Bài nghiên cứu phân tích các vấn đề địa chiến lược biển đang nổi tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong bối cảnh Mỹ-Trung đang cạnh tranh nhằm có được ưu thế vượt trội trên biển. Thêm vào đó, bài nghiên cứu cũng tập trung vào các biện pháp của Ấn Độ để đối phó với các động thái trên biển và chiến thuật hải quân của Trung Quốc.
Thế kỷ 21 – mà nhiều người gọi là thế kỷ Châu Á - đang được định đoạt chủ yếu bởi sự phối hợp thực chất và thực tiễn giữa hai Người Khổng lồ Châu Á - Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, do những chồng lấn về lợi ích chiến lược, các nhân tố bất đồng giữa hai người khổng lồ đang trỗi dậy này dường như lại rõ hơn là yếu tố hợp tác. Chính trong bối cảnh đó, cả hai cường quốc thường xuyên có những hành động mẫu thuẫn lẫn nhau. Theo đó, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng lớn đang trở thành trung tâm của cạnh tranh biển giữa Trung Quốc-Ấn Độ với một bên là sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, một bên là sự gia tăng hiện diện chiến lược của Ấn Độ tại khu vực. Trong bối cảnh Trung Quốc can dự chiến lược vào sân sau của Ấn Độ, các lợi ích địa chiến lược của New Dehli tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang bị thách thức. Trung Quốc đang tăng cường hoạt động quân sự và thương mại tại các tuyến đường thông thương trên biển tại khu vực Ấn Độ Dương (IOR) với mục đích chính là kiềm toả không gian chiến lược của Ấn Độ. Với việc chiến lược “Chuỗi Ngọc Trai” và sáng kiến “Con đường tơ lụa trên biển” của Trung Quốc nhằm mục đích bao vây Ấn Độ và từ đó hạn chế ảnh hưởng chiến lược của Ấn Độ tại IOR, thì hiển nhiên, Ấn Độ phải thúc đẩy hợp tác với các cường quốc lớn khác, đặc biệt là với Mỹ để đối phó với các tính toán chiến lược của Trung Quốc. Nghiên cứu này nhằm phân tích các vấn đề địa chiến lược biển đang nổi tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong bối cảnh Mỹ-Trung đang cạnh tranh nhằm có được ưu thế vượt trội trên biển. Thêm vào đó, bài nghiên cứu cũng tập trung vào các biện pháp của Ấn Độ để đối phó với các động thái trên biển và chiến thuật hải quân của Trung Quốc.
Giới thiệu
Nền chính trị thế giới đang trải qua những chuyển dịch chiến lược hậu 11/9. Sự kiện 11/9 đã làm thay đổi bối cảnh địa chính trị Châu Á. Khi đề cập đến những chuyển dịch địa chiến lược này, an ninh biển là lĩnh vực trải qua nhiều thay đổi mang tính sống còn nhất. Trọng tâm chiến lược trên đấu trường biển đã chứng kiến sự chuyển dịch từ Thái Bình Dương-Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương. Nhiều yếu tố dẫn đến sự chuyển dịch này và yếu tố quan trọng nhất là sự gia tăng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đi kèm với các yêu sách lãnh thổ quyết đoán của nước này và sự trỗi dậy về mặt chiến lược và kinh tế của Ấn Độ cũng như sự gia tăng tầm quan trọng của Ấn Độ Dương. Các diễn biến này dẫn tới sự thay đổi trong chính sách đối ngoại, hay nói cách khác là sự chuyển dịch trong trọng tâm chính sách của các cường quốc bên ngoài, đặc biệt là Mỹ, đối với khu vực này. Hệ quả là, khái niệm mới “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” xuất hiện trong nền địa chính trị toàn cầu của thế kỷ này.
