Tôi cũng định để ngày mai sẽ đưa kỳ
cuối cùng về dự án Juni 2… Bởi lẽ đưa dồn dập, bài lại dài, sợ bạn đọc “
khó theo dõi”. Nhưng thấy trên một tờ báo lại vẫn có người cao giọng
phán rằng “ đó là thủ thuật để tránh ngưỡng phải trình dự án ra Quốc hội
xem xét. Đồng thời, nó cho thấy sự thiếu minh bạch của dự án này”…Mà kỳ
lạ , vị này cũng là quan chức có cỡ ( dĩ nhiên là đã hưu), vậy mà không
chịu tìm hiểu, không chịu xem xét thấu đáo, cứ phán lung tung.
Cũng
thời gian qua, nhiều tờ báo và cả trên mạng xã hội đã nói về việc Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam chi “tiền thưởng” cho PDVSA là một khoản tiền “đầy
sự mờ ám”. Và họ cho rằng dầu chưa khai thác lên mà đã chi tiền thưởng
là điều vô lý; rồi thậm chí khẳng định rằng “có sự khuất tất gì ở đây”.
Chính vì thế, mà thấy cần phải giải thích luôn về cái gọi là “ Tiền hoa hồng” này.
Về việc này, có lẽ tất cả mọi người đã hiểu sai về khoản tiền gọi là “Participant Bonus” hoặc cũng có nơi dùng từ “Signature Bonus”. Nếu hiểu theo nghĩa thô thiển, chữ Bonus nghĩa là tiền thưởng thì không sai. Nhưng nếu theo các hợp đồng dầu khí thì hoàn toàn khác.
Theo từ ngữ của các Hợp đồng Dầu khí thì khoản tiền này là khoản tiền mà nhà đầu tư phải trả cho nước chủ nhà khi ký hợp đồng dầu khí. Có thể giải thích một cách nôm na rằng, khoản tiền này giống như tiền ta đi mua hồ sơ thầu, giá trị của khoản tiền này nhiều hay ít tùy thuộc vào giá trị tổng thể của gói hợp đồng. Có nghĩa là khi PDVSA giao tài liệu cho ta thì ta phải trả tiền, và khoản tiền này cũng như một loại tiền đặt cọc để buộc tham gia dự án. Đây là một thông lệ bình thường ở quốc tế.
Các công ty nước ngoài vào Việt Nam khai thác dầu cũng phải trả khoản tiền này. Ví dụ, BHP (Anh) đã phải trả quyền khai thác ở mỏ Đại Hùng 90 triệu USD, hoặc khi chúng ta liên doanh với phía Nga khai thác dầu ở mỏ Nhenhetxky thì cũng phải trả phí tham gia hợp đồng gần 100 triệu USD.
Còn ở Venezuela, năm 2010, Nga cũng phải chi cho PDVSA 1 tỷ USD tiền phí tham gia hợp đồng để khai thác ở lô Ayacutcho 2,3. Trung Quốc cũng đã chi 1 tỷ USD cho cái gọi là “ Hoa hồng chữ ký”…Để được quyền khai thác ở các lô Juni 3, 4 .
Do cách hiểu và cách dịch có khác nhau nên người không hiểu về dầu khí dễ nghĩ đây là tiền hoa hồng, tiền “lại quả”. Việc thanh toán khoản phí này cũng theo luật dầu khí của Venezuela mà không thể làm khác được. Trong dự án Junin 2, khoản tiền phí tham gia dự án này của PVN là 584 triệu đô và sau khi ký Hợp đồng, phải chuyển ngay 300 triệu đô theo quy định của Luật Dầu khí Venezuela. Mà Luật Dầu khí Venezuela cực kỳ khắt khe, và “ sang chảnh”, bởi Venezuela quá nhiều dầu, nên nhiều công ty khai thác dầu mỏ đổ xô đến…Vì thế, Venezuela không bao giờ phải đi xin xỏ, quỵ lụy ai, mà ngược lại, chỉ có người khác đến cầu cạnh.
Hợp đồng đã ký, bất luận là do ý chí của lãnh đạo tối cao hay của ai, nếu chậm trả tiền theo thỏa thuận thì họ … tự động hủy hợp đồng, và chuyển cổ phần liên doanh sang nơi khác, mà không cần thông báo, xin ý kiến.
