Nhà nước cộng sản Việt Nam cai trị
càng lâu, đầu tư tiền của, công sức, thời gian học tập theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh càng nhiều thì đạo đức xã hội càng đi xuống. Một xã
hội thói đạo đức giả đang được thể hiện như chuẩn mực văn hóa. Một xã
hội mà người nào không biết giả dối người đó không thể phát triển. Tiến
sĩ Lương Văn Kế, khoa quốc tế Đại học khoa học xã hội nhân văn Hà Nội đã
đúc kết như thế. Không phải hắn nói nhé!
Một sự thật đáng buồn.
Vậy đạo đức xã hội ở Việt Nam đã chạm đáy chưa?
Bản
thân hắn không thể đưa câu trả lời. Tuy nhiên, chắc chắn rằng, khi nào
Việt Nam còn cai trị bởi cộng sản, còn mải mê xây dựng XHCN, còn phát
triển kinh thị trường theo định hướng hiện nay thì đạo đức vẫn còn là
nỗi ê chề.
Thử đi tìm sự lý giải cho câu chuyện đạo đức xã hội ở Việt Nam hôm nay.
Đạo
đức, văn hóa của một nước, một dân tộc là kết quả hình thành từ hàng
ngàn năm dựng nước, giữ nước. Đạo đức của một thời đại là sản phẩm trực
tiếp từ tầm nhìn chính trị đang lãnh đạo, hoặc cai trị. Đạo đức xã hội
Việt Nam hôm nay thuộc “thời đại Hồ Chí Minh”.
Đạo đức “thời đại Hồ Chí Minh”
Dù
bạn đang ủng hộ thể chế hiện nay ở Việt Nam, hoặc đấu tranh cho một xã
hội tốt hơn đều dễ dàng đồng ý với nhau, chưa bao giờ đạo đức xã hội của
Việt Nam xuống cấp như bây giờ.
Sau
khi cướp được chính quyền, cộng sản phát động việc con tố cha, vợ giết
chồng, xóm làng rình rập báo cáo lẫn nhau… Tiếp đó nhà cầm quyền cộng
sản đổ thừa đạo đức không như ý do tàn dư phong kiến, thói quen thực
dân, Mỹ - ngụy đầu độc…và những kẻ thù tưởng tượng.
Vài
ba chục năm nay nhà nước cộng sản Việt Nam lý giải cho sự xuống cấp
những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của cha ông là vì “nền kinh tế thị
trường”, “mở cửa thì gió lành vào nhưng gió độc cũng ùa tới.”.
Ồ!
Vậy tại sao ở các nước châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan… kinh tế thị trường bao năm nay mà văn hóa được phát triển, giá trị
đạo đức được phục hồi, tham nhũng ít hẳn hơn các quốc gia độc tài…
Này
nhé, đã là con người thì dù chủng tộc nào, quốc gia nào, châu lục nào
thì đều có lòng tham, mong muốn mình giàu có, quyền lực…
Tuy
nhiên, chính lập pháp – hành pháp – tư pháp rõ ràng. Hiến pháp tiến bộ
được tôn trọng, tính dân chủ trong chính trị; tư pháp công tâm; giáo dục
hướng con người vào sự nhân bản, trung thực, sáng tạo; các tôn giáo
được hoạt động theo bản chất… đã giúp nhiều quốc gia hạn chế tiêu cực,
phát huy tích cực, nuôi dưỡng điều hay, lý đẹp.
Còn
Việt Nam, chính sự độc tài cai trị mọi lĩnh vực trong sự nhập nhằng bởi
nhà nước cộng sản đã đưa Việt Nam đến tình cảnh hôm nay.
Nếu
theo chuẩn mực các nước phát triển, sẽ có trên 90% quan chức ở Việt Nam
tham nhũng. Nhóm người tạm gọi được học, ăn trên ngồi trốc này giàu có
nhờ ăn trộm, ăn cướp chứ không phải bởi đồng lương.
Quan
to bận rộn kiếm tiền dự án to, quan nhỏ siêng năng kiếm chác trong phạm
vi quản lý. Qua đó đa số quan chức có chút lãnh đạo ở Việt Nam giàu và
rất giàu.
Cho
dù tổng bí tịch Nguyễn Phú Trọng có "đốt lò" cháy hừng hực như lò bát
quái thì tham nhũng vẫn nhiều như kiến. Bởi chính thể chế XHCN đẻ ra
tham nhũng, lộng quyền. Và đặc tính người Việt làm cho nó trầm trọng
hơn.