Trong Thế kỷ 21-Thế kỷ Châu Á, sự nổi lên của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với vị thế là một khu vực có sự phụ thuộc lẫn nhau và hợp tác xuyên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, và các tác động kèm theo của sự nổi lên này đối với trật tự thế giới đã khiến lãnh đạo chính trị của nhiều quốc gia phải dành sự chú ý cho khu vực. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là lãnh đạo đầu tiên đề cập tới tầm nhìn về một khu vực 'Châu Á rộng lớn hơn'. Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là phức hợp của nhiều vùng biển và vùng duyên hải với văn hóa, tôn giáo, sắc tộc, cấu trúc chính phủ, và mô hình kinh tế đa dạng. Mối liên kết phổ biến kết nối các tiểu hệ thống đa dạng trong phạm vi khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có tầm quan trọng chiến lược này chính là biển. Đại dương đóng vai trò tối quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với việc mang lại cho các quốc gia nguồn tài nguyên biển dồi dào và là cơ sở cho sợi dây kết nối văn hóa và kinh tế trong khu vực. Từ đó, các quan hệ thương mại và văn hóa khăng khít đã dẫn đến việc hình thành các tuyến đường thông thương trên biển mang ý nghĩa chiến lược sống còn.
Là khu vực chiếm gần một nửa dân số thế giới, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiện là thị trường lớn nhất trên thế giới. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển và đang trên đà phát triển như Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc là những nhân tố chủ chốt cho khu vực/không gian hội nhập này. Chính trong bối cảnh đó, các tuyến đường biển nhộn nhịp - nơi dành cho hoạt động thương mại trên biển - là yếu tố then chốt để để đảm bảo sự thịnh vượng kinh tế tại tiểu khu vực này và cả trên thế giới.
Với tầm quan trọng địa chiến lược đang gia tăng, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã trở thành nơi quy tụ của cả những lợi ích song trùng và những lợi ích khác biệt/mâu thuẫn; điều này có thể được nhận thấy rõ từ sự chuyển dịch của quyền lực thế giới tới khu vực này.[1] Các cường quốc biển như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc là những chủ thể chính tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong những quốc gia này, các cường quốc biển đang trỗi dậy như Trung
----------------------------
Thế kỷ 21 – mà nhiều người gọi là thế kỷ Châu Á - đang được định đoạt chủ yếu bởi sự phối hợp thực chất và thực tiễn giữa hai Người Khổng lồ Châu Á - Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, do những chồng lấn về lợi ích chiến lược, các nhân tố bất đồng giữa hai người khổng lồ đang trỗi dậy này dường như lại rõ hơn là yếu tố hợp tác. Chính trong bối cảnh đó, cả hai cường quốc thường xuyên có những hành động mẫu thuẫn lẫn nhau. Theo đó, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng lớn đang trở thành trung tâm của cạnh tranh biển giữa Trung Quốc-Ấn Độ với một bên là sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, một bên là sự gia tăng hiện diện chiến lược của Ấn Độ tại khu vực. Trong bối cảnh Trung Quốc can dự chiến lược vào sân sau của Ấn Độ, các lợi ích địa chiến lược của New Dehli tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang bị thách thức. Trung Quốc đang tăng cường hoạt động quân sự và thương mại tại các tuyến đường thông thương trên biển tại khu vực Ấn Độ Dương (IOR) với mục đích chính là kiềm toả không gian chiến lược của Ấn Độ. Với việc chiến lược “Chuỗi Ngọc Trai” và sáng kiến “Con đường tơ lụa trên biển” của Trung Quốc nhằm mục đích bao vây Ấn Độ và từ đó hạn chế ảnh hưởng chiến lược của Ấn Độ tại IOR, thì hiển nhiên, Ấn Độ phải thúc đẩy hợp tác với các cường quốc lớn khác, đặc biệt là với Mỹ để đối phó với các tính toán chiến lược của Trung Quốc. Nghiên cứu này nhằm phân tích các vấn đề địa chiến lược biển đang nổi tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong bối cảnh Mỹ-Trung đang cạnh tranh nhằm có được ưu thế vượt trội trên biển. Thêm vào đó, bài nghiên cứu cũng tập trung vào các biện pháp của Ấn Độ để đối phó với các động thái trên biển và chiến thuật hải quân của Trung Quốc.
Giới thiệu
Nền chính trị thế giới đang trải qua những chuyển dịch chiến lược hậu 11/9. Sự kiện 11/9 đã làm thay đổi bối cảnh địa chính trị Châu Á. Khi đề cập đến những chuyển dịch địa chiến lược này, an ninh biển là lĩnh vực trải qua nhiều thay đổi mang tính sống còn nhất. Trọng tâm chiến lược trên đấu trường biển đã chứng kiến sự chuyển dịch từ Thái Bình Dương-Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương. Nhiều yếu tố dẫn đến sự chuyển dịch này và yếu tố quan trọng nhất là sự gia tăng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đi kèm với các yêu sách lãnh thổ quyết đoán của nước này và sự trỗi dậy về mặt chiến lược và kinh tế của Ấn Độ cũng như sự gia tăng tầm quan trọng của Ấn Độ Dương. Các diễn biến này dẫn tới sự thay đổi trong chính sách đối ngoại, hay nói cách khác là sự chuyển dịch trong trọng tâm chính sách của các cường quốc bên ngoài, đặc biệt là Mỹ, đối với khu vực này. Hệ quả là, khái niệm mới “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” xuất hiện trong nền địa chính trị toàn cầu của thế kỷ này.
