Tình trạng hàng tỷ Đô La Mỹ mà Tập
Đoàn Dầu Khi Việt Nam đem đi đầu tư vào những dự án ở nước ngoài, nhất
là dự án tại Venezuela, không hề hiệu quả và có nguy cơ mất trắng khiến
công luận xôn xao trong thời gian hiện nay.
Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn đã nộp đơn xin từ chức Tổng Giám đốc PVN |
Nguồn
tin trên VNExpress cho hay ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, tổng giám đốc Tập
Đòan Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam PVN đã gởi đơn xin từ chức nhưng mãi đến
ngày 12 tháng Ba thì Hội Đồng Thành Viên PVN mới nhóm họp và đồng ý xét
đơn từ chức của ông.
Ngay
khi tin ông Nguyễn Vũ Trường Sơn từ chức được loan đi thì công luận
trong nước lập tức liên hệ vụ việc với chuyện PVN đã thua lỗ hay đang
đối mặt nguy cơ mất trắng hàng tỷ Đô La đầu tư ra bên ngoài, nhất là ở
Venezuela.
Tưởng
cần nhắc ông Nguyễn Vũ Trường Sơn làm việc trong ngành dầu khí từ năm
1987, giữ nhiều chức vụ quan trọng tại các công ty thành viên của PVN
như phó tổng giám đốc Vietsopetro kiêm giám đốc xí nghiệp Khai Thác Dầu
Khi. Năm 2009, ông giữ chức tổng giám đốc Tổng Công Ty Thăm Dò Khai
Thác Dầu Khí PVEP. Năm 2016, ông được bổ nhiệm làm Tổng Giám Đốc PVN và
giữ chức vụ này từ đó đến nay.
Trong
thời gian làm tổng giám đốc PVEP, Tổng Công Ty Thăm Dò Khai Thác Dầu
Khí này đã triển khai những dự án đầu tư ra nước ngoài mà một trong
những dự án đó là việc khai thác dầu nặng Junin 2 tại Venezuela. Đây là
dự án được Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư cấp giấy chứng nhận năm 2012, qua đó
PVEP rót khoảng 1 tỷ 800 triệu đô la mà theo tính toán ban đầu thì công
suất khai thác giai đoạn 1 đạt 50.000 thùng dầu/ngày, đến giai đoạn 2
thì sẽ là 200.000 thùng/ngày.
Tuy nhiên đến cuối 2013 thì PVEP được chỉ thị từ thủ tướng tạm dừng đầu tư vì xét thấy không có tiến triển.
Nay
thì mọi sự đã rõ là PVN Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam và PVEP Tổng Công Ty
Thăm Dò Khai Thác Dầu Khi Việt Nam coi như thua lỗ đầu tư tại Venezuela.
Nhà
báo Phạm Thành, nguyên trưởng đại diện Đài Tiếng Nói Việt Nam vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long, phóng viên lâu năm của đài Tiếng Nói Việt Nam ở Hà
Nội, cho biết:
Ông
Nguyễn Vũ Trường Sơn này từ thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, ông
Mạnh làm tổng bí thư, ông Trọng làm chủ tịch quốc hội, ông Trương Tấn
Sang làm chủ tịch nước. Việc mất trắng người ta đã biết từ lâu rồi,
thực tế là nó đã chết cách đây mấy năm rồi , bây giờ họ mới điều tra. Nó
cũng nằm trong chủ trương là tiêu diệt phe phái lẫn nhau thôi, những
tay nào sót lại của triều đại trước thì ông Trọng diệt sạch. Còn nói đầu
tư thất thoát thì đâu chỉ ra nước ngoài mới thất thoát, trong nước còn
thất thoát nhiều hơn, tham ô tham nhũng hàng nghìn tỷ đấy…
Đáng
tiếc và càng đáng tiếc hơn nữa khi biết các công ty hay tổng công ty
đầu tư đều là doanh nghiệp quốc doanh do nhà nước chỉ đạo, là nhận định
của tiến sĩ Nguyễn Quang A, thành viên nhóm nghiên cứu độc lập IDS đã
giải thể. Theo ông, có thể vì liên quan đến Nhà Nước cho nên hầu hết ý
kiến về việc này đều gần như dè chứng một vừa hai phải hơn là nói thẳng:
Thường
những nước khác khi đầu tư ở đâu đấy là chuyện của doanh nghiệp. Ở Việt
không phải như vậy, các tập đoàn đầu tư này là công cụ của đảng cộng
sản Việt Nam, lãnh đạo là các quan chức, các công ty này không có quyền
tự chủ như chúng ta vẫn tưởng. Tôi nghĩ các vụ đầu tư ra nước ngoài của
những công ty như VPN ở Venezuela được nói đến cách đây cả gần 20 năm
không thể do các quan chức như ông Đinh La Thăng hay ông Nguyễn Vũ
Trường Sơn có thể tự quyết định được. Quyết định đó luôn luôn là ở cấp
cao hơn rất nhiều.
Những
người am hiểu về chuyên môn người ta đã viết rất kỹ rằng dầu của
Venezuela là loại dầu rất khó chế biến, Việt Nam không thể có khả năng
chế biến được và gần như toàn bộ dầu thô của Venezuela phải chở sang
nước mình để chế biến. Vì những lý do chính trị nên người ta vẫn quyết
định đầu tư và phiêu lưu và mạo hiểm như vậy.
