Vào những ngày sát Tết, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường bãi bỏ một số nội dung liên quan đến quy trình kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu. Liệu việc này có tạo cơ hội cho phế liệu, rác thải công nghệ tràn ngập Việt Nam?
Việc ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo loại bỏ một số nội dung về quy trình kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu, vì thời gian qua, các cảng lớn của Việt Nam như Hải Phòng, Cát Lái, Thị Vải, Cái Mép tồn đọng hàng ngàn container phế liệu nhập khẩu, gây khó khan và thiệt hại cho doanh nghiệp.
Khi trả lời báo chí, đại diện một số doanh nghiệp cho rằng, việc hàng ngàn container phế liệu bị chậm thông quan là do doanh nghiệp bị quá nhiều phía “hành”. Ngoài một phần trách nhiệm nhỏ của Cảng vụ, thì trách nhiệm chính thuộc về Tổng cục Hải quan và Bộ Tài nguyên - Môi trường. Tuy nhiên, hai cơ quan này cứ đùn đẩy trách nhiệm và đổ lỗi cho nhau.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu Thị trường Giá cả, khi trả lời chúng tôi cũng nhìn nhận tình trạng gây phiền hà nhũng nhiễu để trục lợi:
“Cái đó là hoàn toàn chuẩn xác, rất đúng, cái thứ nhất là vì lợi ích nhóm ở đây, thứ hai là vụ lợi, cái thứ ba là gây phiền hà nhũng nhiễu để buộc họ hối lộ cho mình.”
Ngoài ra, Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, số lượng phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam năm 2018 là 9.254.300 tấn, tăng hơn 1.308.100 tấn so với năm 2017. Nguyên nhân lượng phế liệu nhựa nhập khẩu vào Việt Nam gia tăng đột biến trong 6 tháng đầu năm 2018, được các chuyên gia cho rằng, là do Trung Quốc có chủ trương cấm nhập khẩu phế liệu. Cụ thể, bắt đầu từ 01/01/2019, Trung Quốc bổ sung thêm 8 loại phế liệu không được phép nhập khẩu, tăng từ 24 lên 32 loại. Ngoài ra, Malaysia gần như cắt giảm hầu hết danh mục phế liệu được phép nhập khẩu vào quốc gia này.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do nhân dịp Tết Kỷ Hợi, Giáo sư, Tiến Sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng bộ tài nguyên môi trường nhận xét về tình trạng này:
“Đấy là một quá trình cũng có thay đổi chính sách nhất định, cũng có những lúc Việt Nam yêu cầu không được nhập phế thải, tức là những phế thải có thể được sử dụng cho một khâu nào đó, một ngành nào đó, nhưng cũng có lúc lại xả ra, lại chấp nhận. Đấy là trong quá trình lịch sử dài. Nhưng chúng ta cũng thấy rằng, cái gì là được, cái gì là không được mới là quan trọng. Thì cái việc mà tồn đọng ở các cảng thì tôi cho rằng, cũng do các cái thay đổi chính sách trong cả quá trình lịch sử vừa rồi cũng có thể gây ra.”
Việt Nam hiện đang đứng trong top đầu về xả thải rác ra đại dương, chưa kể việc tồn đọng rác xảy ra khắp nơi, vì vậy Nhà báo Mai Quốc Ấn, người quan tâm về vấn nạn môi trường tại Việt Nam, khi viết trên trang cá nhân của ông cho rằng, chắc chắn Việt Nam không hề thiếu nguyên liệu tái chế. Theo ông, là do việc phân loại rác từ nguồn đã không được làm tốt. Đặc biệt tình trạng độc quyền xử lý rác bằng công nghệ chôn lấp lạc hậu gây... ô nhiễm bị thao túng nghiêm trọng.
