phản kháng của Bắc Hàn là tương đối yếu. Nếu các đơn vị Bắc Hàn chia nhỏ, phân tán, kháng cự dữ dội trên khắp lãnh thổ Bắc Hàn thì các yêu cầu về quân lực và thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ có thể sẽ gia tăng gấp bội.
Cuối cùng, kịch bản với một tiềm năng có khả năng hủy diệt nhất sẽ là một kịch bản mà trong đó Bắc Hàn quyết định sử dụng ngay và luôn một phần lực lượng trong kho vũ khí hạt nhân của mình. Báo chí truyền thông và các phân tích đã được các chuyên gia quốc phòng Hoa Kỳ công bố cho thấy Bắc Hàn có thể đã có tới sáu mươi (đơn vị) vũ khí, và trong vòng hai đến ba năm tới có thể lên đến con số một trăm. Bắc Hàn có thể sử dụng những thứ vũ khí này theo nhiều cách, như tấn công biểu dương sức mạnh đơn lẻ nhắm tới các mục đích cưỡng buộc, một cuộc tấn công hạn chế nhưng đủ tàn khốc nhắm vào các quân cảng và các căn cứ để làm chậm nhịp độ quân viện của Hoa Kỳ, hoặc là, trong trường hợp liên quan đến sự sống còn của chế độ, Bắc Hàn sẽ huy động tất cả mọi thứ vũ khí trong kho. Các tuyên bố công khai của Bắc Hàn đã phát đi tín hiệu một sự tin tưởng khả dĩ vào các cuộc tấn công tổng lực nhắm vào các điểm yếu, dễ bị tổn thương đối với các cuộc tấn công của Hoa Kỳ.
Bất kể các tình huống nào xảy ra, bất kỳ một cuộc tấn công hạt nhân nào ở Bán đảo Triều Tiên hoặc các khu vực lân cận đều có một kết cục thảm khốc. Ví dụ, nếu một đơn vị vũ khí (hạt nhân) được sử dụng để chống lại Seoul, thì ngay cả một đơn vị vũ khí nhỏ (sức công phá là mười kiloton) cũng có thể cướp đi chín mươi nghìn sinh mạng và hơn ba trăm nghìn thương vong. Một đơn vị vũ khí có kích cỡ gấp mười lần kích cỡ mà Bắc Hàn đã thử nghiệm có thể cướp đi hơn bốn trăm nghìn sinh mạng. Các lực lượng và cơ sở quân sự của Hoa Kỳ và Hàn Quốc sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng và phải đối mặt với gánh nặng khổng lồ của công cuộc cứu trợ nhân đạo sau cuộc tấn công đó.
Không thể tưởng tượng được vì mỗi kịch bản trong số những kịch bản này có thể là riêng lẻ, trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến lớn, nhiều hoặc tất cả kịch bản có thể diễn ra cùng một lúc. Ở một mức độ nhất định, chúng có liên quan với nhau; bất kỳ một kịch bản nào trong số những kịch bản này đều có thể dễ dàng kích hoạt một phản ứng dây chuyền, kéo theo những kịch bản khác. Một cuộc tấn công bằng pháo binh sẽ đòi hỏi một hoạt động sơ tán phi tác chiến, chẳng hạn, và nếu Hàn Quốc và Hoa Kỳ tấn công lên phía bắc, thì điều đó có thể châm ngòi cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn. Ngay cả việc bắt đầu một hoạt động sơ tán phi tác chiến trong một cuộc khủng hoảng đều có thể kích hoạt sự leo thang, vì Bắc Hàn có thể coi đó là một dấu hiệu của một hành động quân sự sắp xảy ra. Bất kỳ một cuộc xung đột quy mô lớn nào cũng có thể tạo ra sự sụp đổ của chế độ Bắc Hàn và kết quả là triệt hạ toàn bộ vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Trong trường hợp có bất ổn thực sự ở Bán đảo Triều Tiên, Hoa Kỳ và đồng minh, Hàn Quốc của họ có thể phải đối mặt với một loạt các nhiệm vụ đan xen mà những yêu cầu kết hợp đối với quân lực Hoa Kỳ có thể sẽ vô cùng to lớn.
