Không có gì là quá muộn để người Đức quên lãng vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh khi phía Việt Nam vẫn cho rằng còn quá sớm để trao trả nhân vật này cho Berlin.
Chưa có gì gọi là ‘đóng hồ sơ’
Tròn một năm rưỡi sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã một lần nữa đề cập đến vụ này trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini, khi bà Merkel đến thăm và tham dự cuộc họp của nguyên thủ quốc gia của 4 nước Đông Âu là Hungary, Slovakia, Cộng hòa Séc và Ba Lan tại Bratislava - thủ đô Slovakia - vào tháng 1 năm 2019.
Thêm một dấu hiệu chẳng tốt lành gì, nếu không muốn nói là ‘rông nguyên năm’, cho Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu Bộ Chính trị của ông ta.
Nếu trong cuộc gặp với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin vào tháng 5 năm 2018, Thủ tướng Peter Pellegrini còn cười rất ngoại giao mà đã không trả lời thẳng câu hỏi của bà Merkel về dấu hỏi ‘Chính phủ Slovakia đã đóng vai trò gì trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đưa về nước hồi mùa hè năm ngoái?’, đồng thời mạnh miệng khẳng định với đám đông các nhà báo vây quanh là Chính phủ Slovakia không dính dáng gì đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, thì từ sau đó đến nay Peter Pellegrini đã không còn lảng tránh trách nhiệm của người đứng đầu một nội các mà có thể bị tan vỡ bởi cơn địa chấn bắt cóc đang quốc tế hóa với tốc độ tên lửa này.
Không chỉ Thủ tướng Peter Pellegrini mà cả Tổng thống Slovakia Andrej Kiska đã phải xuất hiện vào tháng 8 năm 2018 để làm dịu sóng phun trào của ngọn núi lửa mang tên ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ chỉ chực chờ bùng tóe cả bầu trời xanh sẫm của đất nước Slovakia tươi đẹp, đặc biệt sau phản ứng quyết liệt từ các đảng đối lập ở Slovakia. Cáo buộc về sự dính líu của chính phủ Slovakia đã gây căng thẳng trong liên minh cầm quyền gồm ba đảng của nước này. Một đối tác phụ trong liên minh là Đảng Most-Hid thậm chí còn tuyên bố rằng họ sẽ không thể ở lại trong liên minh nếu tin tức mà báo chí loan tải được xác nhận là có thật.
Không phải ngẫu nhiên mà cả hai tờ báo Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức và báo Dennik N của Slovakia cùng ‘song kiếm hợp bích’ vào thời điểm tháng 8 năm 2018. Frankfurter Allgemeine Zeitung là tờ báo đã theo dõi và viết khá nhiều bài về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ nửa cuối năm 2017 đến nay, và vào năm 2018 đã tiết lộ thông tin Nhà nước Việt Nam sẽ trả lại Trịnh Xuân Thanh cho Đức để làm dịu khủng hoảng ngoại giao và cũng nhằm đạt được Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) được Nghị viện châu Âu thông qua sớm.
Khủng hoảng Slovakia - Việt đã chính thức bắt đầu vào năm 2018 và còn vượt trên khủng hoảng Đức - Việt một bậc: trong khủng hoảng Đức - Việt, các cơ quan tư pháp Đức chỉ làm rõ chứng cứ vụ bắt cóc đến Nguyễn Hải Long và một quan chức công an bậc trung là Đường Minh Hưng trong bối cảnh chuyến đi Đức của tướng Hưng là lén lút chứ không công khai và càng không chính thức, thì chuyến đi của Bộ trưởng công an Tô Lâm đến Slovakia ngay sau khi xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức, cùng cuộc gặp chính thức của Tô Lâm với bộ trưởng nội vụ Slovakia khi đó là Robert Kaliňák đã xác nhận rằng Tô Lâm là một đại diện chính thức của Chính phủ Việt Nam, là tiền đề kéo theo mức độ xung đột ngoại giao giữa Slovakia và Việt Nam là xung đột cấp nhà nước.
‘Những người châu Á’ là ai?
“Thưa bà Thủ tướng! Trong năm gần đây, người ta biết rằng một doanh nhân người Việt Nam bị bắt cóc tại Berlin. Sau đó cũng có sự tham gia của cơ quan chính phủ Slovakia vào vụ bắt cóc này. Bà nhận thấy như thế nào, liệu lòng tin và sự hợp tác giữa hai nước có bị ảnh hưởng hay không và bà đánh giá cuộc điều tra của Slovakia đã tiến triển làm sáng tỏ đầy đủ chưa?” - phóng viên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ), đặt câu hỏi.