Trong
lý tưởng cộng sản những tên tội phạm như Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc
Son trở thành kẻ rao giảng ‘giáo lý’, đạo đức cho xã hội.
Những
Nguyễn Tấn Dũng, Trần Bắc Hà, Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Hữu Tín, Tất Thành
Cang… nhân danh đảng, chính quyền đầy quyền lực câu kết với bên ngoài
như một băng đảng mafia để ăn cướp, chiếm đoạt, làm lợi cho cá nhân, gia
đình, phe nhóm…
Nhiều
người giàu, rất giàu ở Việt Nam không phải bởi tầm nhìn, bởi sáng tạo,
khác biệt… mà họ có chung kiểu hoạt động giỏi ‘đi đêm’ cùng quan chức,
chính quyền kiếm dự án, mánh mung…
Đa số người Việt nhìn sự bất công này với lòng bực tức, căm phẫn.
Tuy
nhiên, cũng lại chính họ nhìn sự giàu có kia bằng con mắt thèm muốn. Họ
đầu tư cho bản thân, con cái ăn học với ước mong được như quan chức kia
để đổi đời. Thực tế thì nhiều người Việt đang đầu tư vào tham nhũng,
vào cái xấu.
Lực hút đồng tiền sức ảnh hưởng, chi phối xã hội hơn đạo đức níu giữ.
Bởi
“Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, quan tham kiểu quan, doanh nghiệp gian
dối kiểu doanh nghiệp, đến người bán buôn, nông dân… đều bất chấp thủ
đoạn, gạt qua tiếng nói lương tâm kiếm tiền bằng mọi cách.
Để
xã hội người ta nhìn đâu cũng thấy nghi ngờ, sợ hãi, lo rước bệnh vào
thân. Mà rước thật sự. Dù đó là hàng mua trong siêu thị, hàng được quảng
bá ùm beng, đến bó rau con cá ngoài chợ, trên vỉa hè…
Ngay
cả tư pháp trong xã hội ấy được quyết định bởi đồng tiền bên ngoài
phòng xử (trừ những vụ án chính trị) chứ không phải công lý chốn công
đường.
Một xã hội vận hành theo sự đảo điên lấy gì để gìn giữ, phát huy, níu kéo đạo đức.
Gạt bỏ niềm tin
Tôn giáo xưa nay vẫn hướng con người vào tính thiện, nỗi sợ làm điều ác, niềm tin hy vọng sau cái chết…
Cộng
sản phủ nhận những giá trên của tôn giáo. Họ xem chết là hết. Điều này
vô tình khuyến khích người ta làm điều ác miễn pháp luật không biết,
hoặc công lý được mua bởi nhiều đồng tiền.
Một
nhà nước vô thần lại lập ra các cơ quan, tổ chức quản lý tôn giáo. Biến
tôn giáo thành những cánh tay nối dài của đảng, vâng lời đảng, đánh lạc
niềm tin, giáo lý.
Thực
tế có không ít chức sắc tôn giáo tin đảng hơn tin đạo. Họ lợi dụng nhau
để sai bảo, kiếm tiền. Điều này dẫn đến nhiều giáo hội đánh mất các giá
trị căn bản tôn giáo. Phật, thần là nơi để người ta hối lộ, mua cầu
danh lợi.
Bởi thế nhiều chùa, thêm Phật, với vô số kỷ lục to, bự… không làm cho lòng người tốt hơn.
Sự
độc quyền của đảng đã tạo nên đất nước bát nháo, người dân Việt Nam hôm
nay bị quay vào guồng máy của xã hội kiếm tiền theo lối bất chấp, man
rợ, hoang dã…
Người
Việt đang đánh mất niềm tin vào công lý, đạo đức… Họ nghĩ đồng tiền mới
đem lại cho họ sự giàu có, đảm bảo, hoặc ít ra nó cũng giúp họ dễ dàng
thoát ra nước ngoài.
Đến
lúc người Việt nên thẳng thắn thừa nhận, huỵch toẹt với nhau chính thể
chế cộng sản đã tạo ra một xã hội có đạo đức như tấm mền nát tươm, đừng
cố ép tự hào, rao giảng.
Võ Ngọc Ánh
(Dân Làm Báo)
Không có nhận xét nào