Theo Nhà báo Mai Quốc Ấn, nhập khẩu phế liệu cũng đồng nghĩa với nhập khẩu thêm ô nhiễm, thêm bệnh tật, thêm cả áp lực an sinh xã hội sau đó. Ông cũng cho rằng nhập khẩu rác cũng chính là đi ngược lại với thông điệp không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Hiện có hơn 24 ngàn container phế liệu chưa thông quan tại các cảng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Nhưng nếu bỏ bớt một số nội dung liên quan đến quy trình kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu để giải tỏa ách tắt, thì sẽ có bao nhiêu phế liệu kém chuẩn tràn vào Việt Nam? Ngoài phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, còn có thể có tình trạng nhiều loại công nghệ lạc hậu theo đó tràn vào Việt Nam.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, Tạ Cao Minh, Giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng và sáng tạo công nghệ Đại học Bách khoa Hà Nội, hiện nay việc nhập công nghệ rất là phổ biến, bởi vì ở Việt Nam gần như là chưa phát triển, cái gì cũng cần nhập. Ông nói tiếp:
“Đúng là ở Việt Nam có nhiều công nghệ nhập về bị lỗi mốt. Thế thì làm thế nào để cải thiện tình hình và kiểm soát được nó? Trước hết chúng ta phải có nguồn thông tin từ hai phía, một là nội tạng của chúng ta, chúng ta phải hiểu công nghệ ấy là như thế nào? Thứ hai là cần một đơn vị nào đó ở bên ngoài để người ta đưa ra các ý kiến, đánh giá một cách khách quan, thì nó tốt hơn.”
Giáo sư, Tiến Sĩ Đặng Hùng Võ cho rằng, không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài đưa công nghệ lạc hậu vào, mà cả doanh nghiệp Việt Nam mua của nước ngoài thì cũng diễn ra trong thời gian vừa qua khá nhiều. Tuy vừa qua chính phủ Việt Nam cũng có những chính sách về vấn đề công nghệ, là phải kiểm tra rất chặt trong quá trình phát triển công nghệ, theo định hướng 4.0. Đây có thể nói là một định hướng rõ ràng khẳng định Việt Nam không chấp nhận công nghệ lạc hậu. Tuy nhiên ông Đặng Hùng Võ cũng nhìn nhận, trên thực tế tình trạng nhập công nghệ lạc hậu vẫn diễn ra ở doanh nghiệp này hay doanh nghiệp kia.
Giáo sư Đặng Hùng Võ đề nghị giải pháp:
"Song song với quá trình kiểm soát nhập phế thải thì nhập công nghệ vào cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ. Tôi cho rằng, Việt Nam hiện nay cũng trên con đường đưa được các bước kiểm soát việc nhập công nghệ rất là chặt và đều có kiểm tra của bên Bộ khoa học công nghệ. Hy vọng việc thực thi pháp luật vốn được coi là chưa tốt ở Việt Nam, thì trong thời gian tới sẽ tốt hơn, và hiệu quả thực thi pháp luật sẽ cao hơn.”
Trước đây từng xảy ra tình trạng rác thải được nhập ồ ạt vào Việt Nam, khi đó việc ngăn chặn hành động này để bảo vệ môi trường cũng ảnh hưởng luôn đến việc nhập khẩu phế liệu của một số ngành sản xuất. Nay lại tháo gỡ một số quy định để thông quan nguyên liệu phế thải, thì lại phát sinh lo ngại rác thải có thể được nhập ồ ạt vào Việt Nam. Đây là câu hỏi khó trả lời dành cho các nhà quản lý chính sách của Việt Nam. Liên quan vấn đề này, Giáo sư Đặng Hùng Võ cho biết:
“Tôi cho rằng, cuối cùng mà nói thì chúng ta phải giữ những khâu nào được gọi là kiểm soát chặt, và cũng cần thiết đơn giản hóa thủ tục hành chính. Miễn là chúng ta có thể đánh giá được cái nào (tiêu chuẩn kiểm tra) là cái phải loại bỏ, tức là không được đưa vào và cái nào nên đưa vào. Những điều theo ý tưởng của các nhà quản lý thì tôi cho rằng nếu chúng ta làm tốt những khâu còn giữ lại để kiểm soát chặt, đồng thời đơn giản hóa hay loại bỏ những khâu mang tính thủ tục, mà không có hiệu quả quản lý, thì tôi cho rằng tư duy ấy cũng là tốt.”