“Vâng, chúng tôi đã bàn thảo ngắn về vấn đề này, vì tất nhiên chúng tôi quan tâm đến việc làm sáng tỏ vụ việc. Nhưng tôi không nghi ngờ gì về việc Slovakia đang làm tất cả những điều cần thiết để làm rõ vụ bắt cóc” - Thủ tướng Đức Merkel trả lời trong cuộc họp báo sau hội đàm giữa 2 nước Đức và Slovakia vào tháng 1 năm 2019..
Ngay sau khi báo chí Đức và Slovakia đăng tải loại bài điều tra về vụ ‘vận chuyển Trịnh Xuân Thanh’ ở sân bay Bratislava và bị đưa ra khỏi khu vực Schengen bằng bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia Chính phủ Slovakia đã chính thức mở cuộc điều tra về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ ngày 3/8/2018.
Theo Thoibao.de, hiện nay Tòa án Liên bang Đức vẫn đang thụ lý hồ sơ kháng nghị phúc thẩm của bị cáo Nguyễn Hải Long đã tiếp tay cho vụ bắt cóc. Dự kiến Tòa án Liên bang sẽ ra phán quyết cuối cùng trong ít tuần tới.
Điểm cần lưu ý là cuộc điều tra của Tổng Công tố Liên bang Đức cho đến nay vẫn chưa kết thúc, hiện nay vẫn đang tiếp tục tiến hành điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Về phía Slovakia cũng vậy, vẫn tiếp tục điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Công tố viên Sona Juřičková nói rằng, các thanh tra viên sẽ chỉ tập trung vào việc điều tra “những người châu Á - mà có nhiều khả năng nhất là các công dân của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, tức những người đã đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Berlin.
Những diễn biến liên đới
Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Đức Angela Merkel lại nhắc lại một cách công khai với báo chí về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trong một hội nghị quốc tế hoàn toàn không liên quan gì đến vụ này.
Thông điệp tối thiểu mà bà Merkel muốn gửi đến chính quyền Việt Nam là người Đức vẫn kiên định nguyên tắc nhà nước pháp quyền và những đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng pháp luật Đức và trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức dù Thanh rất có thể là một quan chức tham nhũng, phải xin lỗi và cam kết không tái phạm, bất chấp phía Việt Nam đã tìm cách ‘câu giờ’ hoặc đánh bài lờ trong suốt một năm rưỡi qua.
Một thông điệp khác của bà Merkel mà có thể ngầm được hiểu là chiến dịch phối hợp giữa các cơ quan cảnh sát và công tố của Đức và Slovakia để điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc có thể đang đến hồi kết thúc, với những bằng chứng xác thực và đủ tính thuyết phục, để nếu Bộ Chính trị Việt Nam vẫn không chịu đáp ứng những đòi hỏi của Đức và Slovakia thì rất có thể sẽ là một cuộc họp báo liên quốc gia Đức - Slovakia để công bố những bằng chứng ấy cho toàn thế giới biết.
Cho tới nay, vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vẫn hầu như chưa được phía Việt Nam giải quyết với Đức, khiến cho mối quan hệ Đức - Việt vẫn đóng băng, quan hệ đối tác chiến lược giữa Đức và Việt Nam vẫn bị tạm ngừng, các chương trình viện trợ của Đức cho Việt Nam bị tạm hoãn và kéo theo rất nhiều khó khăn cho giới doanh nhân Việt Nam sang Đức làm ăn và với giới Việt kiều sinh sống tại Đức.
Trong khi đó, tương lai của những tháng tiếp tới trong quan hệ Slovakia - Việt Nam là cực kỳ khó đoán định. Sẽ không loại trừ khả năng do phải chịu áp lực từ dư luận đủ lớn tại Slovakia, từ Chính phủ Đức và từ giới báo chí quốc tế, phản ứng tối thiểu của Chính phủ Slovakia đối với Việt Nam sẽ là hạ cấp mối quan hệ ngoại giao và thương mại mà được xem là ‘tốt đẹp’ trước đây.
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng công an Việt Nam là Tô Lâm - nhân vật bị Đức và Slovakia nghi ngờ là đã dẫn đầu ‘đoàn đại biểu Việt Nam’ quá cảnh ở sân bay Bratislava để ‘vận chuyển’ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam - đã được đích thân ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng thăng cấp hàm đại tướng vào tháng Giêng năm 2019.
Cũng vào tháng Giêng năm 2019 lại nổ ra một vụ việc mà đang được dư luận đánh giá là có thể phát triển thành vụ ‘Trịnh Xuân Thanh thứ hai’: một blogger được xem là bất đồng chính kiến - ông Trương Duy Nhất - khi đang làm thủ tục tị nạn chính trị tại Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc tại Bangkok, đã bị mất tích. Ngay sau đó đã bùng nổ nhiều đồn đoán về khả năng blogger này đã bị một cơ quan an ninh (công an hoặc quân đội) của Việt Nam tổ chức bắt cóc ngay trên đất Thái. Đồng thời, có tin cho biết Nhà nước Đức rất quan tâm đến vụ Trương Duy Nhất vì vụ này có nhiều chi tiết giống với vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Phạm Chí Dũng
Blog VOA
Chưa có gì gọi là ‘đóng hồ sơ’
Thêm một dấu hiệu chẳng tốt lành gì, nếu không muốn nói là ‘rông nguyên năm’, cho Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu Bộ Chính trị của ông ta.
