Header Ads

  • Breaking News

    “Chùa Ba vàng hóa số phận chính khách”

    Chùa Ba Vàng – ngôi chùa tại Quảng Ninh đang làm mưa làm gió trên báo chí nhà nước lẫn quốc tế. Lần đầu tiên, ngôi chùa bị chỉ trích đích danh là “buôn vong, đi ngược giá trị Phật giáo”, và thu hút sự chỉ trích mạnh mẽ của dư luận.

    Chùa Ba Vàng
    Người đứng đầu Chùa Vàng, Đại đức Thích Trúc Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng tuyên bố: chùa lớn nên bị ganh ghét, ngoại đạo ác hại.

    Nhưng trong một nguồn tin được truyền tải hẹp trên mạng xã hội, việc đánh chàu Vàng đã bắt đầu có kế hoạch từ năm trước và tăng tốc trong quý 1 năm 2019, và sẽ kéo dài đến hết năm 2019 cho đến khi ra một kết quả chính trị.

    Kết quả chính trị là gì?. Là một chuỗi hình ảnh có dính dáng đến một vị Ủy viên Bộ Chính trị, gương mặt sáng cho ngôi vị tứ trụ tương lai, ông Phạm Minh Chính. Và ông Phạm Minh Chính, Trung tướng công an, hiện đang giữ chức vụ Trưởng ban Tổ chức T.Ư ĐCSVN. Và người khởi động phong trào đánh vào gương mặt chính trị hiện đang là người nằm trong tứ trụ.

    Nhiều Facebooker nổi tiếng như Mai Quốc Ấn đã đặt câu hỏi về việc diệt trừ mê tín dị đoan thật, hay chỉ đơn thuần là chiêu trò trước ĐH Đảng XIII.

    Nếu xét theo chiêu trò chính trị, sự hạ bệ chính trị nhằm đạt được vị trí nhân sự chủ chốt trong tương lai được tận dụng khá triệt để. Từ khi quanlambao cho đến chandungquyenluc, đã cho thấy, sự đấu đá nội bộ nằm trong khối thống nhất lý thuyết mang tên ĐCSVN. Nhưng chùa Ba Vàng lần này đánh thẳng vào những điều mà đảng viên không được làm, mặc dù về mặt thực tế - những con người vô thần luôn hữu thần.

    Trong tuyên bố mới đây, ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tuyên bố sự cẩn trọng về mặt nhân sự, mặc dù thời điểm ĐH Đảng ĐCSVN 2 năm nữa mới được tiến hành. Chọn lọc nhân sự, không chỉ đề phòng việc lọt vào những con người tự chuyển biến – tự chuyển hóa, mà còn là về đạo đức của người cách mạng.

    Hãy nhìn về cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bắc Hà và bộ sậu của ông ta, những hình ảnh được Osin Huy Đức đưa lên để “đả phá” lại là hình ảnh đang ngồi chắp tay trước Phật giáo, còn cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang là chuỗi tràng đeo trên cổ với sự khẩn cầu từ Phật. Trong khi đó, ông Nguyễn Phú Trọng, hình ảnh giao tiếp của ông là về Lý Thái Tổ. Có thể giải thích được là, ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn vô thần, nhưng trên cả, là sự cẩn trọng trong duy trì đạo đức tối cao của người vô thần. Và khi ông Trọng, trong tay thâu vén quyền lực, cũng duy trì một thái độ nghiêm khắc đối với hệ đảng viên, đặc biệt đảng viên cao cấp trong nhãn quan vô thần của mình.

    Trở lại vấn đề về chùa Ba Vàng, sự dồn dập của báo chí lần này dường như có chủ ý, và việc mạng xã hội có những hình ảnh ông Phạm Minh Chính với nhóm trụ trì của chùa Ba Vàng là một sự tác động dư luận. Sự sai phạm của chùa Ba Vàng có thể là tiền đề để mở ra các sai phạm về mặt chính trị của ông Chính trong tương lai, và điều này trở nên hệ trọng đối với một ngôi sao chính trị trước thềm Đại hội Đảng khóa XIII trước đó.

    “Ngoại đạo ác hại”, trở thành một hàm ý có thể mở rộng cho những đấu đá chính trị của Việt Nam.

    Nhưng câu chuyện của quanlambao, chandungquyenluc, hay cả câu chuyện chùa Ba Vàng (nếu được xác thực trong tương lai) đã cho thấy một vấn đề rất rõ ràng trong nền chính trị Việt Nam hiện tại, đấy là mà những đảng viên ngồi trong Hội trường Ba Đình đều mang trong tì vết, và sự leo cao trong nền chính trị hiện tại hoàn toàn là những bước đi móc ngoặt, hoặc những chỗ dựa sai phạm mà bản thân các đảng viên đều ngầm biết nhau, chỉ đến khi “tiến thân” thì sai phạm đó được bộc lộ ra ngoài và trở thành gót chân Asin.

    Điều thứ ba, Chùa với nguồn thu lợi nhuận hàng trăm ngàn tỷ đồng, và lành tính hơn so với BOT, nhưng giống như BOT, nó trở thành một sân sau cho các quan chức tiến nhanh và mạnh, tạo thành sự hợp lực giữa tiền và quyền. Nó là sự bắt tay giữa các lợi ích nhóm, và khi cần thì nó sẽ trở thành một nơi “hóa vàng” cho số phận chính trị của một cá nhân nào đó.

    Một nền chính trị đấu đá, sáng tối xen kẻ, âm dương chằng chịt đã trở thành một kiểu mẫu của một nền cách mạng Việt trong thời đại mới.
     
    An Viên

    (VNTB)
     

    Không có nhận xét nào