Hàng loạt vụ lùm xùm đang xảy ra,
từ vụ quy hoạch thành phố Đà Lạt đến việc chùa chiền cúng sao giải hạn,
oan gia trái chủ cho tới “bố làm giám đốc sở, con làm trưởng phòng”…
được phanh phui trên báo chí.
Bộ Chính trị họ đang đánh nhau? |
Họ toàn là đang đánh nhau và mượn báo chí để dọa dẫm trước mùa Đại hội!” Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Tuấn nói.
Người dân thêm rõ chân tướng
Thầy giáo Nguyễn Minh Hùng, giáo viên Anh văn, cho rằng bất kể thuyết âm mưu gì, rõ ràng khi mọi việc được tung hê lên báo chí thì người dân thêm cơ hội để tường tận chân tướng các quan chức, cũng như mặt trái của xã hội vốn lâu nay đang được cố tô son trét phấn.
“Hàng cây trăm năm trên đường Cường Để/ Tôn Đức Thắng của Sài Gòn đã bị triệt hạ. Sắp tới đây là nhiều rừng thông ở thành phố Đà Lạt cũng bị đốn với lý do phục vụ quy hoạch y hệt như tại Sài Gòn. Đao phủ của cả hai dự án đều là Đại Quang Minh, một doanh nghiệp được coi là thân hữu của ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Vụ chùa Ba Vàng ‘oan gia trái chủ’ cũng thấp thoáng bóng dáng ông Nguyễn Xuân Phúc. Chùa Phúc Khánh ‘dâng sao giải hạn’ cũng thế.
Nhiều đồn đoán đang có cổ xe tứ mã đang tranh nhau chiếc ghế tổng bí thư đảng cộng sản. Đó là ông Phạm Minh Chính, tác giả đề án đặc khu ở Quảng Ninh. Ông Nguyễn Xuân Phúc, người mới đây ủng hộ ra mặt đề án đặc khu. Cả hai ông đều liên quan đến vị trụ trì chùa Ba Vàng. Hai gương mặt còn lại là phó thủ tướng Vương Đình Huệ và ông Trần Quốc Vượng – Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam. Có lẽ thời gian tới còn xì ra nhiều tin tức hậu trường nữa để người dân thỏa sức tò mò…”. Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Tuấn, nhận định.
Ở cấp thấp hơn, theo nhà báo Nguyễn Hữu Tuấn, báo chí bắt đầu khai thác dạng “ông Trần Hồng Thái làm Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thuỷ văn. Ông Thái là em trai của Bộ trưởng Trần Hồng Hà”.
“Hôm 27-3, Tuyên giáo Trung ương của đồng chí Thưởng có cuộc họp ở trụ sở trên đường Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM của họ, về việc báo chí cần tập trung tuyên truyền về học tập theo đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều đó có nghĩa các kiểu tít bài ‘Cả nhà làm quan ở Hải Dương’, ‘Bố là giám đốc sở, con làm trưởng phòng’, ‘Mẹ bổ nhiệm con, chồng quy hoạch vợ’… sắp tới đây nhiều khả năng lại bùng phát để phục vụ tuyên truyền có định hướng cho mùa nhân sự Đại hội Đảng”. Biên tập viên chính trị - xã hội Th.V., dự báo.
Bộ Chính trị cũng… bị đánh?
Trao đổi tư cách nhận định cá nhân, nhà báo chuyên trách tài chính N.C nói rằng các dự án làm ăn của những tập đoàn nhà nước cũng được nhắm đến trong mùa nhân sự sắp tới đây.
“Bộ Chính trị là cơ quan đầu não cho các quyết sách vĩ mô kinh tế. Quốc hội và Chính phủ là nơi cụ thể hóa những quyết sách đó. Nhân sự cấp cao trong các tập đoàn nhà nước cũng phải nhận được sự đồng ý phê chuẩn của Bộ Chính trị. Như vậy một khi các quyết sách sai lầm dẫn đến đổ vỡ, thì lỗi lớn nhất phải là Bộ Chính trị. Ai đã bút phê ông Đinh La Thăng ngồi vào ghế cao nhất tập đoàn Dầu khí để sau đó ông này vấp loạt sai phạm đưa đến tù tội, có lẽ cũng phải công bằng đối mặt với những mức án nào đó… Đây sẽ là hướng khai thác của báo chí sắp tới!”. Nhà báo N.C, cho biết.