Nếu trong cuộc gặp với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin vào tháng 5 năm 2018, Thủ tướng Peter Pellegrini còn cười rất ngoại giao mà đã không trả lời thẳng câu hỏi của bà Merkel về dấu hỏi ‘Chính phủ Slovakia đã đóng vai trò gì trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đưa về nước hồi mùa hè năm ngoái?’, đồng thời mạnh miệng khẳng định với đám đông các nhà báo vây quanh là Chính phủ Slovakia không dính dáng gì đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, thì từ sau đó đến nay Peter Pellegrini đã không còn lảng tránh trách nhiệm của người đứng đầu một nội các mà có thể bị tan vỡ bởi cơn địa chấn bắt cóc đang quốc tế hóa với tốc độ tên lửa này.
Không chỉ Thủ tướng Peter Pellegrini mà cả Tổng thống Slovakia Andrej Kiska đã phải xuất hiện vào tháng 8 năm 2018 để làm dịu sóng phun trào của ngọn núi lửa mang tên ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ chỉ chực chờ bùng tóe cả bầu trời xanh sẫm của đất nước Slovakia tươi đẹp, đặc biệt sau phản ứng quyết liệt từ các đảng đối lập ở Slovakia. Cáo buộc về sự dính líu của chính phủ Slovakia đã gây căng thẳng trong liên minh cầm quyền gồm ba đảng của nước này. Một đối tác phụ trong liên minh là Đảng Most-Hid thậm chí còn tuyên bố rằng họ sẽ không thể ở lại trong liên minh nếu tin tức mà báo chí loan tải được xác nhận là có thật.
Không phải ngẫu nhiên mà cả hai tờ báo Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức và báo Dennik N của Slovakia cùng ‘song kiếm hợp bích’ vào thời điểm tháng 8 năm 2018. Frankfurter Allgemeine Zeitung là tờ báo đã theo dõi và viết khá nhiều bài về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ nửa cuối năm 2017 đến nay, và vào năm 2018 đã tiết lộ thông tin Nhà nước Việt Nam sẽ trả lại Trịnh Xuân Thanh cho Đức để làm dịu khủng hoảng ngoại giao và cũng nhằm đạt được Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) được Nghị viện châu Âu thông qua sớm.
Khủng hoảng Slovakia - Việt đã chính thức bắt đầu vào năm 2018 và còn vượt trên khủng hoảng Đức - Việt một bậc: trong khủng hoảng Đức - Việt, các cơ quan tư pháp Đức chỉ làm rõ chứng cứ vụ bắt cóc đến Nguyễn Hải Long và một quan chức công an bậc trung là Đường Minh Hưng trong bối cảnh chuyến đi Đức của tướng Hưng là lén lút chứ không công khai và càng không chính thức, thì chuyến đi của Bộ trưởng công an Tô Lâm đến Slovakia ngay sau khi xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức, cùng cuộc gặp chính thức của Tô Lâm với bộ trưởng nội vụ Slovakia khi đó là Robert Kaliňák đã xác nhận rằng Tô Lâm là một đại diện chính thức của Chính phủ Việt Nam, là tiền đề kéo theo mức độ xung đột ngoại giao giữa Slovakia và Việt Nam là xung đột cấp nhà nước.
‘Những người châu Á’ là ai?
“Thưa bà Thủ tướng! Trong năm gần đây, người ta biết rằng một doanh nhân người Việt Nam bị bắt cóc tại Berlin. Sau đó cũng có sự tham gia của cơ quan chính phủ Slovakia vào vụ bắt cóc này. Bà nhận thấy như thế nào, liệu lòng tin và sự hợp tác giữa hai nước có bị ảnh hưởng hay không và bà đánh giá cuộc điều tra của Slovakia đã tiến triển làm sáng tỏ đầy đủ chưa?” - phóng viên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ), đặt câu hỏi.
“Vâng, chúng tôi đã bàn thảo ngắn về vấn đề này, vì tất nhiên chúng tôi quan tâm đến việc làm sáng tỏ vụ việc. Nhưng tôi không nghi ngờ gì về việc Slovakia đang làm tất cả những điều cần thiết để làm rõ vụ bắt cóc” - Thủ tướng Đức Merkel trả lời trong cuộc họp báo sau hội đàm giữa 2 nước Đức và Slovakia vào tháng 1 năm 2019..
