Tổng thống Trump sáng 27/2 (giờ Hà
Nội) nhận định trên Twitter rằng Bắc Hàn cũng sẽ sớm “phồn thịnh” giống
Việt Nam “nếu phi hạt nhân hóa”.
Ông Trump vẫy lá cờ Việt Nam khi gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 27/2. |
Trong
đoạn tweet thứ hai kể từ khi đặt chân tới Hà Nội hôm 26/2, nguyên thủ
Mỹ viết: “Việt Nam phồn thịnh giống như một số ít nơi trên trái đất. Bắc
Hàn cũng sẽ như vậy, và rất sớm, nếu phi hạt nhân hóa”.
Ông
Trump viết thêm: “Tiềm năng tuyệt vời, một cơ hội lớn, gần như chưa có
trong lịch sử, cho bạn tôi Kim Jong Un. Chúng ta sẽ biết khá sớm. Rất
thú vị!”.
Tổng
thống Hoa Kỳ cũng kêu gọi phe Dân chủ "nên ngừng nói về những gì tôi
nên làm với Bắc Hàn và tự hỏi chính mình vì sao họ không làm điều này
trong tám năm dưới chính quyền của ông Obama".
Ông
Trump nhận xét như trên trước khi tới Phủ chủ tịch để hội đàm song
phương với Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Hai nhà lãnh đạo sau đó dự kiến sẽ chứng kiến lễ ký các thỏa thuận thương mại, theo thông báo của Nhà Trắng.
Hiện
chưa rõ về các thỏa thuận này, nhưng tin cho hay, hãng hàng không
VietJet và Tre Việt (Bamboo Airways) sẽ ký hợp đồng đặt mua thêm máy bay
của tập đoàn Boeing bên lề hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Giữa ngày 27/2, ông Trump sẽ tới Nhà khách chính phủ để gặp và trao đổi cũng như ăn trưa với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Trong
chuyến thăm Việt Nam cuối năm 2017, khi gặp người đứng đầu chính phủ
Việt Nam, Tổng thống Trump đã trực tiếp rao bán thiết bị quân sự của Mỹ,
nhất là máy bay và tên lửa.
“Chúng
tôi mong muốn nước ngài mua thiết bị từ Hoa Kỳ. Chúng tôi sản xuất
thiết bị tốt nhất. Chúng tôi sản xuất máy bay và thiết bị quân sự tốt
nhất. Các tên lửa thì thuộc loại không ai có thể cạnh tranh nổi”, ông
Trump khi đó nói với ông Phúc.
Theo
dự kiến, sau khi gặp hai quan chức cấp cao của Việt Nam, chiều tối ngày
27/2, Tổng thống Trump sẽ đến khách sạn Metropole ở trung tâm thủ đô Hà
Nội để hội đàm và ăn tối với lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un.
Việt Nam lâu nay đã được các quan chức Mỹ coi là một hình mẫu cho Bắc Hàn trong mối quan hệ được cho là "biến thù thành bạn".
Chính
quyền Hà Nội bình thường hóa bang giao với quốc gia cựu thù Hoa Kỳ năm
1995 sau nhiều thập kỷ sóng gió trong quan hệ song phương, và chính sách
đổi mới đã mang lại nhiều đột phá trong nền kinh tế, theo giới quan
sát.
Hồi
đầu tháng này, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino đã
ngỏ lời cám ơn Việt Nam, quốc gia ông coi là "người bạn thân thiết của
Mỹ", vì "sự hào phóng khi đăng cai hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai”
giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim.
Viễn Đông
(VOA)
Không có nhận xét nào