Những rủi ro này chỉ ra một vấn đề liên quan, một sự thật khủng khiếp về thành phần hiện tại của nền tảng quốc phòng Hoa Kỳ: Đơn giản là nó không được thiết kế để chống chọi với các cuộc chiến tranh thông thường kéo dài, cực kỳ tốn kém. Cơ sở công nghiệp quốc phòng của Hoa Kỳ không thể tăng sản lượng nếu hàng trăm xe tăng hoặc máy bay bị tổn thất. Số lượng lớn binh sĩ chết và bị thương có thể khiến hệ thống xử lý thương vong đã bị tàn phá theo thời gian không thể đảm đương nổi, và các cơ chế thu nhập và huấn luyện quân sự không được thiết kế để nhanh chóng bù đắp những tổn thất nghiêm trọng.
Trên hết, các cuộc khủng hoảng hoặc xung đột lớn ở Hàn Quốc đi kèm với một mối nguy hiểm phụ tiềm tàng: Trung Quốc có khả năng bị cuốn vào bất kỳ một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột lớn nào trên bán đảo này. Nhiều người quên rằng đất nước này có một liên minh quân sự chính thức với Bắc Hàn được ký kết từ năm 1961, mỗi bên cam kết hỗ trợ nhau trong trường hợp “bị tấn công không có sự khiêu khích trước” được diễn đạt trong những ngôn từ quyết đoán hơn nhiều so với cách diễn đạt của liên minh Hoa Kỳ-Hàn Quốc. Ước tính có một triệu công dân Trung Quốc sống và làm việc tại Hàn Quốc, tạo ra nhu cầu tiềm năng cho một hoạt động sơ tán phi tác chiến khổng lồ của Trung Quốc. Các loại vũ khí hạt nhân ở ngay trước mắt sẽ là mối đe dọa lớn hơn cho Trung Quốc hơn là cho Hoa Kỳ. Và các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh có thể đang tìm kiếm cơ hội để can dự với tư cách là người kiến tạo hòa bình hoặc nhà trung gian hòa giải, trong lúc giành giật vai trò lãnh đạo địa chiến lược từ Hoa Kỳ.
Vai trò của Trung Quốc có thể là hữu ích, hoặc đưa Trung Quốc vào một cuộc xung đột với Hoa Kỳ như đã xảy ra trong Chiến tranh Triều Tiên vừa qua. Nguy cơ leo thang sẽ luôn luôn hiện hữu và có thể trở nên trầm trọng hơn bởi tư duy chính sách đối ngoại hiện tại của Trung Quốc, một chính sách đang ngày càng nhấn mạnh yêu cầu của nó trở thành trọng tài tối cao của các sự kiện ở châu Á.
Với các cam kết và trách nhiệm khác của Hoa Kỳ, một bài học không thể tránh khỏi là: một cuộc khủng hoảng hoặc chiến tranh lớn ở Bán đảo Triều Tiên là một điều gì đó mà sẽ là một bất lợi chiến lược lớn đối với Hoa Kỳ. (Nếu một cuộc chiến bắt nguồn từ một cuộc tấn công phủ đầu không khiêu khích của Hoa Kỳ vào Bắc Hàn và Hoa Kỳ bị đổ lỗi cho sự tàn phá, thì hiệu ứng đó có thể là chí tử đối với tính hợp pháp, tính chính danh toàn cầu của Hoa Kỳ). Các bước đầy kịch tính có thể cần được xem xét để thay đổi bối cảnh an ninh tại Hàn Quốc, để vượt qua những rủi ro này trước khi chúng nổi lên làm suy yếu vị thế an ninh của Hoa Kỳ.
