Hàng ngàn trẻ em Việt Nam bị buôn
sang Anh đang bị lạm dụng và bóc lột ở Châu Âu khi chính phủ các nước
tại lục địa này lảng tránh việc bảo vệ nạn nhân, giữa lúc làn sóng chống
nạn nhập cư ngày càng gia tăng.
Học sinh Việt Nam mang cờ trong cuộc diễu hành nhận dạng bom mìn vào ngày 27 tháng 4 năm 2005 gần Hải Quế, Quảng Trị. |
Hãng
tin Reuters loan tin hôm 6/3/2019 theo báo cáo của ba tổ chức Chống Nô
Lệ Quốc Tế, ECPAT UK, và Quỹ Liên Kết Thái Bình Dương. Theo đó trẻ em
Việt Nam bị buôn tới Anh và bị cưỡng bức lao động từ việc ép trồng cần
sa, làm móng tay, hoặc phải bán dâm để trả nợ cho những kẻ buôn người
đưa chúng đến Châu Âu.
Dữ
liệu chính thức của các tổ chức nói Việt Nam luôn là nước dẫn đầu nạn
buôn bán nô lệ sang Anh. Đã có ít nhất gần 3200 nạn nhân người Việt Nam
được xác định kể từ năm 2009.
Trong năm 2017, đã có khoảng 362 nạn nhân là trẻ em đến từ Việt Nam bị phát hiện tại Anh, tăng hơn một phần ba so với năm 2016.
Báo
cáo của ba tổ chức nêu trên nói rõ khi Anh phát hiện ra tình trạng gia
tăng số lượng lớn trẻ em bị nghi ngờ là nô lệ đến từ Việt Nam, các quốc
gia Châu Âu đã không có động thái hoặc bảo vệ chúng, thay vào đó lảng
tránh đổ trách nhiệm cho các nước khác.
Bà
Jasmine O’Connor, giám đốc điều hành của Tổ chức thiện nguyện Chống Nô
Lệ Quốc Tế có trụ sở tại Anh nói mức độ lạm dụng trẻ em bị buôn từ Việt
Nam sang Châu Âu là rất kinh khủng, và đến thời điểm các trẻ em đến được
nước Anh, chúng đã bị bóc lột không thương tiếc trên đường đi.
Nước
Anh hiện nay được xem như một miền đất hứa cho nhiều người Việt Nam để
phải trả một số tiền lớn cho bọn buôn người nhằm đưa họ đến Châu Âu cách
hàng ngàn dặm bằng cách đi bộ, thuyền hoặc xe tải trong nhiều tháng.
Các
nghiên cứu cho biết các trẻ em nói trên thường bị kiểm soát bởi khoản
nợ lên tới 40 ngàn đô la cho chi phí đi lại và sắp xếp một công việc tốt
ở Anh từ những kẻ buôn người. Tuy nhiên, các tổ chức trên khẳng định
những “công việc tốt” như lời hứa hẹn thường không thành hiện thực, mà
thay vào đó, chúng bị buộc phải làm việc trong điều kiện bị lạm dụng để
trừ nợ, và bị những kẻ buôn người đánh đập.
Bà
Mimi Vu của Quỹ Liên Kết Thái Bình Dương, một tổ chức chống nạn buôn
người của Mỹ nói với Reuters rằng việc ngăn chặn người rời khỏi Việt Nam
luôn là ưu tiên hàng đầu, nhưng các nước Châu Âu phải nỗ lực nhiều hơn
để ngăn nạn buôn người và bóc lột họ trên đường đi.
Báo
cáo của ba tổ chức nói rõ các quốc gia Châu Âu phải coi số trẻ em trên
là nạn nhân chứ không phải tội phạm hoặc người di cư bất hợp pháp nên
phải ngăn chúng “sa lưới.”
(RFA)
Không có nhận xét nào