Thông báo mới nhất từ Ngoại trưởng
Đức Heiko Maas vào ngày 20/2/2019 cho thấy cuộc đàm phán về vụ Trịnh
Xuân Thanh giữa Việt Nam và Đức đã một lần nữa nhuốm chút hy vọng ‘phục
hồi quan hệ đối tác chiến lược’ giữa hai nước - quan hệ mà Nhà nước Đức
đã tuyên bố tạm ngừng vô thời hạn vào tháng 9 năm 2017 - 2 tháng sau khi
ra thông báo phản đối Việt Nam cho mật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay
tại Berlin.
Phạm Bình Minh trong một sự kiện đón tiếp Ngoại Trưởng Canada tại Hà Nội. |
Sẽ phải trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức?
Sau
khi kết thúc cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, Bộ
Ngoại giao Đức đã ra một bản tin và một Thông cáo báo chí, trong đó Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao Đức Heiko Maas đã nhấn mạnh mối quan tâm của ông
đến một sự hợp tác chặt chẽ dựa trên sự tôn trọng các giá trị chung:
“Trong
thời gian qua đã có những khác biệt có thể nhận thấy rõ rệt giữa Đức và
Việt Nam – đặc biệt là vì vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh
ở Berlin. Hôm nay chúng tôi đã trao đổi với nhau về việc chúng tôi có
thể điều chỉnh lại mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức
như thế nào và làm sao có thực chất trở lại. Theo quan điểm của chúng
tôi, một quan hệ đối tác chiến lược cũng bao gồm sự tôn trọng các giá
trị chung, đặc biệt là tôn trọng nhân quyền phổ quát”. (Thoibao.de)
Cách nói mở đường của Maas cho thấy nhiều khả năng Phạm Bình Minh đã hứa hẹn ‘Việt Nam sẽ trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức’.
Tuy
nhiên theo thông tin từ phía Bộ Ngoại giao Đức và được giới truyền
thông quốc tế đưa tin, trước đây Việt Nam cũng đã hứa hẹn không dưới một
lần về ‘Việt Nam sẽ trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức’, nhưng sau đó bặt
tăm.
Sẽ đặt nhân quyền ưu tiên trong quan hệ đối tác chiến lược?
Vào
tháng 11 năm 2017, lần đầu tiên phía Đức bắn tiếng ‘phục hồi quan hệ
đối tác chiến lược’, cùng lúc với quá trình đàm phán vụ Trịnh Xuân Thanh
tưởng đâu đã có lối ra. Nhưng sau đó phía Việt Nam lại ngậm miệng và
tất cả chìm vào bóng tối.
Vào
lần này - lần đầu tiên mà cấp bộ trưởng ngoại giao như Phạm Bình Minh
công cán đến Đức kể từ vụ khủng hoảng Trịnh Xuân Thanh, những điều kiện
cho triển vọng phục hồi đối tác chiến lược đã không còn dễ thở như năm
2017.
Một
từ ngữ đặc biệt mà Ngoại trưởng Đức Heiko Maas dùng là ‘điều chỉnh’
trong quan hệ đối tác chiến lược, nếu quan hệ này được phục hồi. Điều đó
có nghĩa là sẽ có những thay đổi, thậm chí là thay đổi đáng kể về nội
dung quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Một
trong những thay đổi đó đã lộ diện ngay trong thông báo của ông Maas:
“Theo quan điểm của chúng tôi, một quan hệ đối tác chiến lược cũng bao
gồm sự tôn trọng các giá trị chung, đặc biệt là tôn trọng nhân quyền phổ
quát“.
Hoàn
toàn có thể hiểu rằng kể từ nay trở đi và chỉ sau khi Trịnh Xuân Thanh
được trao trả lại cho Đức, quan hệ đối tác chiến lược mới được đàm phán
lại, nhưng sẽ được bổ sung vào đó ít nhất nội dung nhân quyền.
Cũng
hoàn toàn có thể hiểu rằng với vai trò một quốc gia có tác động mạnh mẽ
nhất tới Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến số phận EVFTA (Hiệp định
thương mại tự do châu Âu - Việt Nam), Đức cũng như EU đều đang đặc biệt
quan ngại về những vi phạm nhân quyền trầm trọng của chính quyền Việt
Nam, và cả EU lẫn Đức đã chuyển quan điểm từ ‘EVFTA trước, nhân quyền
sau’ sang ‘nhân quyền trước, EVFTA sau’. Có đến hai bằng chứng gần nhất
và rõ nhất của quan điểm mới mẻ này: vào giữa tháng 11 năm 2019, lần đầu
tiên nghị viện châu Âu tung ra một bản nghị quyết lên án Việt Nam vi
phạm nhân quyền với nội dung rất rộng và sâu, lời lẽ rất cứng rắn; và
vào tháng 2 năm 2019, Hội đồng châu Âu đã thẳng tay quyết định hoãn vô
thời hạn việc phê chuẩn EVFTA khiến chính quyền Việt Nam ‘mất ăn’ khi
tưởng như đã nuốt trôi mọi thứ.