Vì lợi ích của Hoa Kỳ trên bán đảo, Hoa Kỳ có thể muốn nhắm đến việc duy trì uy tín của liên minh Hoa Kỳ-Hàn Quốc trong khi tán thành các bước quan trọng để giảm thiểu nguy cơ chiến tranh thông thường. Bắc Hàn có thể chùn bước, nhưng trọng tâm phát triển kinh tế của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un là rõ ràng, và nếu những bước đi như vậy có thể cho phép ông ta giảm thiểu gánh nặng quân sự và thoát khỏi một số lệnh trừng phạt thông qua việc xây dựng lòng tin, thì ông ta có thể sẵn sàng nhượng bộ thực sự. Động lực cho các thỏa thuận lớn dường như đã bị đình trệ, nhưng lợi ích của Hoa Kỳ đang bị đe dọa cho thấy cần phải thực hiện các nỗ lực thực sự để tham gia giảm căng thẳng chung và kiểm soát vũ khí thông thường đối với mục tiêu phi hạt nhân hóa.
Chương trình giảm thiểu căng thẳng và xây dựng lòng tin có thể có nhiều cấu phần: Những cắt giảm tổng thể trong các lực lượng thông thường; những cắt giảm cụ thể được nhắm tới trong các lực lượng được triển khai gần DMZ; thiết lập một khu vực phi quân sự rộng lớn, thực sự ở hai bên đường ranh giới, trong đó các lực lượng quân sự không được phép đóng quân; lắp đặt các bộ cảm biến và các biện pháp minh bạch; và thậm chí là triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình chính thức của Liên Hợp Quốc tại khu vực biên giới này. Thỏa thuận có thể được chính thức hóa với một định chế xác nhận đa phương không xâm lược (lẫn nhau), bao gồm cả Trung Quốc. Trong quá trình này, Hoa Kỳ có thể thể hiện thiện chí sẵn sàng xem xét việc cắt giảm đáng kể các lực lượng được triển khai tại Hàn Quốc cũng như thực hiện các bước xây dựng lòng tin khác để xây dựng lòng tin với Bắc Hàn, Trung Quốc và các đồng minh khu vực khác.
Mục tiêu được đề ra này của Hoa Kỳ cùng với đồng minh là Hàn Quốc nhắm tới việc biến một cuộc xung đột thông thường thành một điều không thể xảy ra tại Bán đảo Triều Tiên và trong quá trình này làm giảm đáng kể nguy cơ tiềm ẩn đối với nhiều những kịch bản giao cắt nhau, như đã được miêu tả. Kết hợp với một số hình thức thỏa thuận hạt nhân mà sẽ làm giảm nguy cơ xung đột từ khía cạnh tiếp cận này, Hoa Kỳ có thể sẽ cắt giảm các yêu cầu đã lên kế hoạch đối với một cuộc khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên.
Trong thời đại cạnh tranh toàn cầu mà trong đó các nguồn lực của mình bị căng ra thành mỏng manh, Hoa Kỳ nên xem xét tìm kiếm các cơ hội để thu hẹp những cam kết quá mức. Cuộc đối thoại liên Triều hiện nay là một cơ hội. Nếu nó không được thực hiện, thì cái mà sẽ thay thế cho cơ hội đó có thể tốn kém hơn so với việc cần phải thực hiện để có thể duy trì vị thế toàn cầu của Hoa Kỳ.
Michael J. Mazarr
Mai Hưng dịch
Nhưng trong khi thế giới đang chờ đợi giải quyết vấn đề hạt nhân, điều quan trọng cần ghi nhớ là vấn đề này cần phải được lồng ghép vào một tập hợp lớn hơn và bao gồm nhiều vấn đề nan giải chiến lược gần như đáng sợ đối với các lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc – những nan đề mà chúng tôi đã phân tích một cách chi tiết trong các phân tích gần đây tại Tổ hợp RAND phi đảng phái. Những nghiên cứu này cho chúng ta thấy rằng các nhà hoạch định chính sách và người dân Mỹ cần hiểu rõ môi trường an ninh ở Hàn Quốc đã thay đổi như thế nào, ngay cả khi Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết phi hạt nhân hóa. Nói một cách đơn giản, Hoa Kỳ bị kiềm tỏa trong một loạt các nhiệm vụ chồng chéo có thể làm căng thẳng vị thế phòng thủ toàn cầu của Hoa Kỳ tới một điểm cực hạn nếu các hoạt động ấy đòi hỏi phải được thực hiện trong cơn khủng hoảng Bán đảo Triều Tiên.