Một
người Việt ở Pháp, ông Nguyễn Gia Kiểng, từ 3 năm trước từng viết bài
liên quan chuyện PVN và PVEP đầu tư khai thác dầu khi ở Venezuela, với
dự kiến nhiều phần sẽ thua lỗ hơn là được lợi:
Việt
Nam đã đầu tư vào Venezuela từ 2010 và sau bao nhiêu năm đều thấy không
ích lợi gì nên cuối cùng bỏ cuộc. Vừa rồi thì nhân biến cố chính trị
Venezuela trở thành nghiêm trọng thì nhân dịp đó tôi có viết một bài,
nhắc lại rằng không chỉ những nước như Nga hay Trung Quốc là tốn kém
thiệt hại nhiều với Venezuela mà ngay cả Việt Nam cũng bị thiết hại. Với
một số tiền chính thức Việt Nam nhìn nhận khoảng chừng 2 tỷ USD, nhưng
mà có những nguồn tin khác nói có thể tới 6 tỷ hoặc 8 tỷ.
Tổng
Công Ty Dầu Khí Việt Nam hồi đó, vào lúc ký quyết định hợp tác với
Venezuela thì do 2 người chịu trách nhiệm là ông Đinh La Thăng và ông
Nguyễn Vũ Trường Sơn. Nhưng nhìn lại thì Tổng Công Ty Dầu Khí do đảng
kiểm soát, ông Trường Sơn dù là tổng giám đốc nhưng chỉ là phó bí thử
đảng ủy trong công ty mà thôi. Phải nói đây là trách nhiệm của đảng cộng
sản Việt Nam, đầu tư một số tiền rất lớn mà không có một nghiên cứu nào
nghiêm chỉnh về Venezuela, làm mất một số tiền vô cùng lớn đối với một
nước còn nghèo, phải nói họ đầu tư một cách vô trách nhiệm.
Tiến
sĩ Võ Trí Thành, nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Phát
Triển tại Hà Nội, nhận định chung tại sao đến lúc này vấn đề thua lỗ
hay mất trắng vốn đầu tư tại các nước nói chung và Venezuela nói riêng
được đưa lên mặt báo:
Việt
Nam đang hoàn thiện khung tổ chức đầu tư ra nước ngoài. Đối với Doanh
Nghiệp Nhà Nước vì là đại diện là chủ sở hữu thì chắc chắn Nhà Nước phải
quyết định. Còn việc Việt Nam đầu tư ra nước ngoài về tổng thể như tôi
đã nói thì mình còn thiếu kinh nghiệm và thiếu thận trọng đối với việc
mở cửa tài khoản vốn. Những dự án đầu tư ra nước ngoài của Nhà Nước mà
thua lỗ hoặc mất vốn thậm chí là như vậy, thì tôi thấy trong làm ăn kinh
doanh cái hiệu quả đến đâu hay là rủi ro nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố. Có thể do những vấn đề chính trị, có thể do những vấn đề kinh tế,
thế nhưng rõ ràng đối với doanh nghiệp nhà nước việc tính toán, việc
minh bạch hóa và giám sát là khâu phải được đề cao hơn rất nhiều, đặc
biệt đối với dòng vốn lớn. Việt Nam đang xem xét lại tất cả những cái đó
và đây là việc làm cần thiết.Cảm nhận của tôi là Việt Nma đang đẩy mạnh
cuộc chiến chống tham nhũng, cuộc chiến này thể hiện rất nhiều qua lãnh
vực kinh tế, trong đó liên quan đến rất nhiều các doanh nghiệp lớn.
Được
hỏi ý kiến về tình hình thua lỗ, thất thoát trong những dự án đầu tư
của PVN và PVEP vào Venezuela, giáo sư Phạm Quang Minh, chuyên gia về
quan hệ quốc tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, lý giải:
Trong
bối cảnh toàn cầu hóa việc có những rủi ro trong quan hệ hay trong
kinh tế là chuyện rất thường tình. Thế giới phẳng tạo sư thuận lợi trong
tăng cường quan hệ trong trao đổi dòng vốn rồi thì lao động, tri thức,
việc làm… Đó là mặt tốt nhưng kèm theo đó có mặt hạn chế, người ta
không biết được điều gì sẽ xảy ra.
Có
thể đấy là khủng hoảng về chính trị, về kinh tế, giáo sư Phạm Quang
Minh nói tiếp, trong lúc tình hình thế giới cho thấy những bất ổn những
xáo trộn tại mỗi quốc gia đã ảnh hưởng tới trao đổi thương mại, đầu tư
và hợp tác:
Nên
hầu như tất cả các quốc gia trong hợp tác đều phải rất thận trọng, cân
nhắc các yếu tố địa lý, chính trị, minh bạch, có quản trị tốt hay
không, có tham nhũng hay không.
Trở
lại với đầu tư của PVN vào Venezuela chúng ta thấy về mặt địa lý từ
Châu Á sang Châu Mỹ rất là xa, thứ hai thì Venezuela là nước mà chính
trị còn bất ổn.
Chính
vì thế, giáo sư Phạm Quang Minh kết luận, quả thực những dự án đầu tư
dầu khí của Việt Nam vào Venezuela đã không mang lại kết quả mong đợi,
sự thất thoát thua lỗ là điều đương nhiên mà cũng là điều đáng tiếc.
Được
biết ngoài Venezuela, những dự án đầu tư của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam
PVN ra các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng không có hiệu quả cao,
nhiều chương trình phải dừng lại.
Các
quốc gia tiếp nhận đầu tư từ Việt Nam trong lãnh vực dầu khi nhưng có
kiến nghị ngưng lại là Peru, Malaysia, Miến Điện và Iran.
Thanh Trúc
(RFA)
Không có nhận xét nào