Vì vậy, không thể nào có chuyện chúng ta chuyển tiền cho Venezuela rồi họ lại cắt xén, chia chác, lại quả với nhà đầu tư Việt Nam.
Sự thật về chuyện tiền thưởng chỉ là như vậy! Những ai muốn hiểu về những khoản tiền thưởng này xin chịu khó hỏi “ông Guc-gồ” sẽ thấy ngay.
Cũng nói thêm là. trong dự án này Bộ Chính trị, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, không hề có một sự “du di” nào.
Nếu gọi là có sự “du di” thì đó chỉ là dự án này, Việt Nam có được là do tình cảm đặc biệt của Tổng thống Hugo Chavez và của nhân dân Venezuela dành cho Việt Nam. Một điều nữa, sau khi ký hợp tác liên doanh giữa PVEP và PVDSA thì dự án này đã được Quốc hội Venezuela thông qua. Và một khi dự án được Quốc hội Venezuela thông qua thì bất luận thời thế thay đổi thế nào, ai lên nắm quyền thì đều phải tôn trọng và thực hiện đúng những điều Quốc hội đã quy định.
Thậm chí Quốc hội Venezuela quyết định nếu dự án Juni 2 chưa đạt hiệu quả kinh tế cao thì Quốc hội sẽ kéo dài thời gian thực hiện dự án cho phía Việt Nam. Sau khi ông Hugo Chavez mất, Tổng thống Nicolás Maduro lên nắm quyền. Khi sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, ông cũng đã chia sẻ với những khó khăn mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang gặp phải khi thực hiện dự án Junin 2. Và chính phủ Venezuela sẵn sàng cho Việt Nam lựa chọn một lô khác nếu Việt Nam thấy thuận lợi hơn, có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Khai thác dầu khí là như vậy, sự rủi ro đến mà không ai có thể lường trước được! Cũng như chúng ta đây, không ai dám đảm bảo rằng ngày mai, ngày kia sẽ gặp phải những rủi ro gì trong cuộc sống.
Còn về cái gọi là “ tiền hoa hồng” chỉ là có vậy.
Các cụ xưa để lại câu “ ăn có nhai, nói có nghĩ” và “ uốn lưỡi bảy lần rồi hãy nói” – Thiết nghĩ, những ai cố tình muốn hiểu sai về dự án này, và lợi dụng sự rủi ro, bất khả kháng của dự án Juni 2 này để phục vụ cho ý đồ cá nhân, thì cũng nên biết nghĩ.
PV
Chính vì thế, mà thấy cần phải giải thích luôn về cái gọi là “ Tiền hoa hồng” này.
Về việc này, có lẽ tất cả mọi người đã hiểu sai về khoản tiền gọi là “Participant Bonus” hoặc cũng có nơi dùng từ “Signature Bonus”. Nếu hiểu theo nghĩa thô thiển, chữ Bonus nghĩa là tiền thưởng thì không sai. Nhưng nếu theo các hợp đồng dầu khí thì hoàn toàn khác.
Theo từ ngữ của các Hợp đồng Dầu khí thì khoản tiền này là khoản tiền mà nhà đầu tư phải trả cho nước chủ nhà khi ký hợp đồng dầu khí. Có thể giải thích một cách nôm na rằng, khoản tiền này giống như tiền ta đi mua hồ sơ thầu, giá trị của khoản tiền này nhiều hay ít tùy thuộc vào giá trị tổng thể của gói hợp đồng. Có nghĩa là khi PDVSA giao tài liệu cho ta thì ta phải trả tiền, và khoản tiền này cũng như một loại tiền đặt cọc để buộc tham gia dự án. Đây là một thông lệ bình thường ở quốc tế.
Các công ty nước ngoài vào Việt Nam khai thác dầu cũng phải trả khoản tiền này. Ví dụ, BHP (Anh) đã phải trả quyền khai thác ở mỏ Đại Hùng 90 triệu USD, hoặc khi chúng ta liên doanh với phía Nga khai thác dầu ở mỏ Nhenhetxky thì cũng phải trả phí tham gia hợp đồng gần 100 triệu USD.