Cùng với một số đồng nghiệp, gần đây chúng tôi đã phát triển một biểu đồ infographic mô tả phần phân tích chính của chúng tôi tại RAND trong ba năm qua. Thứ nhất là khảo sát, kiểm định các thách thức chiến lược do kho vũ khí hạt nhân đang phát triển của Bắc Hàn tạo ra. Thứ hai là đánh giá mối đe dọa của các cuộc tấn công bằng pháo binh thông thường của Bắc Hàn vào Hàn Quốc, được tác xạ chủ yếu từ mật độ tập trung vũ khí dày đặc ở phía bắc khu phi quân sự trong khu vực được gọi là Cao nguyên Kaesong. Thứ ba là xem xét vấn đề xử lý các vật liệu hạt nhân đã phân tách ở khắp Bắc Hàn, và thứ tư là nghiên cứu về những đòi hỏi tiềm năng đối với hoạt động sơ tán trong điều kiện không tác chiến (NEO = a noncombatant evacuation operation) trong trường hợp xảy ra xung đột. Chúng tôi cũng đã xem xét công việc của RAND trong phần phân tích thứ năm liên quan đến cả bốn tình huống có thể xảy ra: khả năng can thiệp của Trung Quốc vào các kịch bản này.
Chúng tôi đã rút ra được một bài học lớn từ bản tổng thuật, tổng luận của công trình nghiên cứu này: Bất kỳ một kịch bản xung đột lớn nào ở Hàn Quốc đều có khả năng khiến lực lượng quân sự Mỹ phải trả giá đắt tại một thời điểm nào đó, trong khi đó các cuộc cạnh tranh chiến lược với Nga và Trung Quốc cũng nóng lên, Hoa Kỳ phải đối mặt với một nhiệm vụ dễ gây mất tinh thần ở nhiều nơi. Sau mười bảy năm tập trung vào các hoạt động nhằm duy trì sự ổn định, củng cố lực lượng phản công và xây dựng quốc gia tiêu tốnhàng nghìn tỷ đô la giờ đây Hoa Kỳ có thể không thể dành thêm một thập kỷ nữa để xao lãng các sự kiện chiến lược chính của môi trường an ninh hiện tại và tương lai. Các yếu tố và rủi ro tiềm năng của một cuộc xung đột ở Bán đảo Triều Tiên chính xác là những gì mà họ có thể sẽ phải quan tâm.
Trong nhiều thập kỷ, cộng đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ có xu hướng nghĩ một tình huống bất ngờ của Hàn Quốc như là một sự tái hiện của biến cố năm 1950: Khi mà Hàn Quốc và Hoa Kỳ phòng thủ chống lại cuộc tấn công lớn của Bắc Hàn tràn xuống phía nam. Nếu có thể xảy ra, một kịch bản như vậy ngày nay là rất xa vời bởi vì Hàn Quốc và Hoa Kỳ có ưu thế công nghệ, có bảy mươi năm chuẩn bị phòng thủ, quyền phủ quyết của Mỹ và không lực Hàn Quốc và bởi thiếu hụt hiển nhiên của Bắc Hàn trong năng lực hậu cần và vũ khí.
Đó không phải là hình thái mà một cuộc xung đột mới ở Bán đảo Triều Tiên có thể xảy ra. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra một số phương thức mà một cuộc chiến có thể diễn ra ngay ngày hôm nay tại Bán đảo Triều Tiên và những nhiệm vụ yêu cầu cao mà nó có thể áp đặt lên các lực lượng của Hoa Kỳ sẽ vô cùng tốn kém và đầy thách thức.
