Tiến sĩ Nguyễn Việt Phương, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Belfer, Đại học Harvard của Hoa Kỳ, trao đổi với VOA về các điểm lợi khi Việt Nam đăng cai cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un dự kiến diễn ra vào ngày 27/28 tháng 2.
VOA: Thưa tiến sĩ Nguyễn Việt Phương, ông có thể phân tích các điểm lợi cho nước chủ nhà khi thượng đỉnh Trump-Kim được tổ chức ở Việt Nam?
Tiến sĩ Nguyễn Việt Phương (NVP): “Về mặt đối ngoại song phương, Việt Nam sẽ hưởng lợi từ việc cải thiện mối quan hệ với ba nước: Hoa Kỳ, Triều Tiên và Hàn Quốc. Về phía Hoa Kỳ, việc Việt Nam đứng ra tổ chức một sự kiện quan trọng với ông Donald Trump về mặt đối ngoại này thì chứng tỏ rằng Việt Nam sẵn sàng làm một đối tác tin cậy của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á. Đây là một cơ hội rất thuận lợi cho Việt Nam trong bối cảnh rất nhiều nước trong khu vực muốn giành lấy vị trí này như Singapore, Thái Lan, Philippines…”
“Hàn Quốc, một đối tác lớn của Việt Nam về kinh tế, lại là nước ủng hộ mạnh mẽ nhất các cuộc đối thoại của TT Donald Trump và Lãnh đạo Kim Jong Un. Khi Việt Nam tổ chức cuộc gặp này thì phía Hàn Quốc đánh giá là Việt Nam đã giúp Hàn Quốc vấn đề quan trọng nhất về cả an ninh và ổn định tại bán đảo Triều Tiên.
“Về phần Triều Tiên, quan hệ trong thời gian vừa qua giữa Việt Nam và Triều Tiên không có quá nhiều biến động, nhưng cũng không quá tốt! đặc biệt sau những sự kiện như công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương bị dính líu đến vụ ám sát Kim Jong Nam ở Malaysia năm 2017. Về mặt hệ chính trị, Việt Nam và Triều Tiên được coi là hai quốc gia gần gũi. Qua sự kiện này, Việt Nam có thêm một quan hệ tốt và thuận lợi với Triều Tiên, đặc biệt Triều Tiên muốn học hỏi mô hình cải tổ kinh tế của một số nước như Việt Nam, Trung Quốc… Như vậy Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để chia sẻ với Triều Tiên những bài học về quá trình đổi mới của Việt Nam từ năm 1986. Việc này không chỉ tác động đến Triều Tiên và tác động đến nền chính trị, kinh tế quốc tế bởi vì nước này là một chủ đề nóng trên thế giới. Nếu Việt Nam đóng một vai trò trong việc Triều Tiên mở cửa thì đây sẽ là một đóng góp hết sức quan trọng của Việt Nam đối với nền chính trị, an ninh quốc tế.”
VOA: Trên bình diện đa phương, thì thượng đỉnh Trump-Kim có ích lợi gì cho Việt Nam?
NVP: “Về mặt đa phương, trong thời gian vừa qua Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để chứng tỏ rằng mình là một quốc gia tích cực trong khu vực và trên quốc tế thông qua những việc như đi tiên phong trong khu vực Đông Nam Á trong việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông; đi tiên phong trong khu vực Đông Á về thúc đẩy hợp tác khu vực, và gần đây là việc ứng cử một lần nữa làm ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ. Một trong các động thái để chứng tỏ rằng Việt Nam có thể cải thiện được vị trí là một quốc gia tiên phong trong khu vực, hay giữa các nước tầm trung trên thế giới… Đó là những hoạt động quan trọng trong an ninh khu vực, cụ thể là cuộc gặp Trump-Kim lần thứ hai này.”
VOA: Thưa tiến sĩ, khi Việt Nam tổ chức thượng đỉnh này thành công thì mối quan hệ giữa Hà Nội và Washington sẽ tiến triển ra sao?
NVP: “Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong thời gian vừa qua là rất nồng ấm. Hoa Kỳ coi trọng vị trí của Việt Nam tại khu ĐNA. Khi Việt Nam tổ chức sự kiện này sẽ tái khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc duy trì an ninh tại khu vực – mà việc này có lợi cho Mỹ tại khu vực ĐNA. Ngoài ra, Mỹ còn muốn kìm tỏa Trung Quốc, đặc biệt là từ các nước xung quanh, thông qua chính sách mới của họ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và Việt Nam là một nước có xuất phát điểm thấp trong chính sách này. Khi Việt Nam hỗ trợ được Mỹ trong việc giải quyết một trong những điểm nóng lớn nhất trên thế giới của Mỹ ngoài khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương – đó là Triều Tiên, thì Việt Nam tự khắc sẽ thành một đối tác ở tầm chiến lược cao hơn nữa đối với Mỹ trong việc triển khai chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để kìm tỏa Trung Quốc trong thời gian tới.”
VOA: Việt Nam có những nét tương đồng với Triều Tiên và có thể chia sẻ với Bình Nhưỡng, tiến sĩ nhận định vấn đề như thế nào?