Sẽ đàm phán lại EVFTA?
Không
chỉ đàm phán lại quan hệ đối tác chiến lược, mà “Hiệp định Thương mại
Tự do EU – Việt Nam có thể sẽ phải đàm phán trở lại. Chúng tôi cũng thúc
đẩy cho việc kết thúc nhanh chóng các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương
mại Tự do EU-Việt Nam” - Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nói.
Đây
là thông tin về lộ trình mới nhất cho EVFTA hiện ra sau khi hiệp định
này bị hoãn và khiến cho hy vọng của giới chóp bu Việt Nam về một ‘EVFTA
sắp được ký kết, phê chuẩn và thông qua’ mòn mỏi theo ngày tháng. Đức,
với tư cách là đầu tàu kinh tế và chính trị ở châu Âu, cũng như có quyền
quyết định lớn nhất trong việc có thông qua EVFTA hay không, không còn
nghi ngờ gì nữa, đang quyết định lộ trình cần phải có của hiệp định này
cũng những điều kiện then chốt mà chính quyền Việt Nam bắt buộc phải
tuân thủ. Thông điệp của Đức cũng là thông điệp của EU.
Hiệp
định EVFTA đã được phía Việt Nam đàm phán từ những năm 2013 và đã được
hoàn tất đàm phán vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, hiệp định này đã phải
trải qua đến hai năm rưỡi cho giai đoạn rà soát pháp lý, trong khi những
hiệp định cùng loại chỉ mất từ 6 tháng đến 1 năm.
Vào
tháng 10 năm 2018, tại trụ sở của EU ở Brusells đã diễn ra một cuộc
điều trần EVFTA - nhân quyền, với kết quả là Ủy ban châu Âu đã cho Việt
Nam ‘qua cầu’ và làm tờ trình cho Hội đồng châu Âu, để hội đồng này
quyết định phê chuẩn EVFTA.
Theo
lịch trình trước đây của EU, nếu EVFTA được Hội đồng châu Âu phê chuẩn
và nhận dược sự ủng hộ của Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu (một cơ
quan tham mưu rất quan trọng của Nghị viện châu Âu về các hiệp định
thương mại), EVFTA sẽ được đưa ra Nghị viện châu Âu để xem xét bỏ phiếu
thông qua vào tháng 5 năm 2019. Tuy nhiên, giớp chóp bu Việt Nam chỉ
muốn ăn sẵn và ăn ngay đã bị một cú sốc thình lình khi nhân quyền - yếu
tố mà trước đây chỉ là một điều kiện không ưu tiên trong EVFTA và bị
chính quyền Việt Nam xem thường, đã trở nên chính yếu và tạo ra cú
knock-out hoãn EVFTA ngày vào lúc Hà Nội sắp mở tiệc ăn mừng ‘thoát
nạn’.
Thông
báo của Ngoại trưởng Đức Heiko Maas về khả năng ‘đàm phán lại’ EVFTA
cũng có nghĩa là sẽ chẳng có cuộc họp nào của Hội đồng châu Âu vào tháng
3 năm 2019 để phê chuẩn hiệp định này, và càng không có cuộc họp chuyên
biệt nào của Nghị viện châu Âu vào tháng 5 năm 2019 để bỏ phiếu thông
qua EVFTA.
Mà
phía Việt Nam sẽ phải quay lại gần như điểm xuất phát của nó: ngồi vào
bàn đàm phán với EU, nhưng trước hết là với một số nước quan trọng trong
khối EU, để chỉ nói về… nhân quyền.
Từ
trước và sau cuộc điều trần EVFTA - nhân quyền tại Brusells vào tháng
10 năm 2019, chính quyền Việt Nam đã và vẫn chưa có bất kỳ cải thiện
nhân quyền nào dù chỉ mang tính tượng trưng hay mang tính đối phó. Thậm
chí chính quyền này vẫn tiếp tục bắt bớ những người bất đồng chính kiến
và đàn áp các cuộc biểu thị lòng yêu nước của người dân phản đối Trung
Quốc.
Phạm Chí Dũng
(Blog VOA)
Không có nhận xét nào