Ví dụ, trong trường hợp có một cuộc khủng hoảng lớn hoặc một cuộc tấn công phủ đầu của Hoa Kỳ vào các cơ sở hạt nhân của Bắc Hàn, Bắc Hàn có thể đáp trả bằng các cuộc tấn công bằng pháo binh một cách khiêm tốn hoặc cấp tập, áp đảo và phá hủy xuyên biên giới, suốt con đường dẫn vào trung tâm thành phố Seoul. Thông tin công khai của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho thấy Bắc Hàn có khoảng mười bốn nghìn khẩu đội pháo, với 70% trong số này được triển khai tại tuyến phòng thủ tiền duyên trong hơn bốn nghìn trận địa pháo đặt ngầm dưới mặt đất. Nói tóm lại, họ có thể bắn hơn nửa triệu phát đại pháo mỗi giờ; các hệ thống pháo binh tầm xa có thể bắn tới Seoul có thể bắn ba nghìn trái pháo trở lên mỗi giờ hoặc một số lẻ của con số đó nếu họ muốn cố gắng che giấu các vị trí hỏa lực, tức là chỉ thỉnh thoảng mới bắn. Một ước tính của Bộ Quốc phòng cho thấy các cuộc tấn công bằng pháo binh trên quy mô lớn hơn có thể gây ra khoảng 250 nghìn thương vong tại Seoul.
Một cuộc tấn công như vậy sẽ gây ra cho Hàn Quốc, và do đó cho cả Hoa Kỳ, một vấn đề nan giải: Tiếp tục chịu đựng thiệt hại hoặc tiếp tục tấn công để chôn vùi các ổ hỏa lực của Bắc Hàn và chấm dứt chiến sự. (Phân tích của chúng tôi cho thấy rằng chỉ riêng bằng các cuộc không kích như vậy không thể kết thúc một cuộc tấn công như vậy). Bất kỳ một cuộc tấn công lớn nào cũng sẽ làm cho Hàn Quốc tổn thất lớn. Rất nhanh chóng, các lực lượng tấn công tương đối khiêm tốn của Hàn Quốc có thể khó có thể tiếp tục tấn công cho đến khi các đơn vị bọc thép của Hoa Kỳ xuất hiện. Việc này có thể kéo dài nhiều tháng, tạo ra một khoảng thời gian nguy hiểm khi Bắc Hàn có thể bị thương nặng nhưng chưa bị đánh bại hoàn toàn.
Bất kỳ một cuộc khủng hoảng nào như vậy cũng sẽ yêu cầu sơ tán dân thường, theo các kế hoạch chiến tranh điển hình của Hoa Kỳ. Đánh giá của chúng tôi về một hoạt động sơ tán không tác chiến như vậy đã chứng minh quy mô đáng sợ của một nhiệm vụ như vậy: có thể có tới 150.000 công dân Mỹ ở miền Nam Hàn Quốc, và bốn trăm nghìn công dân của các quốc gia đồng minh và đối tác khác mà Hoa Kỳ có thể phải giúp đỡ sơ tán. Việc sơ tán chỉ riêng các công dân Hoa Kỳ không thôi đã có thể cần tới hơn bốn nghìn chuyến bay trực thăng và gần một nghìn chuyến bay C-17, cùng một khối lượng phương tiện khổng lồ tương đương mà quân đội Hoa Kỳ có thể dùng để đổ quân tiếp viện đến bán đảo này.
Bất kỳ một cuộc xung đột lớn nào cũng có thể phá tan nhà nước Bắc Hàn, có thể biến vật liệu phân hạch đã tinh chế / đã làm giàu hoặc thậm chí các thiết bị hạt nhân đã lắp ráp thành một cơn lốc xoáy hỗn loạn của một kịch bản sụp đổ. Tổng thống Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với một nguy cơ là những loại vũ khí như vậy sẽ tìm đường vào thị trường chợ đen có khả năng cao là Tổng thống Hoa Kỳ sẽ phải ra lệnh cho quân đội Hoa Kỳ thực hiện các bước đi để thu gom lại các tài sản hạt nhân bị mất tích và kết quả là nhiệm vụ có thể sẽ đặt ra các yêu cầu đáng kinh ngạc.
