Việt Nam không biết đi theo hướng nào sau thời kỳ phụ thuộc vào nhân công rẻ trong nhiều thập kỷ để phát triển kinh tế
Nhân
công rẻ của Việt Nam có thể không còn là ưu thế nổi trội nữa: giá lao
động rẻ đã đẩy quốc gia Cộng sản tăng trưởng với một trong những tốc độ
nhanh nhất thế giới, nhưng các nhà phân tích nói rằng Việt Nam giờ đây
cần có một mô hình phát triển kinh tế mới.
Sau
một thời gian hồi phục chậm chạp sau chiến tranh, tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) của quốc gia Đông Nam Á đã tăng liên tục từ thập niên 1990. Sự
tăng trưởng đó đạt được dựa vào lao động giá rẻ và xuất khẩu, cũng như
mối lên kết ngày càng tăng giữa các công ty với đầu tư nước ngoài.
Việt
Nam đang bước vào thời kỳ chuyển đổi, giữa việc nhìn lại các mặt hàng
xuất khẩu đơn giản như gạo và đồ thể thao gia công cho Reeboks, vốn là
nhừng mặt hàng xuất khẩu giúp nền kinh tế phát triển, với việc hướng tới
một nền kinh tế tiên tiến hơn như của Đài Loan hoặc Hàn Quốc. Người dân
trong nước không muốn sản phẩm “Made in Vietnam” là dấu hiệu của chất
lượng kém. Họ cũng muốn hòa nhập vào thương mại toàn cầu, mà không muốn
vấp phải phản ứng dữ dội chống lại toàn cầu hóa được cho là của những cử
tri theo chủ nghĩa dân túy từ châu Âu và Mỹ.
“Những
gì đã phát huy tác dụng trong 30 năm qua không nhất thiết sẽ tiếp tục
mang lại hiệu quả trong tương lai,” Ousmane Dione, giám đốc Ngân hàng
Thế giới (World Bank) ở Việt Nam. “Những tác động của các cải cách thể
chế và cơ cấu ban đầu dường như đã đạt tới giới hạn của chúng.”
Người
đứng đầu Ngân hàng Thế giới muốn nói tới công cuộc cải cách kinh tế
được biết với cái tên Đổi Mới bắt đầu ở Việt Nam cách đây hơn 3 thập kỷ,
khi Việt Nam bắt đầu mở cửa cho kinh tế thị trường đi vào hệ thống của
họ, gồm có việc tư hữu hóa doanh nghiệp nhà nước. Hà Nội đang tiến hành
rà soát lại xem chính sách Đổi Mới đã đem lại hiệu quả như thế nào và
làm thế nào để đưa ra một đường hướng phát triển kinh tế trong 3 thập kỷ
tới.
Các
chuyên gia tư vấn đã đưa ra những ý tưởng cho triển vọng phát triển nền
kinh tế mới của Việt Nam, trong đó có ba chủ đề chính: internet và các
ngành công nghệ cao khác sẽ chiếm lĩnh; doanh nghiệp sẽ hướng vào kinh
tế dịch vụ và những ngành công nghiệp giá trị gia tăng khác hơn là sản
xuất hàng tiêu dùng; và người lao động sẽ thường xuyên nâng cao kỹ năng
qua những chương trình đào tạo bền vững.
Ví
dụ, công nhân ở các nhà máy quen với việc lắp ráp điện thoại và ô tô,
nhưng liệu một ngày nào đó họ có thể tiến lên bậc thang cao hơn của
chuỗi giá trị, chẳng hạn như đảm nhận công việc hỗ trợ về công nghệ cho
những người mua các sản phẩm đó, hay không?
Về
mặt công nghệ, Việt Nam có thể làm nhiều hơn để hợp tác với các nước
Đông Nam Á, theo CEO của HSBC Việt Nam, Phạm Hồng Hải. Điều đó có thể
bao gồm từ việc đảm bảo thanh toán điện tử xuyên biên giới không gặp trở
ngại nào, đến việc hợp tác để đối phó với các mối đe dọa trên mạng,
theo ông Hải.
"Các
doanh nghiệp muốn có những phát triển thực tế giúp xúc tiến thương mại
thuận lợi trong khối ", ông Hải nói. Việt Nam "nên tiếp tục đà hội nhập
sâu hơn vào khu vực và tận dụng các ích lợi từ toàn cầu hóa".
Bỏ lại phía sau?
Chủ
đề quan trọng khác phải là lực lượng lao động cũng như đảm bảo năng
suất và kỹ năng của họ được cải thiện. Hàng triệu người lao động Việt
Nam đang dựa vào các kỷ năng sơ khởi để kiếm sống, chẳng hạn như làm
công việc dán keo trong dây chuyền sản xuất ví tiền hay thu hái cà phê
nơi trang trại.
Đó
là nhân công có giá rẻ vốn đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến
Việt Nam, nhưng không phải tất cả các công việc đó sẽ kéo dài. Vì vậy,
từ các nhóm làm việc của các cơ quan chính phủ đến các tổ chức từ thiện
đang đưa ra các chương trình giáo dục và đào tạo để trang bị cho người
dân địa phương các kỹ năng cho tương lai.
Điều
này có nghĩa không chỉ là để bảo đảm cho công ăn việc làm bền vững, mà
còn để người Việt Nam không cảm thấy bị bỏ lại phía sau hoặc cay đắng
nếu các công việc mà họ làm bị chuyển sang các nước có giá lao động rẻ
hơn. Việt Nam hy vọng sẽ tránh được sự phẫn nộ của chủ nghĩa dân túy ở
các khu vực khác trên thế giới, cũng như chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Vì vậy, Việt Nam đang chuyển sang các đối tác như Úc, nơi đã hỗ trợ các dự án cho phép thành quả kinh tế được lan rộng hơn.
Craig
Chittick, đại sứ Úc tại đất nước 100 triệu dân này, cho biết, Việt Nam
đã đề ra một "chương mới trong đó nắm bắt sự đổi mới, thúc đẩy cải cách
táo bạo và giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển đầy tham vọng
của mình".
Chính
phủ của ông Chittik đã đứng đằng sau các chương trình tại Việt Nam như
trung tâm KOTO, nơi dạy các kỹ năng lao động cho trẻ em lang thang, cũng
như một cuộc thi phát minh ra các công nghệ hữu ích cho phụ nữ nông
thôn và một diễn đàn để thúc đẩy đầu tư tác động. Không phải tất cả các
nhóm đều được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế trong quá khứ, nhưng vẫn
có cơ hội để thay đổi điều đó trong một Việt Nam mới.
Ha Nguyen
(VOA)
Không có nhận xét nào