Truyền thông trong nước gần đây thường xuyên đăng tải thông tin những vụ bắt giữ các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy.
Bắt đối tượng mua bán 294kg ma túy đá. |
Mới
đây nhất, Tòa án Nhân dân Hà Nội vào ngày 18/3 vừa tuyên án tử hình 3
người và một người án chung thân về tội vận chuyển ma túy bằng đường
hàng không.
Trước
đó, trong Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày
14/9/2018, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết chính phủ Việt Nam đã
đạt được những kết quả tích cực trong công tác đấu tranh triệt phá các
đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn, ngăn chặn ma túy lậu vào trong
nước; triệt xóa các tụ điểm phức tạp về ma túy.
Trước
những thông tin này, một chuyên gia trên 10 năm kinh nghiệm làm việc về
ma túy – mại dâm tại Thành phố Hồ Chí Minh nói với Đài Á Châu Tự Do:
“Bên
ngăn chặn chỉ là bên bắt bớ kiểu công an bình thường hàng ngày thôi.
Còn lực lượng buôn bán ma túy thì họ cấu kết từ xưa tới giờ. Việt Nam là
một đất nước tham nhũng, không thể ngăn chặn việc đó ngày 1 ngày 2 đâu.
Nói chung là ma túy liên quan tới tham nhũng rất nhiều. Những ngành
chặn ma túy phải nói là ngành làm ra tiền khá là nhiều, như mafia vậy.
Rất khó để chặn đường cung, thành ra tất cả nỗ lực phòng chống ma túy
phải cần ngưng đường cung nhiều hơn mà cái đó thì không làm được.”
Do đó, theo vị chuyên gia này, đây là nguyên nhân dẫn đến tình hình ma túy ở Việt Nam ngày càng xấu đi.
Bên
cạnh đó, tình hình cai nghiện ma túy cũng được sự quan tâm của người
dân trong nước khi ngày càng nhiều vụ việc các học viên tại các cơ sở
cai nghiện công khai trốn trại.
Giải thích nguyên nhân vì sao lại có tình trạng như vậy, vị chuyên gia trên 10 năm kinh nghiệm làm việc về ma túy cho rằng:
“Thực
tế thì các trung tâm cai nghiện đang cư xử với học viên như người tù
vậy, đặc biệt các trung tâm nhà nước. Họ vẫn giữ đầu óc trong việc quản
lý cai nghiện như tù nhân. Thành ra khi mà người cai nghiện bị đối xử
như vậy thì dẫn đến việc phản kháng như một người mất tự do thôi. Hàng
năm đều có những chuyện phá trại để trốn ra ngoài hay ra một cách chính
thức, hàng loạt, vẫn xảy ra ở Việt Nam là chuyện bình thường. Tại vì
không có một phương pháp cai nghiện nào hiệu quả, nhân văn hay cai
nghiện theo một phương pháp tốt mà mình đang áp dụng giống như một trại
tập trung hay một cái tù thì rất là khó.”
Với
kinh nghiệm từng đưa người nhà đi cai nghiện nhiều lần tại nhiều trại
khác nhau, chị Linh Đỗ hiện đang sống ở Sài Gòn nói rõ hơn:
“Lần
đầu tiên nhà nước mình kêu đi thì chị cho người nhà đi. Cái gì thuộc về
nhà nước thì tất nhiên không tốt rồi, liệu trình cũng không nói. Nhưng
đại loại là cho mình sinh hoạt rất bình thường, không có liệu trình gì
đặc biệt hết. Giờ con nghiện ăn cùng lúc đó sẽ cho con mèo, con chó ăn
uống ngon hơn, chăm sóc tốt hơn, làm người nghiện cảm thấy thua con vật,
đại loại vậy đó. Rồi nếu la ó thì sẽ bị quýnh.”
Sau
khi nghe người nhà kể về trung tâm cai nghiện nhà nước, chị Linh đã
chọn trung tâm tư nhân với mong muốn người nhà được đối xử tốt hơn dù
phải trả một khoản tiền không nhỏ:
“Khi
mình vô chỗ tư nhân sẽ khác, có bác sĩ đàng hoàng vì mình trả tiền. Đa
phần sẽ cho uống thuốc vitamin thôi nhưng sẽ nói là thuốc an thần để
người bệnh sẽ an tâm hơn. Rồi tới giờ thì có người dọn phòng, cho ăn
uống chứ chả có thuốc gì cả.”
Dưới
góc nhìn của mình, vị chuyên gia về ma túy tại Sài Gòn cho rằng các
trung tâm tư nhân có vẻ đang thương mại hóa, thực hiện theo quy trình để
móc túi học viên bằng cách đẻ ra nhiều loại phương pháp. Ông cho rằng
việc cai nghiện thực tế không khó, vì ông đã từng giúp rất nhiều người
tiến hành cai nghiện tại nhà:
“Thực
sự quy trình cai nghiện rất dễ, có rất nhiều cách để cai nghiện và có
thể cai nghiện ngay tại cộng đồng. Ví dụ người nghiện nặng chỉ cần 1
tuần là họ có thể cắt cơn được ngay. Cai nghiện tại nhà thôi, chỉ cần
một người trông rồi cho họ uống thuốc ngủ hoặc những loại thuốc để họ
qua những đau đớn đó trong một tuần thôi là xong hết.”
Giờ
con nghiện ăn cùng lúc đó sẽ cho con mèo, con chó ăn uống ngon hơn,
chăm sóc tốt hơn, làm người nghiện cảm thấy thua con vật, đại loại vậy
đó. Rồi nếu la ó thì sẽ bị quýnh. - Linh Đỗ
Tuy
nhiên, trong thực tế, nhiều người dù cai nghiện tại trung tâm nhà nước
hay tư nhân, thậm chí tại nhà, thì tỉ lệ tái nghiện là rất cao.
Do
đó, vị chuyên gia ma túy cho rằng đây là nguyên nhân vì sao cai nghiện ở
nhà tuy dễ nhưng người thân con nghiện lại không thực hiện:
“Mặt
bằng chung ở Việt Nam thì gia đình quá khổ sở với người nghiện, không
biết cách nào để sống chung với người nghiện, cũng rất ít tổ chức đủ
kinh nghiệm để làm việc đó. Thành ra gia đình muốn tống người nghiện vô
trung tâm. Trung tâm ở Việt Nam từ tư nhân cho đến nhà nước đều giữ
người nghiện khỏi gia đình càng lâu càng tốt.”
Còn
chị Linh Đỗ lại cho rằng môi trường và ý thức người nghiện sẽ quyết
định xem họ có thể sẽ nghiện lại hay không. Vì khi ra khỏi trại cai
nghiện, người nghiện về lại môi trường cũ sẽ vẫn biết được những người
cung cấp ma túy, do đó nếu có thể, thay đổi môi trường sống mới sẽ phần
nào hạn chế việc tái nghiện.
Theo
số liệu thống kê của Cục Phòng, Chống Tệ Nạn Xã Hội thuộc Bộ Lao Động -
Thương Binh - Xã Hội về tình hình sử dụng ma túy tại Việt Nam, chỉ
trong nửa đầu năm 2018 đã có hơn 222.000 người nghiện ma túy trong nước
có hồ sơ quản lý. Trong số này có 67,5% sống ngoài xã hội, 13,5% đang
được cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở.
Bên cạnh đó, thống kê cũng chỉ ra rằng người nghiện tại Việt Nam đang có xu hướng trẻ hóa và sử dụng nhiều loại ma túy mới.
(RFA)
Không có nhận xét nào