Câu chuyện lãnh đạo tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa kiến nghị hôm sáng 27-3 với phó thủ tướng Vương Đình Huệ, rằng ‘nên bán dự án đạm Ninh Bình để lấy tiền trả nợ, chứ không kéo sập cả tập đoàn’, là một ví dụ về sự đe dọa của hiệu ứng domino kinh tế từ sai lầm trong chính sách vĩ mô, kiểu ‘kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’ mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang trung thành đeo đuổi.
Chia sẻ câu chuyện, theo nữ nhà báo vừa hưu trí N.T.N, thì bà đã có chuyến ra Bắc hồi đầu tháng 3-2019, và đã dừng chân khá lâu ở khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh. “Kinh khủng. Tôi như rơi xuống địa ngục khi tận mắt chứng kiến giữa ban ngày mà bầu trời khu nhà máy Formosa cứ như hỏa ngục thời trung cổ mà phim ảnh mô tả. Khói từ các ống xả của Formosa đầu độc cả vùng trời nơi đây.
Ô nhiễm trầm trọng là điều không bàn cãi. Nếu Bộ Chính trị không thuận chủ trương, chắc chắn Formosa không dám ngang tàng như vậy. Việc ông Võ Kim Cự đường hoàng định cư ở Canada, dường như cũng có sự gật đầu của ai đó từ Bộ Chính trị… Nếu chúng ta vẫn chọn im lặng thì đó là một tội ác muôn đời không gột rửa!”. Nhà báo N.T.N có chuyên môn là cử nhân Sinh học của trường Đại học Tổng hợp TP.HCM trước đây, giờ là Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, bức xúc nói.
Ai bị đánh cũng đáng hết!
Người viết thử làm một ghi nhận ý kiến quanh chuyện ‘đánh nhau’ này liệu ‘ruồi muỗi’ có vạ lây?
Khá bất ngờ là gần như trong nhóm bè bạn của người viết, mặc dù lâu nay họ vẫn ngại bàn luận chuyện chính trị, thế nhưng họ đều vỗ tay chờ đợi những màn so găng trên các phương tiện truyền thông của các phe nhóm.
“Dẫu biết khi hạ màn, đâu lại vào đó. Nhưng giờ là dịp mà người ta mặc sức xả xì trét khi chứng kiến những màn lột trần nhau của các chính khách. Âu điều đó cũng mua vui được vài trống canh như kiểu nàng Kiều vào chốn thanh lâu được học nghề giường chiếu…”.
Người dân thêm rõ chân tướng
Thầy giáo Nguyễn Minh Hùng, giáo viên Anh văn, cho rằng bất kể thuyết âm mưu gì, rõ ràng khi mọi việc được tung hê lên báo chí thì người dân thêm cơ hội để tường tận chân tướng các quan chức, cũng như mặt trái của xã hội vốn lâu nay đang được cố tô son trét phấn.
“Hàng cây trăm năm trên đường Cường Để/ Tôn Đức Thắng của Sài Gòn đã bị triệt hạ. Sắp tới đây là nhiều rừng thông ở thành phố Đà Lạt cũng bị đốn với lý do phục vụ quy hoạch y hệt như tại Sài Gòn. Đao phủ của cả hai dự án đều là Đại Quang Minh, một doanh nghiệp được coi là thân hữu của ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Vụ chùa Ba Vàng ‘oan gia trái chủ’ cũng thấp thoáng bóng dáng ông Nguyễn Xuân Phúc. Chùa Phúc Khánh ‘dâng sao giải hạn’ cũng thế.
Nhiều đồn đoán đang có cổ xe tứ mã đang tranh nhau chiếc ghế tổng bí thư đảng cộng sản. Đó là ông Phạm Minh Chính, tác giả đề án đặc khu ở Quảng Ninh. Ông Nguyễn Xuân Phúc, người mới đây ủng hộ ra mặt đề án đặc khu. Cả hai ông đều liên quan đến vị trụ trì chùa Ba Vàng. Hai gương mặt còn lại là phó thủ tướng Vương Đình Huệ và ông Trần Quốc Vượng – Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam. Có lẽ thời gian tới còn xì ra nhiều tin tức hậu trường nữa để người dân thỏa sức tò mò…”. Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Tuấn, nhận định.
Ở cấp thấp hơn, theo nhà báo Nguyễn Hữu Tuấn, báo chí bắt đầu khai thác dạng “ông Trần Hồng Thái làm Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thuỷ văn. Ông Thái là em trai của Bộ trưởng Trần Hồng Hà”.
