Công ty CP Gang thép Thái Nguyên là
một trong những đại dự án trở thành đại án bởi đội vốn, thất thoát, thua
lỗ hàng ngàn tỷ đồng. Các loại sai phạm, những số liệu cụ thể tại dự án
này đã được thanh tra chính phủ phanh phui sau hơn 2 năm trường kỳ
“khai quật” tại dự án này. Thời gian thanh tra kéo dài hơn 720 ngày,
điều đó cho thấy những “quả đấm thép” một thời của nền kinh tế Việt Nam
là hang ổ của tham nhũng, lợi ích nhóm.
Ông Nguyễn Tấn Dũng thời còn làm thủ tướng (giữa) và Hoàng Trung Hải. Ảnh: ANTĐ |
Dự
án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 (TISCO) của công ty CP Gang thép Thái
Nguyên có tổng mức đầu tư được phê duyệt 3.843 tỷ đồng. Sau đó, giống
như chuyện viễn tưởng, dự án này được chính phủ cho phép đội vốn lên đến
8.104 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi. Nuốt hết hàng ngàn tỷ đồng nhưng dự án
này hoàn toàn tê liệt và “đắp chiếu” từ năm 2013 đến nay, hiện thời chỉ
riêng lãi vay ngân hàng mỗi ngày phải trả hơn 1 tỷ đồng.
Dự
án này (cũng như các đại dự án ngàn tỷ thua lỗ khác) phát sinh trong
giai đoạn chính phủ do Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu. Người quyết định cho dự
án này đội vốn hơn gấp đôi (tăng thêm 4.300 tỷ đồng) là một phó thủ
tướng, tay chân đắc lực của Nguyễn Tấn Dũng. Trong văn bản kết luận sai
phạm tại dự án này, thanh tra chính phủ đã chỉ ra thủ phạm. Khi công bố
trước ba quân thiên hạ, thanh tra chính phủ chỉ nói chung chung “thủ
phạm “ấy là một phó thủ tướng. Qua sự đối chiếu thông tin có căn cứ,
không khó nhận ra “thủ phạm” nói trên là ai. (Sẽ nói ở phần sau).
Đội
vốn (tăng thêm hơn 4.300 tỷ đồng) tại dự án TISCO diễn ra đúng quy
trình: cấp dưới làm văn bản “xin”, trình qua văn phòng chính phủ (nơi
này dày đặc cửa, chồng chất khóa), tiếp theo lấy ý kiến các ngành liên
quan, sau đó thủ tướng hoặc phó thủ tướng quyết định. Dự án đội vốn
thành đại án này diễn ra theo quy trình như vậy. Nhiều năm trước, những
sai phạm tày trời bị che lấp, nhiều người, nhất là người trong cuộc,
đinh ninh sự thật đã được chôn lấp.
Cái
kim nằm trong mớ giẻ rách lâu ngày đã lòi ra. Tiêu tốn hơn 2 năm để tìm
kiếm sự thật, thanh tra chính phủ đã bóc trần nhiều mờ ám tại dự án
này, và lôi ra ánh sáng đối tượng quyết định cho đội vốn tăng thêm hơn
4.300 tỷ đồng.
Sau
khi nhận được văn bản của văn phòng chính phủ về việc lấy ý kiến điều
chỉnh tăng vốn cho TISCO, các ngành liên quan đều có văn bản phúc đáp và
tỏ rõ chính kiến không đồng tình. Thay vì tiếp thu ý kiến đúng đắn của
các ngành, phó thủ tướng chính phủ đã phớt lờ, nói đúng hơn là bất chấp,
hạ bút ký văn bản (số 2339) trong đó khẳng định “thực hiện dự án với
tổng mức đầu tư điều chỉnh 8.104 tỷ đồng”.