Nhưng giáo sư Võ cũng đưa ra cảnh báo, về việc có thể xảy ra tình trạng các doanh nghiệp nhập khẩu cũng lợi dụng chính sách để có thể vụ lợi cho hoạt động của mình, nên đã đi ngược với chính sách.
Và như lời nhà báo Mai Quốc Ấn gởi đến Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng, rác ở quốc gia mình rất nhiều, đừng để Việt Nam thành một quốc gia có ‘vị thế’ vừa là nơi chứa rác của nước khác vừa là thủ phạm xả rác ra môi trường chung toàn cầu thì thật đáng xấu hổ.
Trung Khang
RFA
Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe |
Khi trả lời báo chí, đại diện một số doanh nghiệp cho rằng, việc hàng ngàn container phế liệu bị chậm thông quan là do doanh nghiệp bị quá nhiều phía “hành”. Ngoài một phần trách nhiệm nhỏ của Cảng vụ, thì trách nhiệm chính thuộc về Tổng cục Hải quan và Bộ Tài nguyên - Môi trường. Tuy nhiên, hai cơ quan này cứ đùn đẩy trách nhiệm và đổ lỗi cho nhau.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu Thị trường Giá cả, khi trả lời chúng tôi cũng nhìn nhận tình trạng gây phiền hà nhũng nhiễu để trục lợi:
“Cái đó là hoàn toàn chuẩn xác, rất đúng, cái thứ nhất là vì lợi ích nhóm ở đây, thứ hai là vụ lợi, cái thứ ba là gây phiền hà nhũng nhiễu để buộc họ hối lộ cho mình.”
Cái gì là được, cái gì là không được mới là quan trọng, việc mà tồn đọng ở các cảng thì tôi cho rằng do các cái thay đổi chính sách trong cả quá trình lịch sử vừa rồi cũng có thể gây ra
-GS Đặng Hùng Võ
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do nhân dịp Tết Kỷ Hợi, Giáo sư, Tiến Sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng bộ tài nguyên môi trường nhận xét về tình trạng này:
“Đấy là một quá trình cũng có thay đổi chính sách nhất định, cũng có những lúc Việt Nam yêu cầu không được nhập phế thải, tức là những phế thải có thể được sử dụng cho một khâu nào đó, một ngành nào đó, nhưng cũng có lúc lại xả ra, lại chấp nhận. Đấy là trong quá trình lịch sử dài. Nhưng chúng ta cũng thấy rằng, cái gì là được, cái gì là không được mới là quan trọng. Thì cái việc mà tồn đọng ở các cảng thì tôi cho rằng, cũng do các cái thay đổi chính sách trong cả quá trình lịch sử vừa rồi cũng có thể gây ra.”
Việt Nam hiện đang đứng trong top đầu về xả thải rác ra đại dương, chưa kể việc tồn đọng rác xảy ra khắp nơi, vì vậy Nhà báo Mai Quốc Ấn, người quan tâm về vấn nạn môi trường tại Việt Nam, khi viết trên trang cá nhân của ông cho rằng, chắc chắn Việt Nam không hề thiếu nguyên liệu tái chế. Theo ông, là do việc phân loại rác từ nguồn đã không được làm tốt. Đặc biệt tình trạng độc quyền xử lý rác bằng công nghệ chôn lấp lạc hậu gây... ô nhiễm bị thao túng nghiêm trọng.
