Header Ads

  • Breaking News

    Tại sao Người Buôn Gió ‘thạo tin’ vụ Trương Duy Nhất ‘mất tích’ ở Thái Lan?

    LTS: Future Park Rangsit là một Siêu thị lớn nhất của hãng Robinson tại tỉnh Pathumthani, chứ không phải là một công viên. Vì thế chuyện An ninh việt cộng chụp bao tải vô đầu Trương Duy Nhất đem đi là chuyện không thể nào thực hiện được. Siêu thị này rất đông ngườivà lực lượng Security vào hàng bậc nhất ở Thaland thì không thể có chuyện bắt cóc như thế được...

    Báo Thái Lan đăng hình ông Trương Duy Nhất và trung tâm thương mại nghi là nơi ông bị bắt giữ. (Hình: Bangkok Post)

    BANGKOK, Thái Lan – Một ngày sau khi hãng Reuters và nhiều báo quốc tế đồng loạt dẫn lời Thiếu Tướng Surachate Hakparn, cục trưởng Cục Di Trú Thái Lan nói rằng cơ quan này “tiến hành điều tra vụ ông Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok”, theo tìm hiểu của Nhật báo Người Việt, vẫn chưa có tin xác thực về việc ông Nhất “bị Tổng Cục 2 Tình Báo Quân Đội bắt giữ.”

    Trước đó, blogger và cũng là nhà báo tự do Trương Duy Nhất được cho là đã đến Văn Phòng Cao Ủy Về Người Tị Nạn của Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ở Bangkok hôm 25 Tháng Giêng để xin quy chế tị nạn và kể từ thời điểm đó, gia đình và người thân bặt tin về ông.

    Thiếu Tướng Hakparn khẳng định không tìm thấy dữ liệu nhập cảnh vào Thái Lan của ông Nhất và nhà chức trách nước này đang tiến hành điều tra liệu ông có nhập cảnh bất hợp pháp hay không cũng như làm rõ điều gì đã xảy ra đối với ông.

    Cùng thời điểm, blogger Người Buôn Gió, tức Facebooker Thanh Hieu Bui đưa tin ông Nhất “bị Tổng Cục 2 Tình Báo Quân Đội bắt giữ” và rằng có ba đồng hương biết vị trí của ông Nhất trước lúc ông này bị bắt là nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền, ông Cao Lâm và một người có bút danh Kami.

    Ông Trương Duy Nhất (trái) và nhà báo Huy Đức trong ngày ông Nhất ra tù hôm 26 Tháng Năm, 2015, sau hai năm thi hành án. (Hình: Facebook Dương Đại Triều Lâm)

    Nhật báo Người Việt được biết là cả ba người nêu trên đều tỏ vẻ không hài lòng khi bị ông Thanh Hiếu “lôi kéo” vào vụ này vì họ “không có lợi ích gì để liên can”. Ông Quyền là nhà hoạt động đang trong tình trạng “tạm lánh” ở Bangkok vì cùng vụ án với nhà hoạt động Hoàng Bình (đang thọ án 14 năm tù ở Việt Nam). Ông cũng được cho là có liên hệ chặt chẽ với tổ chức VOICE.

    Trong lúc ông Cao Lâm theo lời ông Thanh Hiếu thì “được đánh giá là người tốt, giúp đỡ những người tị nạn rất nhiều, kể cả những vấn đề liên quan đến sứ quán Việt Nam”. Người có bút danh Kami được biết là một trong các cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do.

    Việc ông Thanh Hiếu nhanh nhẩu đưa tin vụ bắt giữ ông Nhất khiến người ta nhớ lại chuyện blogger này cũng là người đầu tiên đưa tin ông Phan Văn Anh Vũ, tức ‘Vũ Nhôm’ khi đang mắc kẹt tại Singapore và bị CSVN gây áp lực đòi dẫn độ hồi cuối năm 2017.

    Vậy thì có mối liên hệ nào giữa ông Thanh Hiếu và các ông ‘Vũ Nhôm’, ông Nhất? Có suy đoán cho rằng phần lớn những thông tin về tình hình giới chức Đà Nẵng đấu đá nhau, vụ của ông ‘Vũ Nhôm’… trên trang cá nhân của ông Thanh Hiếu đều là do ông Nhất, một người nắm rõ tình hình Đà Nẵng “cung cấp”. Nguyên do là những thông tin đó được cho là ông Nhất “không tiện” đăng trên trang cá nhân của ông vì mức độ “nhạy cảm”, do ông đang sống ở Việt Nam trước khi tạm lánh qua Bangkok hồi Tháng Giêng, 2019.

    Hotel Tissaraporn Resident, 50/9 Moo.2 Tambon Kukot Tambon Lam Luk Ka, Pathum Thani 12130, Thailand. Nô*i ơ/ của ông Trương Duy Nhất và nơi ông mất tích tại đây...

    Ngoài ra, cũng có suy đoán, nếu ông Nhất thật sự bị CSVN bắt thì không phải với tội danh liên quan đến an ninh quốc gia hay bất đồng chính kiến, mà vì sai phạm đất đai liên quan đến ông ‘Vũ Nhôm’. Hồi giữa thập niên 1990, ông Nhất từng làm phái viên thường trú tại miền Trung của báo Đại Đoàn Kết.

    Trong khi đó, nhà báo Hoàng Hải Vân, từng công tác tại báo Thanh Niên, tiết lộ trên trang cá nhân rằng ngôi nhà 82 Trần Quốc Toản ở Đà Nẵng, “biệt thự lộng lẫy” của ông ‘Vũ Nhôm’ trước khi ông này bị bắt nguyên là nhà công sản được chính quyền thành phố Đà Nẵng bán lại cho Báo Đại Đoàn Kết để làm văn phòng đại diện theo một quyết định của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đà Nẵng ký hồi Tháng Giêng, 2004. Những bí ẩn của vụ hóa phép tòa soạn báo thành biệt thự cá nhân đến nay chưa được làm rõ.

    Trong một diễn biến khác, vụ “mất tích” của ông Nhất đặt chính quyền Thái Lan vào thế kẹt ngoại giao ngay trước kỳ bầu cử dự trù diễn ra vào trung tuần Tháng Ba, 2019. Sự việc xảy ra không lâu sau vụ một cô gái tị nạn Saudi “cố thủ” ở Bangkok suýt bị chính quyền Thái Lan trục xuất vào Tháng Giêng, và phiên tòa xử một cầu thủ bóng đá Bahrain có nguy cơ sắp bị dẫn độ.

    Việc mật vụ, nhân viên an ninh Việt Nam hoạt động tại Thái Lan là điều có thể hiểu được sau khi chính phủ hai nước ráo riết tăng cường việc hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực từ kinh tế đến an ninh quốc gia. Báo Tin Tức của Thông Tấn Xã Việt Nam hồi Tháng Tám, 2018 cho hay, ông Tô Lâm, Bộ Trưởng Công An đón tiếp Đại Tướng Wanlop Rugsanaoh, tổng thư ký Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Thái Lan tại Hà Nội và hai bên “nhất trí thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược hai nước ngày càng thực chất, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị, an ninh.”


    Người Việt

    Không có nhận xét nào