Trường hợp mất tích đột ngột của
blogger Trương Duy Nhất tại Thái Lan tiếp tục thu hút sự chú ý, không
chỉ của các tổ chức nhân quyền, mà còn của giới truyền thông.
Bình luận "Horror of the disappeared" trên tờ Bangkok Post ngày 11/2 |
Bài bình luận "Horror of the disappeared" trên tờ Bangkok Post ngày 11/2 cho thấy rõ điều đó.
"Các
trường hợp bị mất tích đột ngột của những nhà bất đồng chính trị tiếp
tục chồng chất. Trường hợp mới nhất vậy xảy ngay giữa ban ngày, bên
trong một trung tâm mua sắm nổi tiếng ở Bangkok. Trương Duy Nhất, một
nhà báo và blogger nổi tiếng ở Việt Nam, đã bị bắt và lôi kéo ra khỏi
trung tâm mua sắm Future Park. Ông vừa đăng ký thông tin cá nhân và xin
tị nạn qua văn phòng tị nạn của Liên Hiệp Quốc." Bangkok Post viết.
Và vạch ra:
"Vụ
mất tích của ông (Trương Duy Nhất) vào ngày 26 tháng 1 đã nhận được sự
im lặng thường thấy từ các chính phủ liên quan. Nhân chứng về vụ bắt cóc
ông Nhất đã được tìm thấy và phỏng vấn - nhưng không phải bởi chính
quyền Thái Lan hay các nhà ngoại giao Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ
công dân nước mình."
Bình
luận "Horror of the disappeared" được đưa ra sau khi blogger Trương
Duy Nhất đã mất tích gần 2 tuần rưỡi, và các tổ chức quốc tế đã lên
tiếng ròng rã hơn một tuần lễ, nhưng cả hai chính quyền, đặc biệt là
chính quyền Việt Nam vẫn một mực im lặng.
Không
chỉ nhắc đến Trương Duy Nhất, bài bình luận của Bangkok Post còn đơn
cử trường hợp của nhà xuất bản Quế Dân Hải (Gui Minhai) một người bất
đồng chính kiến với Trung Quốc người Thụy Điển gốc Hoa.
Theo
Bangkok Post, việc ông Quế Dân Hải bị bắt khi ông rời căn hộ tại
Pattaya vào tháng 10 năm 2015, được thu lại trong CCTV, nhưng cả hai
chính quyền Thái Lan và Trung Quốc lúc đó vẫn tuyên bố không biết
chuyện gì đã xẩy ra, mặc dù vài tháng sau đó, người ta thấy ông Quế
Dân Hải bị giam giữ tại một nhà tù Trung Quốc.
"Những
vụ bắt cóc người Việt Nam và Trung Quốc làm phật lòng chính phủ của họ
tại Thái Lan là một dấu ấn đen tối đối với chế độ." Bangkok Post khẳng
định.
Và kết luận:
"Chúng
ta phải hy vọng rằng vụ bắt cóc ông Nhất ở Bangkok sẽ mang lại những
phản hồi dễ chấp nhận hơn từ các nhân viên chính phủ và an ninh. Ông
Nhật rõ ràng là nạn nhân của một chế độ Việt Nam ngày càng không khoan
dung và bạo lực, nơi hàng loạt các nhà nhà báo đã bị tống vào tù chỉ vì
các bài báo đơn thuần chỉ trích Hà Nội hoặc hành động của chính quyền
địa phương."
Bài bình luận được chia sẻ khá rộng rãi trong giới đấu tranh. Và phản hồi dưới đây được nhiều hưởng ứng nhất:
"Đừng
kỳ vọng bất cứ điều gì từ một chính phủ không ngần ngại loại bỏ các
đối thủ cả bên trong lẫn bên ngoài lãnh thổ của họ..."
Nhưng những người chia sẻ bài viết cũng có cái nhìn lạc quan hơn:
"Cho dù tình hình tệ đến đâu, ngày nào những bài bình luận như này còn tồn tại, chúng ta vẫn còn có thể nuôi hy vọng."
(BBC)
Không có nhận xét nào