Hiện tượng trải chiếu ngồi party ngay
trên cao tốc vắng hoe phía Bắc và các tuyến đường cao tốc cũng như quốc
lộ phía Nam lại không có chỗ để len chân, rộ lên mấy ngày nay đã cho
thấy được nhiều vấn đề bất cập về đầu tư hạ tầng.
Tại sao Miền Nam ít cao tốc hơn phía Bắc? |
Thực
ra, vấn đề này rất nhiều người nhìn ra, họ đi nhiều, quan sát nhiều và
thấy rõ các cao tốc phía Bắc như Hà Nội – Lào Cai,… vắng hoe, thu như
vậy thì không biết chừng nào mới lấy lại được vốn.
Trong
khi các tuyến phía Nam, thu hàng tỷ đồng mỗi ngày là việc bình thường.
Chớp mắt một cái, cao tốc Trung Lương đã hoàn thành xong nhiệm vụ và bàn
giao. Long Thành – Dầu Giây thì thu với con số khủng khiếp.
Lướt sơ qua comment bình luận của nhiều bạn, rất nhiều lý do được đưa ra.
Người
cho rằng do đặc thù địa lý sông ngòi kênh rạch nhiều, nền đất yếu, làm
cao tốc có cầu, chi phí sẽ tăng cao nên các doanh nghiệp ngại vấn đề
này…
Người
cho rằng một số lãnh đạo các địa phương phía Nam cũng có những quan
điểm và tâm tư riêng, dân cầu đường phía Bắc vào, rất khó làm việc nếu
không phải là những người đi nhiều, từng trải, có suy nghĩ đa chiều,
hoặc đã từng làm việc ở phía Nam nhiều chục năm trời.
Về
doanh nghiệp, doanh nhân phía Nam, không phải họ không đủ lực làm nhưng
họ lại không ưa quá nhiều thủ tục rườm rà và tệ hại hơn cả là cách lý
luận vòng vo, của các bộ ngành chủ quản tại Hà Nội. Phải bay ra, bay vào
liên tục nhiều khi chỉ để hoàn thành 1 bước phê chuẩn. Với họ, như vậy
là đi ăn xin, không phải là sự cộng tác.
Có
nhiều bạn còn hài hước ví von rằng nếu như phía Nam là một ông chồng
doanh nhân khoáng đạt thì phía Bắc lại như một bà vợ tiết kiệm tới mức
keo kiệt chỉ biết vơ vào. Gia đình không thống nhất được hướng đi đúng
nên ai làm gì mặc ai. Phát triển không được chính là chỗ ấy.
Còn
nhiều vấn đề khác. Đúng sai, khoan hãy vội bàn. Nhưng một thực tế có
thể thấy rõ là vùng trọng điểm kinh tế phía Nam của cả nước, cái nôi của
xuất khẩu nông sản thực phẩm cũng như dẫn top đầu về thu ngân sách đang
thiếu đường sá đi lại trầm trọng.
Một
điều tất yếu, quản trị là không thể cào bằng. Người tạo ra nhiều của
cải vật chất cho xã hội hơn, đương nhiên phải được đãi ngộ tốt hơn, đặc
biệt hơn.
Không
phải tự nhiên, chính quyền Bắc Kinh dồn toàn lực hạ tầng cho Thượng
Hải. Rất nhanh chóng, họ vươn lên và ngấp nghé vượt qua HongKong về
nhiều mặt. Tạo đà để Thượng Hải tự phát triển thành 1 trung tâm kinh tế
có thứ hạng trên thế giới. Chính sách mà Trung Quốc dành cho Thượng Hải
không khác gì Thâm Quyến hay Hongkong.
Nói
một cách bình dị hơn, truyền thống hơn, trong một gia đình, cha mẹ sáng
suốt thường đầu tư cho đứa con biết nghĩ, biết làm và có trách nhiệm.
Khi thành công, chính đứa con ấy sẽ kéo anh em lên theo. Không chia đều
tài sản ra cho những đứa con hư hỏng, làm phân tán dẫn tới suy yếu nguồn
lực tài chính để phát triển.
Lúc
cao điểm, cụm liên kết Sài Gòn, Bình Dương và Đồng Nai luôn tập trung
số lượng người của cả Bắc, Trung, Nam một cách cao độ. Ở đủ tất cả mọi
ngành nghề và tạo nên một cụm kinh tế mạnh mẽ, sôi động và đa dạng nhất
quốc gia.
Về
kinh tế, đầu tư vào chỗ đông dân, nhiều khách hàng thì vòng vốn xoay
nhanh hơn, tất yếu lợi nhuận sẽ nhiều hơn và tạo sự thặng dư kinh tế
luôn bền vững. Nhưng, không hiểu sao, họ lại không làm thế.
Cũng
không phải tự nhiên mà họ bàn tới vấn đề tự quyết cho Sài Gòn. Cho Sài
Gòn có 1 cơ chế đặc thù để phát triển. Tự hoạch định mọi mặt về giáo
dục, kinh tế, xã hội và nhiều lĩnh vực khác.
Có lẽ, họ đã nhận ra sự khác nhau rất rõ ràng của 2 vùng kinh tế Bắc, Nam mà xưa nay vốn dĩ luôn ngộ nhận giống nhau.
Khác
về mọi thứ, từ khí hậu, địa lý, tới phong tục tập quán lẫn cách nghĩ,
cách làm mà quản trị như nhau thì phát triển làm sao? Bao nhiêu năm,
tuyên truyền đã cố vo tròn làm 1 mà có được đâu.
Thượng
tầng quản trị theo kiểu “sĩ phu bắc hà” còn hạ tầng kinh tế thì theo
hướng “doanh nhân Sài Gòn”, như thế bao giờ mới thành một quốc gia mạnh
mẽ và phát triển? Mà cũng chẳng có quốc gia nào có cách quản trị quái gở
đến thế.
Nguyễn Tuấn Anh
(FB Nguyễn Tuấn Anh)
Không có nhận xét nào