Chỉ
ra “thủ phạm” nguyên là phó thủ tướng chính phủ nhưng thời-thế đã khác,
cho nên thanh tra chính phủ đưa ra kết luận chắc nịch: Ban hành văn bản
cho phép TISCO tăng vốn (hơn gấp đôi) là trái với luật đầu tư. Chỉ vì
phó thủ tướng chính phủ coi trời bằng vung, riêng phi vụ này, hơn 4000
tỷ đồng trôi sông trôi biển để rồi chảy vào túi quan tham.
Trong
phi vụ đại án này, nguyên thủ tương Nguyễn Tấn Dũng không thể vô can,
nếu Nguyễn Tấn Dũng không gật đầu đồng ý, nguyên phó thủ tướng nằm mơ
cũng không dám làm cái việc động trời như vậy. Là kẻ đại tham lam, cầm
đầu bọn ăn không trừ một thứ gì, Nguyễn Tấn Dũng đời nào để cho thuộc
cấp ném tiền qua cửa sổ vô tội vạ như vậy.
Án tại hồ sơ. Trọng chứng hơn trọng cung. Chứng cứ chắc nịch như vậy chạy đâu cho thoát.
Sau
khi ban hành kết luận thanh tra tại TISCO, thanh tra chính phủ đã
chuyển hồ sơ 4 vụ việc có dấu hiệu hình sự cho Bộ Công an để điều tra xử
lý theo quy định của pháp luật. Không chỉ có vậy, thanh tra chính phủ
còn chuyển kết luận thanh tra đến ủy ban kiểm tra trung ương đảng để cơ
quan này xem xét và kiến nghi cấp trên xử lý những đối tượng có sai phạm
thuộc diện quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Phó
thủ tướng được nhắc đến trong kết luận của thanh tra chính phủ là ai?
Thời kỳ đó, dưới trướng của Nguyễn Tấn Dũng, chính phủ có 4 phó thủ
tướng. Mảng công nghiệp, xây dựng thuộc phần “cai quản” của phó thủ
tướng Hoàng Trung Hải (trước đó là Bộ trưởng Bộ Công nghiệp). Khi ngồi
ghế phó thủ tướng, Hoàng Trung Hải là cánh tay nối dài của Nguyễn Tấn
Dũng, gây ra không ít đại họa cho nền kinh tế, trong đó không thể quên
đại họa Fomosa Hà Tĩnh.
Nguyên
phó thủ tướng Vũ Văn Ninh (trước đó là Bộ trưởng Bộ Tài chính) phụ
trách mảng tài chính, ngân hàng. Khi đương chức, thời bộ trưởng bộ tài
chính, cũng như sau đó ngoi lên phó thủ tướng, Vũ Văn Ninh ngoan ngoãn
trở thành công cụ của Nguyễn Tấn Dũng, tạo ra những “quả đấm thép”, đại
án như Vinashin…
Phó
thủ tướng ký văn bản cho phép TISCO đội vốn tăng thêm hơn 4000 tỷ đồng
(được nhắc đến trong kết luận của thanh tra chính phủ) chỉ có một trong
hai, hoặc là Hoàng Trung Hải, hoặc là Vũ Văn Ninh. Nguyên phó thủ tướng
Vũ Văn Ninh đã nghỉ hưu. Sau phi vụ động trời nói trên, nguyên phó thủ
tướng Hoàng Trung Hải thăng hạng, vào Bộ Chính trị, hiện là Bí thư Thành
ủy Hà Nội.
Xử
lý cán bộ có sai phạm là không có vùng cấm, không xử lý theo kiểu dưới
nặng trên nhẹ. Trung ương, trước hết là bác Trọng, nhiều lần khẳng định
như vậy.
Sai
phạm tại dự án TISCO đặc biệt nghiêm trọng, có cả tổ chức và cá nhân,
trong đó “đầu têu” nguyên là phó thủ tướng chính phủ. Hãy chờ xem bác
Trọng xử lý vụ việc này như thế nào.
Bá Tân
(Tiếng Dân)
Không có nhận xét nào