“Vậy là phải chờ Quốc hội mới quyết định
phê chuẩn Hiệp ước hay không” - một xác nhận chính thức của ông Umberto
Gambini, Chánh Văn phòng Dân biểu Quốc hội Châu Âu Ramon Tremosa và là
người đã ký chung thư với 32 Dân biểu đại diện mọi khuynh hướng chính
trị kêu gọi Liên Âu thúc đẩy việc thực thi nhân quyền tại Việt Nam, cho
câu hỏi của đài RFA về tương lai của EVFTA (Hiệp định thương mại tự do
châu Âu - Việt Nam) sau cuộc đối thoại nhân quyền thường niên giữa Liên
minh châu Âu (EU) và chính quyền Việt Nam đã diễn ra tại Brussels, Bỉ -
nơi đặt trụ sở của EU - vào ngày 4/3/2019.
Bà Maya Kocijancic, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Liên Âu |
Tại
cuộc đối thoại trên đã chẳng có bất kỳ phản hồi tích cực nào của đoàn
Việt Nam, bất chấp phía EU đã nêu ra rất nhiều vấn đề vi phạm.
Trong
khi toàn bộ phái đoàn của Việt Nam vẫn ‘cấm khẩu’, điểm nhấn lớn nhất
của cuộc đối thoại nhân quyền ở Brussels là “chúng tôi không chỉ đối
thoại mà thôi, mà chúng tôi còn yêu sách áp lực cho nhân quyền tại Việt
Nam” - theo bà Maya Kocijancic, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Liên Âu về
Chính sách An ninh.
Vậy tương lai nào dành cho EVFTA sau cuộc đối thoại nhân quyền ở Brussels?
Theo
lịch trình trước đây của EU, nếu EVFTA được Hội đồng châu Âu phê chuẩn
và nhận được sự ủng hộ của Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu (một cơ
quan tham mưu rất quan trọng của Nghị viện châu Âu về các hiệp định
thương mại), EVFTA sẽ được đưa ra Nghị viện châu Âu để xem xét bỏ phiếu
thông qua vào tháng 5 năm 2019. Tuy nhiên, giớp chóp bu Việt Nam chỉ
muốn ăn sẵn và ăn ngay đã bị một cú sốc thình lình khi nhân quyền - yếu
tố mà trước đây chỉ là một điều kiện không ưu tiên trong EVFTA và bị
chính quyền Việt Nam xem thường, đã trở nên chính yếu và tạo ra cú
knock-out hoãn EVFTA ngày vào lúc Hà Nội sắp mở tiệc ăn mừng ‘thoát
nạn’.
Xác
nhận chính thức của ông Umberto Gambini về EVFTA phải chờ nghị viện mới
của châu Âu là dấu chấm hết cho hy vọng của Thủ tướng Phúc, Bộ Chính
trị và chính thể độc đảng chỉ muốn ‘ăn sẵn’ về ‘mong EU linh hoạt ký kết
và phê chuẩn EVFTA trong quý 1 năm 2019’.
Thậm chí ngay cả kịch bản ‘ký trước tháng Năm và thông qua sau tháng Năm’ cũng gần như bị dập tắt.
Mà
chưa ký và không biết chừng nào mới ký EVFTA thì không thể hình dung ra
tương lai hiệp định này khi nào mới được đưa vào lịch trình làm việc
của Hội Đồng Châu Âu để phê chuẩn. Càng không thể mơ màng đến việc bản
hiệp định này được tiến hành bước tiếp theo là trình ra Nghị Viện Châu
Âu để bỏ phiếu thông qua.
Chưa
kể đến một thủ tục khác và quan trọng không kém vai trò phê chuẩn của
Hội Đồng Châu Âu: Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế Châu Âu – một cơ quan tham
mưu cho Nghị Viện Châu Âu về EVFTA. Thậm chí ngay cả trường hợp Hội Đồng
Châu Âu muốn phê chuẩn EVFTA nhưng ủy ban này phản đối thì cũng rất khó
để Nghị Viện Châu Âu gật đầu cho hiệp định này “qua đò.”
Vào
tháng Giêng, 2019, bất chấp thái độ nôn nóng muốn thúc đẩy nhanh thủ
tục hiệp định này của một số nghị sĩ và doanh nghiệp Châu Âu, cùng sự
vận động ráo riết của giới quan chức Việt Nam, Bernd Lange – Chủ tịch Ủy
ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU – tuy là người được xem là ôn
hòa, đã phản ứng cứng rắn hiếm thấy: “Nếu không có tiến bộ nào về nhân
quyền, và đặc biệt là quyền của người lao động, thì sẽ không có bất cứ
hiệp định nào được Quốc Hội Châu Âu thông qua hết.”
Lối
thoát duy nhất của chính thể độc đảng ở Việt Nam về EVFTA là cải thiện
nhân quyền, nhưng phải cải thiện sao để có thể chứng minh được và phải
được ‘mắt thấy, tai nghe’, chứ không phải như vô số hứa hẹn trơn tuột
tại các kỳ đối thoại nhân quyền mà sau đó thực tế đã biến diễn hoàn toàn
ngược lại đến độ vô liêm sỉ.
(VNTB)
Không có nhận xét nào