Một phân tích của RAND về các yêu cầu có thể có đối với nhiệm vụ loại bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt và các công việc liên quan của nó như: thâm nhập thọc sâu vào lãnh thổ Bắc Hàn, đảm bảo các khu vực rộng lớn để truy lùng, tìm kiếm, bảo vệ các chuyên gia hạt nhân khi họ tiến hành các cuộc điều tra pháp y, các công việc này sẽ cần đến 250.000 lính bộ binh Mỹ và Hàn Quốc. Điều đó giả định rằng sức phản kháng của Bắc Hàn là tương đối yếu. Nếu các đơn vị Bắc Hàn chia nhỏ, phân tán, kháng cự dữ dội trên khắp lãnh thổ Bắc Hàn thì các yêu cầu về quân lực và thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ có thể sẽ gia tăng gấp bội.
Cuối cùng, kịch bản với một tiềm năng có khả năng hủy diệt nhất sẽ là một kịch bản mà trong đó Bắc Hàn quyết định sử dụng ngay và luôn một phần lực lượng trong kho vũ khí hạt nhân của mình. Báo chí truyền thông và các phân tích đã được các chuyên gia quốc phòng Hoa Kỳ công bố cho thấy Bắc Hàn có thể đã có tới sáu mươi (đơn vị) vũ khí, và trong vòng hai đến ba năm tới có thể lên đến con số một trăm. Bắc Hàn có thể sử dụng những thứ vũ khí này theo nhiều cách, như tấn công biểu dương sức mạnh đơn lẻ nhắm tới các mục đích cưỡng buộc, một cuộc tấn công hạn chế nhưng đủ tàn khốc nhắm vào các quân cảng và các căn cứ để làm chậm nhịp độ quân viện của Hoa Kỳ, hoặc là, trong trường hợp liên quan đến sự sống còn của chế độ, Bắc Hàn sẽ huy động tất cả mọi thứ vũ khí trong kho. Các tuyên bố công khai của Bắc Hàn đã phát đi tín hiệu một sự tin tưởng khả dĩ vào các cuộc tấn công tổng lực nhắm vào các điểm yếu, dễ bị tổn thương đối với các cuộc tấn công của Hoa Kỳ.
Bất kể các tình huống nào xảy ra, bất kỳ một cuộc tấn công hạt nhân nào ở Bán đảo Triều Tiên hoặc các khu vực lân cận đều có một kết cục thảm khốc. Ví dụ, nếu một đơn vị vũ khí (hạt nhân) được sử dụng để chống lại Seoul, thì ngay cả một đơn vị vũ khí nhỏ (sức công phá là mười kiloton) cũng có thể cướp đi chín mươi nghìn sinh mạng và hơn ba trăm nghìn thương vong. Một đơn vị vũ khí có kích cỡ gấp mười lần kích cỡ mà Bắc Hàn đã thử nghiệm có thể cướp đi hơn bốn trăm nghìn sinh mạng. Các lực lượng và cơ sở quân sự của Hoa Kỳ và Hàn Quốc sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng và phải đối mặt với gánh nặng khổng lồ của công cuộc cứu trợ nhân đạo sau cuộc tấn công đó.
Không thể tưởng tượng được vì mỗi kịch bản trong số những kịch bản này có thể là riêng lẻ, trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến lớn, nhiều hoặc tất cả kịch bản có thể diễn ra cùng một lúc. Ở một mức độ nhất định, chúng có liên quan với nhau; bất kỳ một kịch bản nào trong số những kịch bản này đều có thể dễ dàng kích hoạt một phản ứng dây chuyền, kéo theo những kịch bản khác. Một cuộc tấn công bằng pháo binh sẽ đòi hỏi một hoạt động sơ tán phi tác chiến, chẳng hạn, và nếu Hàn Quốc và Hoa Kỳ tấn công lên phía bắc, thì điều đó có thể châm ngòi cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn. Ngay cả việc bắt đầu một hoạt động sơ tán phi tác chiến trong một cuộc khủng hoảng đều có thể kích hoạt sự leo thang, vì Bắc Hàn có thể coi đó là một dấu hiệu của một hành động quân sự sắp xảy ra. Bất kỳ một cuộc xung đột quy mô lớn nào cũng có thể tạo ra sự sụp đổ của chế độ Bắc Hàn và kết quả là triệt hạ toàn bộ vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Trong trường hợp có bất ổn thực sự ở Bán đảo Triều Tiên, Hoa Kỳ và đồng minh, Hàn Quốc của họ có thể phải đối mặt với một loạt các nhiệm vụ đan xen mà những yêu cầu kết hợp đối với quân lực Hoa Kỳ có thể sẽ vô cùng to lớn.