Theo Nhà báo Mai Quốc Ấn, nhập khẩu phế liệu cũng đồng nghĩa với nhập khẩu thêm ô nhiễm, thêm bệnh tật, thêm cả áp lực an sinh xã hội sau đó. Ông cũng cho rằng nhập khẩu rác cũng chính là đi ngược lại với thông điệp không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, Tạ Cao Minh, Giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng và sáng tạo công nghệ Đại học Bách khoa Hà Nội, hiện nay việc nhập công nghệ rất là phổ biến, bởi vì ở Việt Nam gần như là chưa phát triển, cái gì cũng cần nhập. Ông nói tiếp:
“Đúng là ở Việt Nam có nhiều công nghệ nhập về bị lỗi mốt. Thế thì làm thế nào để cải thiện tình hình và kiểm soát được nó? Trước hết chúng ta phải có nguồn thông tin từ hai phía, một là nội tạng của chúng ta, chúng ta phải hiểu công nghệ ấy là như thế nào? Thứ hai là cần một đơn vị nào đó ở bên ngoài để người ta đưa ra các ý kiến, đánh giá một cách khách quan, thì nó tốt hơn.”
Giáo sư, Tiến Sĩ Đặng Hùng Võ cho rằng, không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài đưa công nghệ lạc hậu vào, mà cả doanh nghiệp Việt Nam mua của nước ngoài thì cũng diễn ra trong thời gian vừa qua khá nhiều. Tuy vừa qua chính phủ Việt Nam cũng có những chính sách về vấn đề công nghệ, là phải kiểm tra rất chặt trong quá trình phát triển công nghệ, theo định hướng 4.0. Đây có thể nói là một định hướng rõ ràng khẳng định Việt Nam không chấp nhận công nghệ lạc hậu. Tuy nhiên ông Đặng Hùng Võ cũng nhìn nhận, trên thực tế tình trạng nhập công nghệ lạc hậu vẫn diễn ra ở doanh nghiệp này hay doanh nghiệp kia.
Giáo sư Đặng Hùng Võ đề nghị giải pháp:
Song song với quá trình kiểm soát nhập phế thải thì nhập công nghệ vào cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ.
-GS Đặng Hùng Võ
Trước đây từng xảy ra tình trạng rác thải được nhập ồ ạt vào Việt Nam, khi đó việc ngăn chặn hành động này để bảo vệ môi trường cũng ảnh hưởng luôn đến việc nhập khẩu phế liệu của một số ngành sản xuất. Nay lại tháo gỡ một số quy định để thông quan nguyên liệu phế thải, thì lại phát sinh lo ngại rác thải có thể được nhập ồ ạt vào Việt Nam. Đây là câu hỏi khó trả lời dành cho các nhà quản lý chính sách của Việt Nam. Liên quan vấn đề này, Giáo sư Đặng Hùng Võ cho biết:
“Tôi cho rằng, cuối cùng mà nói thì chúng ta phải giữ những khâu nào được gọi là kiểm soát chặt, và cũng cần thiết đơn giản hóa thủ tục hành chính. Miễn là chúng ta có thể đánh giá được cái nào (tiêu chuẩn kiểm tra) là cái phải loại bỏ, tức là không được đưa vào và cái nào nên đưa vào. Những điều theo ý tưởng của các nhà quản lý thì tôi cho rằng nếu chúng ta làm tốt những khâu còn giữ lại để kiểm soát chặt, đồng thời đơn giản hóa hay loại bỏ những khâu mang tính thủ tục, mà không có hiệu quả quản lý, thì tôi cho rằng tư duy ấy cũng là tốt.”
Nhưng giáo sư Võ cũng đưa ra cảnh báo, về việc có thể xảy ra tình trạng các doanh nghiệp nhập khẩu cũng lợi dụng chính sách để có thể vụ lợi cho hoạt động của mình, nên đã đi ngược với chính sách.
Và như lời nhà báo Mai Quốc Ấn gởi đến Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng, rác ở quốc gia mình rất nhiều, đừng để Việt Nam thành một quốc gia có ‘vị thế’ vừa là nơi chứa rác của nước khác vừa là thủ phạm xả rác ra môi trường chung toàn cầu thì thật đáng xấu hổ.
Trung Khang
RFA
Không có nhận xét nào