“Hôm 27-3, Tuyên giáo Trung ương của đồng chí Thưởng có cuộc họp ở trụ sở trên đường Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM của họ, về việc báo chí cần tập trung tuyên truyền về học tập theo đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều đó có nghĩa các kiểu tít bài ‘Cả nhà làm quan ở Hải Dương’, ‘Bố là giám đốc sở, con làm trưởng phòng’, ‘Mẹ bổ nhiệm con, chồng quy hoạch vợ’… sắp tới đây nhiều khả năng lại bùng phát để phục vụ tuyên truyền có định hướng cho mùa nhân sự Đại hội Đảng”. Biên tập viên chính trị - xã hội Th.V., dự báo.
Bộ Chính trị cũng… bị đánh?
Trao đổi tư cách nhận định cá nhân, nhà báo chuyên trách tài chính N.C nói rằng các dự án làm ăn của những tập đoàn nhà nước cũng được nhắm đến trong mùa nhân sự sắp tới đây.
“Bộ Chính trị là cơ quan đầu não cho các quyết sách vĩ mô kinh tế. Quốc hội và Chính phủ là nơi cụ thể hóa những quyết sách đó. Nhân sự cấp cao trong các tập đoàn nhà nước cũng phải nhận được sự đồng ý phê chuẩn của Bộ Chính trị. Như vậy một khi các quyết sách sai lầm dẫn đến đổ vỡ, thì lỗi lớn nhất phải là Bộ Chính trị. Ai đã bút phê ông Đinh La Thăng ngồi vào ghế cao nhất tập đoàn Dầu khí để sau đó ông này vấp loạt sai phạm đưa đến tù tội, có lẽ cũng phải công bằng đối mặt với những mức án nào đó… Đây sẽ là hướng khai thác của báo chí sắp tới!”. Nhà báo N.C, cho biết.
Câu chuyện lãnh đạo tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa kiến nghị hôm sáng 27-3 với phó thủ tướng Vương Đình Huệ, rằng ‘nên bán dự án đạm Ninh Bình để lấy tiền trả nợ, chứ không kéo sập cả tập đoàn’, là một ví dụ về sự đe dọa của hiệu ứng domino kinh tế từ sai lầm trong chính sách vĩ mô, kiểu ‘kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’ mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang trung thành đeo đuổi.
Chia sẻ câu chuyện, theo nữ nhà báo vừa hưu trí N.T.N, thì bà đã có chuyến ra Bắc hồi đầu tháng 3-2019, và đã dừng chân khá lâu ở khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh. “Kinh khủng. Tôi như rơi xuống địa ngục khi tận mắt chứng kiến giữa ban ngày mà bầu trời khu nhà máy Formosa cứ như hỏa ngục thời trung cổ mà phim ảnh mô tả. Khói từ các ống xả của Formosa đầu độc cả vùng trời nơi đây.
Ô nhiễm trầm trọng là điều không bàn cãi. Nếu Bộ Chính trị không thuận chủ trương, chắc chắn Formosa không dám ngang tàng như vậy. Việc ông Võ Kim Cự đường hoàng định cư ở Canada, dường như cũng có sự gật đầu của ai đó từ Bộ Chính trị… Nếu chúng ta vẫn chọn im lặng thì đó là một tội ác muôn đời không gột rửa!”. Nhà báo N.T.N có chuyên môn là cử nhân Sinh học của trường Đại học Tổng hợp TP.HCM trước đây, giờ là Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, bức xúc nói.
Ai bị đánh cũng đáng hết!
Người viết thử làm một ghi nhận ý kiến quanh chuyện ‘đánh nhau’ này liệu ‘ruồi muỗi’ có vạ lây?
Khá bất ngờ là gần như trong nhóm bè bạn của người viết, mặc dù lâu nay họ vẫn ngại bàn luận chuyện chính trị, thế nhưng họ đều vỗ tay chờ đợi những màn so găng trên các phương tiện truyền thông của các phe nhóm.
“Dẫu biết khi hạ màn, đâu lại vào đó. Nhưng giờ là dịp mà người ta mặc sức xả xì trét khi chứng kiến những màn lột trần nhau của các chính khách. Âu điều đó cũng mua vui được vài trống canh như kiểu nàng Kiều vào chốn thanh lâu được học nghề giường chiếu…”.
(VNTB)
Không có nhận xét nào