Ai là tác giả của vụ việc đang lao nhanh đến hồ sơ vụ án này?
Một
tháng sau tín hiệu ‘Bộ Công an vào cuộc vụ Junin 2’ nhưng chưa có gì
chắc chắn là vụ việc này sẽ trở thành vụ án, đã có tín hiệu tiếp theo
mang tính xác cứ rõ hơn: Trung tướng Lương Tam Quang - Chánh văn phòng
Bộ Công an cho hay "cơ quan chức năng đang thu thập, xác minh, đánh giá
chứng cứ, khi nào có kết luận điều tra sẽ thông tin cụ thể đến báo chí".
Thông
tin trên được phát ra tại cuộc họp báo của Bộ Công an chiều 25/3/2019,
liên quan đến “Dự án khai thác và nâng cấp dầu nặng lô Junin 2” - một tổ
hợp liên doanh ra đời giữa PVN và Công ty Dầu khí quốc gia Venezuela.
Những ai trong Bộ Chính trị thời 'Mạnh Mượt' đã bỏ phiếu chống Junin 2 và những kẻ nào phải chịu trách nhiệm đốt tiền ngân sách?
Vào
cuối tháng Hai, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu gửi
văn bản đến PVN để xác minh một số dấu hiệu vi phạm pháp luật trong thực
hiện dự án dầu khí lô Junin 2 tại Venezuela của Tổng công ty thăm dò
khai thác dầu khí (PVEP). Dự án này được thực hiện từ năm 2010 với tổng
mức đầu tư dự kiến 1,83 tỷ USD. Trong khi giấy chứng nhận đầu tư chưa
được cấp nhưng PVN đã ký hợp đồng chính thức với đối tác Venezuela và
thoả thuận phí hoa hồng 584 triệu USD. Năm 2013, dự án dừng theo quyết
định của Thủ tướng sau thời gian đầu tư không hiệu quả.
Thông
tin về ‘kết luận điều tra’ của Bộ Công an đã chính thức xác định Junin 2
nằm trong vòng điều tra và đưa triển vọng vụ việc này trở thành một vụ
án, hơn nữa còn có thể là một vụ đại án, mà khả năng nhiều phải nhận
được chỉ đạo từ ‘trên’ - cơ quan Ủy ban Phòng chống tham nhũng trung
ương của ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng.
Lẽ
ra sự việc trên đã hoàn toàn bình thường như nhiều dự án đầu tư ra nước
ngoài khác, nếu Junin 2 không mang về một giọt dầu nào cho tới nay và
không bị phát hiện một khoản chi quái lạ: “phí tham gia hợp đồng”
(bonus), lên đến 584 triệu USD, khiến tổng vốn của phía VN phải bỏ ra
lên đến 1,825 tỉ USD.
Con số 584 triệu USD bonus trên chi cho ai? Phải chăng PVN đã dùng nó để hối lộ những quan chức cao cấp của Venezuela?
Vào
thời Junin 2, ‘tứ trụ’ trong chính thể độc đảng ở Việt Nam gồm Nông Đức
Mạnh - tổng bí thư, Nguyễn Minh Triết - chủ tịch nước, Nguyễn Tấn Dũng -
thủ tướng và Nguyễn Phú Trọng - chủ tịch quốc hội.
Vậy những ai trong Bộ Chính trị thời đó đã bỏ phiếu chống Junin 2 và những kẻ nào phải chịu trách nhiệm đốt tiền ngân sách?
Có
người cho rằng “hai vị không tán thành là cụ Nguyễn Phú Trọng, lúc đó
là Chủ tịch Quốc hội và cụ Trương Tấn Sang, lúc đó là Thường trực Ban Bí
thư. Hai cụ đều đề nghị phải thông qua Quốc hội, nhưng hai cụ chỉ là
thiểu số”.
Đã
có ít nhất một chỉ dấu lộ diện và dễ đoán cho thấy vụ Junin 2 đang đi
theo chiều hướng nào và theo sự chỉ đạo của ai: hiện tượng báo chí nhà
nước đồng loạt ‘đấu tố’ Junin 2 hẳn phải nhận được tín hiệu bật đèn xanh
của Ban Tuyên giáo trung ương - cơ quan có truyền thống thuộc ‘phe
đảng’ và từ sau đại hội 12 đến nay vẫn tỏ rõ lòng trung thành tương đối
với Nguyễn Phú Trọng, nhân vật đang nắm quyền uy gần như tuyệt đối trong
Bộ Chính trị đảng với vai trò không chỉ là tổng bí thư mà còn lèn thêm
ghế chủ tịch nước.
Lời
giải cho ẩn số ‘những ai trong Bộ Chính trị bỏ phiếu chống Junin 2’ hầu
như đã lộ ra: chỉ khi Nguyễn Phú Trọng nằm trong số những người may mắn
bỏ phiếu chống ấy, ông ta mới đủ tự tin để ‘khơi lò’ vụ Junin 2.
Không có gì khó hình dung rằng Nguyễn Phú Trọng chính là tác giả của vụ việc đang lao nhanh đến hồ sơ vụ án này.
Vào
năm 2007, PVN do Đinh La Thăng khi đó là chủ tịch hội đồng thành viên
đã có phi vụ đầu tư Junin 2 với sự chứng kiến của Nông Đức Mạnh - tổng
bí thư thời đó mà còn những biệt danh khác như ‘Gã Răng Chắc’, ‘Mạnh
Mượt’... Phi vụ này cũng được cho phép bởi thủ tướng khi đó là Nguyễn
Tấn Dũng, đồng thời được ‘tập thể Bộ Chính trị’ gật đầu nhưng không thèm
hỏi ý kiến Quốc hội - cơ quan mà về mặt luật là có thẩm quyền xem xét
những dự án đầu tư tỷ đô như Junin 2.
(VNTB)
Không có nhận xét nào