Trong Thế kỷ 21-Thế kỷ Châu Á, sự nổi lên của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với vị thế là một khu vực có sự phụ thuộc lẫn nhau và hợp tác xuyên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, và các tác động kèm theo của sự nổi lên này đối với trật tự thế giới đã khiến lãnh đạo chính trị của nhiều quốc gia phải dành sự chú ý cho khu vực. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là lãnh đạo đầu tiên đề cập tới tầm nhìn về một khu vực 'Châu Á rộng lớn hơn'. Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là phức hợp của nhiều vùng biển và vùng duyên hải với văn hóa, tôn giáo, sắc tộc, cấu trúc chính phủ, và mô hình kinh tế đa dạng. Mối liên kết phổ biến kết nối các tiểu hệ thống đa dạng trong phạm vi khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có tầm quan trọng chiến lược này chính là biển. Đại dương đóng vai trò tối quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với việc mang lại cho các quốc gia nguồn tài nguyên biển dồi dào và là cơ sở cho sợi dây kết nối văn hóa và kinh tế trong khu vực. Từ đó, các quan hệ thương mại và văn hóa khăng khít đã dẫn đến việc hình thành các tuyến đường thông thương trên biển mang ý nghĩa chiến lược sống còn.
Là khu vực chiếm gần một nửa dân số thế giới, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiện là thị trường lớn nhất trên thế giới. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển và đang trên đà phát triển như Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc là những nhân tố chủ chốt cho khu vực/không gian hội nhập này. Chính trong bối cảnh đó, các tuyến đường biển nhộn nhịp - nơi dành cho hoạt động thương mại trên biển - là yếu tố then chốt để để đảm bảo sự thịnh vượng kinh tế tại tiểu khu vực này và cả trên thế giới.
Với tầm quan trọng địa chiến lược đang gia tăng, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã trở thành nơi quy tụ của cả những lợi ích song trùng và những lợi ích khác biệt/mâu thuẫn; điều này có thể được nhận thấy rõ từ sự chuyển dịch của quyền lực thế giới tới khu vực này.[1] Các cường quốc biển như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc là những chủ thể chính tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong những quốc gia này, các cường quốc biển đang trỗi dậy như Trung
----------------------------
[1] Saroj Bishoyi (2016), “Geostrategic Imperative of the Indo-Pacific Region: Emerging Trends and Regional
Responses”, Journal of Defence Studies, Vol. 10, No. 1, trang 89-102
Quốc và Ấn Độ, và Mỹ - cường quốc biển ở vị thế thống trị - là căn nguyên cho tất cả các vấn đề tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Do các cường quốc này tìm kiếm sự thống trị và tầm ảnh hưởng đối với các quốc gia khác với mục đích đảm bảo các lợi ích chiến lược của riêng mình, nên khi quyết định xoay trục sang Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, họ chủ yếu chỉ nhìn qua lăng kính của mình.[2]
Bắc Kinh, New Dehli, Washington được coi như là những quốc gia chủ chốt tại vùng biển chiến lược quan trọng này. Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trở thành một khu vực cho cạnh tranh và hợp tác, song hành với những lợi ích chung và riêng giữa ba cường quốc biển chủ chốt. Các quan hệ chiến lược giữa New Dehli và Bắc Kinh tại khu vực biển này được dựa trên cơ sở của sự hòa trộn giữa các mối quan hệ song trùng, hợp tác và cạnh tranh. Mặc dù Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ có sự phụ thuộc lẫn nhau lớn về mặt kinh tế, thương mại và thương mại trên biển, nhưng sự cạnh tranh về mặt an ninh nhằm đảm bảo sự thống trị của mỗi bên tại khu vực có sự hội nhập cao này là không thể tránh khỏi.