Những rủi ro này chỉ ra một vấn đề liên quan, một sự thật khủng khiếp về thành phần hiện tại của nền tảng quốc phòng Hoa Kỳ: Đơn giản là nó không được thiết kế để chống chọi với các cuộc chiến tranh thông thường kéo dài, cực kỳ tốn kém. Cơ sở công nghiệp quốc phòng của Hoa Kỳ không thể tăng sản lượng nếu hàng trăm xe tăng hoặc máy bay bị tổn thất. Số lượng lớn binh sĩ chết và bị thương có thể khiến hệ thống xử lý thương vong đã bị tàn phá theo thời gian không thể đảm đương nổi, và các cơ chế thu nhập và huấn luyện quân sự không được thiết kế để nhanh chóng bù đắp những tổn thất nghiêm trọng.
Trên hết, các cuộc khủng hoảng hoặc xung đột lớn ở Hàn Quốc đi kèm với một mối nguy hiểm phụ tiềm tàng: Trung Quốc có khả năng bị cuốn vào bất kỳ một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột lớn nào trên bán đảo này. Nhiều người quên rằng đất nước này có một liên minh quân sự chính thức với Bắc Hàn được ký kết từ năm 1961, mỗi bên cam kết hỗ trợ nhau trong trường hợp “bị tấn công không có sự khiêu khích trước” được diễn đạt trong những ngôn từ quyết đoán hơn nhiều so với cách diễn đạt của liên minh Hoa Kỳ-Hàn Quốc. Ước tính có một triệu công dân Trung Quốc sống và làm việc tại Hàn Quốc, tạo ra nhu cầu tiềm năng cho một hoạt động sơ tán phi tác chiến khổng lồ của Trung Quốc. Các loại vũ khí hạt nhân ở ngay trước mắt sẽ là mối đe dọa lớn hơn cho Trung Quốc hơn là cho Hoa Kỳ. Và các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh có thể đang tìm kiếm cơ hội để can dự với tư cách là người kiến tạo hòa bình hoặc nhà trung gian hòa giải, trong lúc giành giật vai trò lãnh đạo địa chiến lược từ Hoa Kỳ.
Vai trò của Trung Quốc có thể là hữu ích, hoặc đưa Trung Quốc vào một cuộc xung đột với Hoa Kỳ như đã xảy ra trong Chiến tranh Triều Tiên vừa qua. Nguy cơ leo thang sẽ luôn luôn hiện hữu và có thể trở nên trầm trọng hơn bởi tư duy chính sách đối ngoại hiện tại của Trung Quốc, một chính sách đang ngày càng nhấn mạnh yêu cầu của nó trở thành trọng tài tối cao của các sự kiện ở châu Á.
Với các cam kết và trách nhiệm khác của Hoa Kỳ, một bài học không thể tránh khỏi là: một cuộc khủng hoảng hoặc chiến tranh lớn ở Bán đảo Triều Tiên là một điều gì đó mà sẽ là một bất lợi chiến lược lớn đối với Hoa Kỳ. (Nếu một cuộc chiến bắt nguồn từ một cuộc tấn công phủ đầu không khiêu khích của Hoa Kỳ vào Bắc Hàn và Hoa Kỳ bị đổ lỗi cho sự tàn phá, thì hiệu ứng đó có thể là chí tử đối với tính hợp pháp, tính chính danh toàn cầu của Hoa Kỳ). Các bước đầy kịch tính có thể cần được xem xét để thay đổi bối cảnh an ninh tại Hàn Quốc, để vượt qua những rủi ro này trước khi chúng nổi lên làm suy yếu vị thế an ninh của Hoa Kỳ.