NVP: “Khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ năm 1979, là do Việt Nam đưa quân vào Campuchia. Việc đưa quân này một phần giúp Việt Nam ổn định biên giới Tây Nam, nhưng lại là nguyên nhân khiến Việt Nam bị cô lập tại khu vực và trên trường quốc tế, tức là rơi vào tình trạng gần giống như Triều Tiên hiện tại. Từ năm 1986 Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế và chính sách này và Việt Nam hoàn toàn có thể chia sẻ bài học này đối với Triều Tiên. Hơn nữa, Việt Nam và Triều Tiên có một hệ tư tưởng khá gần gũi, một nền chính trị tương đối tương đồng. Trên thế giới có hai mô hình mà Triều Tiên có thể học hỏi được là mô hình của Trung Quốc và của Việt Nam. Nhưng Trung Quốc có nguồn lực khác nhiều so với Triều Tiên, vì vậy xét trên nhiều khía cạnh thì Việt Nam có lẽ là mô hình phù hợp nhất để Triều Tiên học hỏi, để mở cửa nền kinh tế. Nếu Việt Nam chia sẻ được các bài học của mình cho Triều Tiên thì đó là một điều rất tốt cho quan hệ hai nước và cho quốc tế.”
An Hải
VOA
Tiến sĩ Nguyễn Việt Phương (NVP): “Về mặt đối ngoại song phương, Việt Nam sẽ hưởng lợi từ việc cải thiện mối quan hệ với ba nước: Hoa Kỳ, Triều Tiên và Hàn Quốc. Về phía Hoa Kỳ, việc Việt Nam đứng ra tổ chức một sự kiện quan trọng với ông Donald Trump về mặt đối ngoại này thì chứng tỏ rằng Việt Nam sẵn sàng làm một đối tác tin cậy của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á. Đây là một cơ hội rất thuận lợi cho Việt Nam trong bối cảnh rất nhiều nước trong khu vực muốn giành lấy vị trí này như Singapore, Thái Lan, Philippines…”
Đây là một cơ hội rất thuận lợi cho Việt Nam trong bối cảnh rất nhiều nước trong khu vực muốn giành lấy vị trí này như Singapore, Thái Lan, Philippines…
TS Nguyễn Việt Phương
“Về phần Triều Tiên, quan hệ trong thời gian vừa qua giữa Việt Nam và Triều Tiên không có quá nhiều biến động, nhưng cũng không quá tốt! đặc biệt sau những sự kiện như công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương bị dính líu đến vụ ám sát Kim Jong Nam ở Malaysia năm 2017. Về mặt hệ chính trị, Việt Nam và Triều Tiên được coi là hai quốc gia gần gũi. Qua sự kiện này, Việt Nam có thêm một quan hệ tốt và thuận lợi với Triều Tiên, đặc biệt Triều Tiên muốn học hỏi mô hình cải tổ kinh tế của một số nước như Việt Nam, Trung Quốc… Như vậy Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để chia sẻ với Triều Tiên những bài học về quá trình đổi mới của Việt Nam từ năm 1986. Việc này không chỉ tác động đến Triều Tiên và tác động đến nền chính trị, kinh tế quốc tế bởi vì nước này là một chủ đề nóng trên thế giới. Nếu Việt Nam đóng một vai trò trong việc Triều Tiên mở cửa thì đây sẽ là một đóng góp hết sức quan trọng của Việt Nam đối với nền chính trị, an ninh quốc tế.”
VOA: Trên bình diện đa phương, thì thượng đỉnh Trump-Kim có ích lợi gì cho Việt Nam?
NVP: “Về mặt đa phương, trong thời gian vừa qua Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để chứng tỏ rằng mình là một quốc gia tích cực trong khu vực và trên quốc tế thông qua những việc như đi tiên phong trong khu vực Đông Nam Á trong việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông; đi tiên phong trong khu vực Đông Á về thúc đẩy hợp tác khu vực, và gần đây là việc ứng cử một lần nữa làm ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ. Một trong các động thái để chứng tỏ rằng Việt Nam có thể cải thiện được vị trí là một quốc gia tiên phong trong khu vực, hay giữa các nước tầm trung trên thế giới… Đó là những hoạt động quan trọng trong an ninh khu vực, cụ thể là cuộc gặp Trump-Kim lần thứ hai này.”
VOA: Thưa tiến sĩ, khi Việt Nam tổ chức thượng đỉnh này thành công thì mối quan hệ giữa Hà Nội và Washington sẽ tiến triển ra sao?
Khi Việt Nam hỗ trợ được Mỹ trong việc giải quyết một trong những điểm nóng lớn nhất trên thế giới của Mỹ đó là Triều Tiên, thì Việt Nam tự khắc sẽ thành một đối tác ở tầm chiến lược cao hơn nữa đối với Mỹ.
TS Nguyễn Việt Phương.
VOA: Việt Nam có những nét tương đồng với Triều Tiên và có thể chia sẻ với Bình Nhưỡng, tiến sĩ nhận định vấn đề như thế nào?
NVP: “Khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ năm 1979, là do Việt Nam đưa quân vào Campuchia. Việc đưa quân này một phần giúp Việt Nam ổn định biên giới Tây Nam, nhưng lại là nguyên nhân khiến Việt Nam bị cô lập tại khu vực và trên trường quốc tế, tức là rơi vào tình trạng gần giống như Triều Tiên hiện tại. Từ năm 1986 Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế và chính sách này và Việt Nam hoàn toàn có thể chia sẻ bài học này đối với Triều Tiên. Hơn nữa, Việt Nam và Triều Tiên có một hệ tư tưởng khá gần gũi, một nền chính trị tương đối tương đồng. Trên thế giới có hai mô hình mà Triều Tiên có thể học hỏi được là mô hình của Trung Quốc và của Việt Nam. Nhưng Trung Quốc có nguồn lực khác nhiều so với Triều Tiên, vì vậy xét trên nhiều khía cạnh thì Việt Nam có lẽ là mô hình phù hợp nhất để Triều Tiên học hỏi, để mở cửa nền kinh tế. Nếu Việt Nam chia sẻ được các bài học của mình cho Triều Tiên thì đó là một điều rất tốt cho quan hệ hai nước và cho quốc tế.”
An Hải
VOA
Không có nhận xét nào