[3] Cả ba cường quốc đều tìm cách để cân bằng và đối trọng lẫn nhau. Sự cạnh tranh khốc liệt này diễn ra ở một chiến trường giữa Trung Quốc và Ấn Độ, và một chiến trường khác là giữa Trung Quốc và Mỹ. Tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có tầm quan trọng chiến lược sống còn này, cặp quan hệ Washington và New Dehli có nhiều lợi ích song trùng và hoạt động hợp tác hơn so với cặp quan hệ Washington và Bắc Kinh hay New Dehli và Bắc Kinh. Các nỗ lực nhằm cân bằng và đối trọng được minh chứng rõ trong chính sách của từng bên, như chiến lược “chuỗi ngọc trai” và sáng kiến mới “con đường tơ lụa trên biển” của Trung Quốc, chiến lược “Hướng Đông” và chính sách “Hành động Hướng đông” của Ấn Độ và Chính sách “Xoay trục tới Châu Á” của Mỹ. Với trường hợp Ấn Độ, nước này đang theo dõi sự can dự của Trung Quốc vào khu vực sân sau chiến lược của mình với ánh mắt đầy nghi kỵ. Do vậy, Ấn Độ đang nghiêng về phía Mỹ và Nhật Bản, các quốc gia cũng có
------------------------
[2] Lawrence W Prabhakar (2014), “The Emergent Vistas of the Indo-Pacific”, in Rajiv K Bhatia and Vijay
Sakhuja (Eds.), Indo-Pacific Region: Political and Strategic Prospects, trang 5, Vij Books India Pvt Ltd., Delhi
[3] Như trên.
vấn đề riêng với tầm ảnh hưởng ngày một lớn của Trung Quốc tại khu vực. Ấn Độ hành động như vậy để đối phó với mối đe doạ mà họ đang nhận thấy từ con rồng Châu Á.
Tầm quan trọng địa chiến lược của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Nổi lên như một khái niệm địa kinh tế và địa chiến lược, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang ngày càng quan trọng trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, đặc biệt trong khía cạnh quốc phòng và an ninh. Tầm quan trọng địa chiến lược của khu vực được thể hiện ngay từ yếu tố địa lý khi đây là khu vực kéo dài từ Bờ biển phía Đông Châu Phi đến Ấn Độ Dương và phía Tây Thái Bình Dương. Nhờ vào vị trí địa lý địa chiến lược quan trọng, khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã được sử dụng rộng rãi hơn trong giới nghiên cứu địa chính trị.
Vì sở hữu những tuyến đường biển địa chiến lược tối quan trọng cho các nền kinh tế năng động bậc nhất trên thế giới hiện nay nên khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã trở thành sân khấu chính cho cả những cạnh tranh địa chiến lược khốc liệt cũng như cho hợp tác giữa các cường quốc và các quốc gia mới nổi. Khi đề cập đến các tuyến đường biển ở khu vực, học giả Nicholas Spykman đã nhận định rằng "nếu nhìn từ góc độ cường quốc biển, [khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như một] tuyến đường cao tốc khép kín trên biển, kết nối toàn bộ khu vực với nhau.” Thêm vào đó, tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nằm ở việc khu vực này ở vị trí trung tâm của các lợi ích chiến lược và kinh tế của thế giới. Là một trong những khu vực năng động bậc nhất về kinh tế, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương giàu tài nguyên thiên nhiên và có thể hỗ trợ thúc đẩy cho các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Khu vực kết nối này bao gồm rất nhiều điểm thắt cổ chai có ý nghĩa chiến lược sống còn đối với thương mại thế giới. Một trong số những điểm quan trọng nhất là Eo biển Malacca, nơi mà một phần tư thương mại toàn cầu đi qua. Eo biển Malacca cũng được coi là huyết mạch của nền kinh tế thế giới.[4]
-----------------------
[4] Sureesh Mehta (2014), “The Indo-Pacific Imperative”, trong Admiral Pradeep Kaushiva và Abhijit Singh
Khi nói về tầm quan trọng đang ngày một lớn của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, học giả Ranijan đã đề cập như sau:
Thứ nhất, việc có nhiều lợi ích kinh tế mâu thuẫn và sự thay đổi trong tầm nhìn về an ninh của các cường quốc ở khu vực và ngoài khu vực đã đóng vai trò là chất xúc tác cho việc hình thành ý tưởng khu vực “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”. Thứ hai, sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của Trung Quốc đã gây lo lắng cho các quốc gia trong khu vực, khiến các quốc gia này phải lôi kéo sự can dự từ các cường quốc khác . Thứ ba, đó là sự gia tăng nhận thức về tầm quan trọng của các vùng biển đối với sự hồi sinh kinh tế châu Á, thể hiện ở nhu cầu lớn về các nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật, tăng cường thương mại biển, các tranh chấp lãnh thổ và gia tăng căng thẳng. Thứ tư, đang có nỗ lực nhằm vượt khỏi tầm nhìn địa lý hạn hẹp của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và nối hai đại dương này thông qua khái niệm “giao lộ giữa các vùng biển”, trong đó Châu Á là trung tâm của các chuyển động địa chính trị, an ninh và kinh tế toàn cầu. Thứ năm, trong bối cảnh tiềm năng phát triển kinh tế thế giới đang dịch chuyển sang Châu Á, việc thiết lập một cơ chế khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng lớn hơn bao gồm IOR-ARC, APEC, Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương và các tổ chức khác tương tự như vậy là một nhiệm vụ cấp bách để thúc đẩy tự do thương mại và hợp tác kinh tế giữa các bên có lợi ích tại khu vực.[5]
Tầm quan trọng đang lên của khu vực này được thể hiện rõ qua sự thay đổi chiến lược của các cường quốc biển. Trong số những thay đổi đó, quan trọng hơn cả là “Giao lộ giữa hai vùng biển” của Nhật Bản, “Xoay trục sang châu Á/Tái cân bằng chiến lược” của Mỹ và “Con đường tơ lụa trên biển” mới của Trung Quốc và chính sách “Hành động Hướng Đông” của Ấn Độ. Những điều chỉnh này nhằm mục đích giành lấy vai trò tích cực nhất tại khu vực mang ý nghĩa sống còn này. Tất cả đã khiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trở thành trung tâm địa chính trị của thế kỷ 21.[6]
---------------------------------
---------------------------------
(Eds.), Geopolitics of the Indo-Pacific, KW Publishers, New Delhi.
[5] Vikash Ranjan (2014), “A Regional Framework for the Indian Ocean Region”, in Admiral Pradeep
Kaushiva and Abhijit Singh (Eds.), Geopolitics of the Indo-Pacific, KW Publishers, New Delhi.
Trung Quốc và Ấn Độ tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Trung Quốc là cường quốc kinh tế đang trỗi dậy với năng lực quân sự được tổ chức tốt. Trung Quốc rất quan trọng với sự tồn tại của Mỹ cũng như sự hợp tác của Mỹ với các thành viên có tầm ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trung Quốc muốn duy trì hòa bình và ổn định của các vùng lân cận quốc gia này, và do đó, mục đích quan trọng nhất của Trung Quốc là tránh xung đột vũ trang để tập trung vào các hợp tác kinh tế và ngoại giao ở khu vực. Trung Quốc yêu sách toàn bộ Biển Đông bởi khu vực này giàu tài nguyên thiên nhiên và có tầm quan trọng sống còn cho việc duy trì tốc độ phát triển kinh tế nhanh của Trung Quốc.[7] Vì Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất, quốc gia này cần các thị trường lớn ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cho sản phẩm của mình.
….
Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.
Parvaiz Ahmad Thoke, Nghiên cứu viên, Khoa Nghiên cứu Nam và Trung Á, Trường Quan hệ Quốc tế, Đại học Trung tâm Punjab, Bathinda 151001, Punjab, Ấn Độ; và là tác giả chính (the corresponding author). Hilal Ramzan, Nghiên cứu viên, Khoa Nghiên cứu Nam và Trung Á, Trường Quan hệ Quốc tế, Đại học Trung tâm Punjab, Bathinda 151001, Punjab, Ấn Độ.
Bài viết được đăng trên The IUP Journal of International Relations (Ấn Độ).
[6] Amrita Jash (2016), “Security Challenges and Strategic Partnerships in Indo-Pacific Region”, truy cập tại
http://earp.in/en/security-challenges-and-strategic-partnerships-in-indo-pacific-regio n/
[7] W T Woo (1999), “The Real Reasons for China’s Growth”, The China Journal, Quyển 41, tháng 1,
trang 115-137.
Ngọc Anh (dịch)
Quang Tiệp (hiệu đính)
Không có nhận xét nào