Ngay sau khi báo chí Đức và Slovakia đăng tải loại bài điều tra về vụ ‘vận chuyển Trịnh Xuân Thanh’ ở sân bay Bratislava và bị đưa ra khỏi khu vực Schengen bằng bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia Chính phủ Slovakia đã chính thức mở cuộc điều tra về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ ngày 3/8/2018.
Theo Thoibao.de, hiện nay Tòa án Liên bang Đức vẫn đang thụ lý hồ sơ kháng nghị phúc thẩm của bị cáo Nguyễn Hải Long đã tiếp tay cho vụ bắt cóc. Dự kiến Tòa án Liên bang sẽ ra phán quyết cuối cùng trong ít tuần tới.
Điểm cần lưu ý là cuộc điều tra của Tổng Công tố Liên bang Đức cho đến nay vẫn chưa kết thúc, hiện nay vẫn đang tiếp tục tiến hành điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Về phía Slovakia cũng vậy, vẫn tiếp tục điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Công tố viên Sona Juřičková nói rằng, các thanh tra viên sẽ chỉ tập trung vào việc điều tra “những người châu Á - mà có nhiều khả năng nhất là các công dân của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, tức những người đã đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Berlin.
Những diễn biến liên đới
Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Đức Angela Merkel lại nhắc lại một cách công khai với báo chí về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trong một hội nghị quốc tế hoàn toàn không liên quan gì đến vụ này.
Thông điệp tối thiểu mà bà Merkel muốn gửi đến chính quyền Việt Nam là người Đức vẫn kiên định nguyên tắc nhà nước pháp quyền và những đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng pháp luật Đức và trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức dù Thanh rất có thể là một quan chức tham nhũng, phải xin lỗi và cam kết không tái phạm, bất chấp phía Việt Nam đã tìm cách ‘câu giờ’ hoặc đánh bài lờ trong suốt một năm rưỡi qua.
Một thông điệp khác của bà Merkel mà có thể ngầm được hiểu là chiến dịch phối hợp giữa các cơ quan cảnh sát và công tố của Đức và Slovakia để điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc có thể đang đến hồi kết thúc, với những bằng chứng xác thực và đủ tính thuyết phục, để nếu Bộ Chính trị Việt Nam vẫn không chịu đáp ứng những đòi hỏi của Đức và Slovakia thì rất có thể sẽ là một cuộc họp báo liên quốc gia Đức - Slovakia để công bố những bằng chứng ấy cho toàn thế giới biết.
Cho tới nay, vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vẫn hầu như chưa được phía Việt Nam giải quyết với Đức, khiến cho mối quan hệ Đức - Việt vẫn đóng băng, quan hệ đối tác chiến lược giữa Đức và Việt Nam vẫn bị tạm ngừng, các chương trình viện trợ của Đức cho Việt Nam bị tạm hoãn và kéo theo rất nhiều khó khăn cho giới doanh nhân Việt Nam sang Đức làm ăn và với giới Việt kiều sinh sống tại Đức.
Trong khi đó, tương lai của những tháng tiếp tới trong quan hệ Slovakia - Việt Nam là cực kỳ khó đoán định. Sẽ không loại trừ khả năng do phải chịu áp lực từ dư luận đủ lớn tại Slovakia, từ Chính phủ Đức và từ giới báo chí quốc tế, phản ứng tối thiểu của Chính phủ Slovakia đối với Việt Nam sẽ là hạ cấp mối quan hệ ngoại giao và thương mại mà được xem là ‘tốt đẹp’ trước đây.
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng công an Việt Nam là Tô Lâm - nhân vật bị Đức và Slovakia nghi ngờ là đã dẫn đầu ‘đoàn đại biểu Việt Nam’ quá cảnh ở sân bay Bratislava để ‘vận chuyển’ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam - đã được đích thân ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng thăng cấp hàm đại tướng vào tháng Giêng năm 2019.
Cũng vào tháng Giêng năm 2019 lại nổ ra một vụ việc mà đang được dư luận đánh giá là có thể phát triển thành vụ ‘Trịnh Xuân Thanh thứ hai’: một blogger được xem là bất đồng chính kiến - ông Trương Duy Nhất - khi đang làm thủ tục tị nạn chính trị tại Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc tại Bangkok, đã bị mất tích. Ngay sau đó đã bùng nổ nhiều đồn đoán về khả năng blogger này đã bị một cơ quan an ninh (công an hoặc quân đội) của Việt Nam tổ chức bắt cóc ngay trên đất Thái. Đồng thời, có tin cho biết Nhà nước Đức rất quan tâm đến vụ Trương Duy Nhất vì vụ này có nhiều chi tiết giống với vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Phạm Chí Dũng
Blog VOA
Không có nhận xét nào