Còn ở Venezuela, năm 2010, Nga cũng phải chi cho PDVSA 1 tỷ USD tiền phí tham gia hợp đồng để khai thác ở lô Ayacutcho 2,3. Trung Quốc cũng đã chi 1 tỷ USD cho cái gọi là “ Hoa hồng chữ ký”…Để được quyền khai thác ở các lô Juni 3, 4 .
Do cách hiểu và cách dịch có khác nhau nên người không hiểu về dầu khí dễ nghĩ đây là tiền hoa hồng, tiền “lại quả”. Việc thanh toán khoản phí này cũng theo luật dầu khí của Venezuela mà không thể làm khác được. Trong dự án Junin 2, khoản tiền phí tham gia dự án này của PVN là 584 triệu đô và sau khi ký Hợp đồng, phải chuyển ngay 300 triệu đô theo quy định của Luật Dầu khí Venezuela. Mà Luật Dầu khí Venezuela cực kỳ khắt khe, và “ sang chảnh”, bởi Venezuela quá nhiều dầu, nên nhiều công ty khai thác dầu mỏ đổ xô đến…Vì thế, Venezuela không bao giờ phải đi xin xỏ, quỵ lụy ai, mà ngược lại, chỉ có người khác đến cầu cạnh.
Hợp đồng đã ký, bất luận là do ý chí của lãnh đạo tối cao hay của ai, nếu chậm trả tiền theo thỏa thuận thì họ … tự động hủy hợp đồng, và chuyển cổ phần liên doanh sang nơi khác, mà không cần thông báo, xin ý kiến.
Vì vậy, không thể nào có chuyện chúng ta chuyển tiền cho Venezuela rồi họ lại cắt xén, chia chác, lại quả với nhà đầu tư Việt Nam.
Sự thật về chuyện tiền thưởng chỉ là như vậy! Những ai muốn hiểu về những khoản tiền thưởng này xin chịu khó hỏi “ông Guc-gồ” sẽ thấy ngay.
Cũng nói thêm là. trong dự án này Bộ Chính trị, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, không hề có một sự “du di” nào.
Nếu gọi là có sự “du di” thì đó chỉ là dự án này, Việt Nam có được là do tình cảm đặc biệt của Tổng thống Hugo Chavez và của nhân dân Venezuela dành cho Việt Nam. Một điều nữa, sau khi ký hợp tác liên doanh giữa PVEP và PVDSA thì dự án này đã được Quốc hội Venezuela thông qua. Và một khi dự án được Quốc hội Venezuela thông qua thì bất luận thời thế thay đổi thế nào, ai lên nắm quyền thì đều phải tôn trọng và thực hiện đúng những điều Quốc hội đã quy định.
Thậm chí Quốc hội Venezuela quyết định nếu dự án Juni 2 chưa đạt hiệu quả kinh tế cao thì Quốc hội sẽ kéo dài thời gian thực hiện dự án cho phía Việt Nam. Sau khi ông Hugo Chavez mất, Tổng thống Nicolás Maduro lên nắm quyền. Khi sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, ông cũng đã chia sẻ với những khó khăn mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang gặp phải khi thực hiện dự án Junin 2. Và chính phủ Venezuela sẵn sàng cho Việt Nam lựa chọn một lô khác nếu Việt Nam thấy thuận lợi hơn, có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Khai thác dầu khí là như vậy, sự rủi ro đến mà không ai có thể lường trước được! Cũng như chúng ta đây, không ai dám đảm bảo rằng ngày mai, ngày kia sẽ gặp phải những rủi ro gì trong cuộc sống.
Còn về cái gọi là “ tiền hoa hồng” chỉ là có vậy.
Các cụ xưa để lại câu “ ăn có nhai, nói có nghĩ” và “ uốn lưỡi bảy lần rồi hãy nói” – Thiết nghĩ, những ai cố tình muốn hiểu sai về dự án này, và lợi dụng sự rủi ro, bất khả kháng của dự án Juni 2 này để phục vụ cho ý đồ cá nhân, thì cũng nên biết nghĩ.
PV
(Secret Information)
Không có nhận xét nào