Vì lợi ích của Hoa Kỳ trên bán đảo, Hoa Kỳ có thể muốn nhắm đến việc duy trì uy tín của liên minh Hoa Kỳ-Hàn Quốc trong khi tán thành các bước quan trọng để giảm thiểu nguy cơ chiến tranh thông thường. Bắc Hàn có thể chùn bước, nhưng trọng tâm phát triển kinh tế của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un là rõ ràng, và nếu những bước đi như vậy có thể cho phép ông ta giảm thiểu gánh nặng quân sự và thoát khỏi một số lệnh trừng phạt thông qua việc xây dựng lòng tin, thì ông ta có thể sẵn sàng nhượng bộ thực sự. Động lực cho các thỏa thuận lớn dường như đã bị đình trệ, nhưng lợi ích của Hoa Kỳ đang bị đe dọa cho thấy cần phải thực hiện các nỗ lực thực sự để tham gia giảm căng thẳng chung và kiểm soát vũ khí thông thường đối với mục tiêu phi hạt nhân hóa.
Chương trình giảm thiểu căng thẳng và xây dựng lòng tin có thể có nhiều cấu phần: Những cắt giảm tổng thể trong các lực lượng thông thường; những cắt giảm cụ thể được nhắm tới trong các lực lượng được triển khai gần DMZ; thiết lập một khu vực phi quân sự rộng lớn, thực sự ở hai bên đường ranh giới, trong đó các lực lượng quân sự không được phép đóng quân; lắp đặt các bộ cảm biến và các biện pháp minh bạch; và thậm chí là triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình chính thức của Liên Hợp Quốc tại khu vực biên giới này. Thỏa thuận có thể được chính thức hóa với một định chế xác nhận đa phương không xâm lược (lẫn nhau), bao gồm cả Trung Quốc. Trong quá trình này, Hoa Kỳ có thể thể hiện thiện chí sẵn sàng xem xét việc cắt giảm đáng kể các lực lượng được triển khai tại Hàn Quốc cũng như thực hiện các bước xây dựng lòng tin khác để xây dựng lòng tin với Bắc Hàn, Trung Quốc và các đồng minh khu vực khác.
Mục tiêu được đề ra này của Hoa Kỳ cùng với đồng minh là Hàn Quốc nhắm tới việc biến một cuộc xung đột thông thường thành một điều không thể xảy ra tại Bán đảo Triều Tiên và trong quá trình này làm giảm đáng kể nguy cơ tiềm ẩn đối với nhiều những kịch bản giao cắt nhau, như đã được miêu tả. Kết hợp với một số hình thức thỏa thuận hạt nhân mà sẽ làm giảm nguy cơ xung đột từ khía cạnh tiếp cận này, Hoa Kỳ có thể sẽ cắt giảm các yêu cầu đã lên kế hoạch đối với một cuộc khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên.
Trong thời đại cạnh tranh toàn cầu mà trong đó các nguồn lực của mình bị căng ra thành mỏng manh, Hoa Kỳ nên xem xét tìm kiếm các cơ hội để thu hẹp những cam kết quá mức. Cuộc đối thoại liên Triều hiện nay là một cơ hội. Nếu nó không được thực hiện, thì cái mà sẽ thay thế cho cơ hội đó có thể tốn kém hơn so với việc cần phải thực hiện để có thể duy trì vị thế toàn cầu của Hoa Kỳ.
Michael J. Mazarr
Mai Hưng dịch
*
Michael J. Mazarr là một nhà khoa học chính trị cao cấp và Gian Gentile
là một nhà sử học cao cấp tại RAND – một Tổ hợp phi lợi nhuận, phi đảng
phái.
(VNTB)
Không có nhận xét nào